Việt Nam Tiếp Tục Tăng Hạng Trong Xếp Hạng Chỉ Số đổi Mới Sáng Tạo ...
Có thể bạn quan tâm
Công khai kết luận Thanh tra
Display content menu Display portlet menu- Công khai kết luận Thanh tra
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau. Chịu trách nhiệm: Ban biên tập Trang thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ Địa chỉ: 263 - Đường Trần Hưng Đạo - Phường 5 - TP. Cà Mau. Điện thoại: 0290.3837128 - Fax: 0290.3815540
Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu Giới thiệu Giới thiệu chung Chức năng nhiệm vụ Cơ cấu tổ chức Lãnh đạo cơ quan Đơn vị trực thuộc Thông tin liên hệ cán bộ có thẩm quyền Tin tức - Sự kiện Hoạt động của Sở Kinh tế - Xã hội Sức khỏe - Đời sống Khoa học - Công nghệ Chuyển giao Công nghệ Thông tin chỉ đạo, điều hành Chỉ đạo, điều hành Thông báo Lịch làm việc Hoạt động nhiệm vụ KHCN Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Thông báo về việc nộp Hồ sơ nhiệm vụ khoa học và công nghệ Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ được phê duyệt Kết quả nghiệm thu dự án, đề tài nghiên cứu khoa học Thông tin Đề tài, Dự án Thông tin tuyên truyền Mục kết quả tiếp công dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo Chuyên mục pháp luật về doanh nghiệp Chương trình họp Công khai ngân sách Thông tin về nhãn hiệu hàng hóa Lấy ý kiến đóng góp Chuyên mục KH&CN Chuyên mục Báo Cà Mau Chuyên mục Đài PTTH Cà Mau Văn bản Khoa học và Công nghệ Lĩnh vực hoạt động KHCN Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ Lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Lĩnh vực An toàn bức xạ và Hạt nhânLiên kết Website
Display content menu Display portlet menu- Liên kết Website
Công khai kết luận Thanh tra
Display content menu Display portlet menu- Công khai kết luận Thanh tra
Thống kê truy cập
Display content menu Display portlet menu- Thống kê truy cập
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Việt Nam tiếp tục tăng hạng trong xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu
20/07/2018 08:51   Màu chữ Cỡ chữChỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu (Global Innovation Index, gọi tắt là GII) là một bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực ĐMST của các quốc gia, được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp với Viện INSEAD, Pháp và Đại học Cornell, Hoa Kỳ. Việt Nam có điểm số cao trong cả 7 trụ cột đánh giá Năm 2018, việc tính toán chỉ số GII có thay đổi về phương pháp, cụ thể là thay đổi về số lượng chỉ số, nội hàm chỉ số và phương pháp tính toán chỉ số. GII 2018 với 21 nhóm chỉ số và 80 tiểu chỉ số vẫn được chia thành 7 trụ cột chính với 5 trụ cột đầu vào là: Thể chế vĩ mô, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Thị trường và Môi trường kinh doanh và 2 trụ cột đầu ra là: Sản phẩm tri thức và công nghệ, Sản phẩm sáng tạo. Theo báo cáo vừa được tổ chức WIPO công bố, chỉ số GII năm 2018 của Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng 02 bậc, lên vị trí 45 trên 126 quốc gia/nền kinh tế được xếp hạng. Thứ hạng này đã cải thiện 14 bậc so với xếp hạng năm 2016. Quan trọng hơn, Việt Nam có điểm số cao trong cả 7 trụ cột, đều cao hơn mức trung bình. Kết quả chỉ số GII năm 2018 là minh chứng quan trọng cho kết quả chỉ đạo quyết liệt, toàn diện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia. Cụ thể, Thể chế vĩ mô tiếp tục được cải thiện đáng kể, điển hình như chỉ số về Nâng cao hiệu quả Thực thi pháp luật tăng mạnh từ hạng 74 lên hạng 57; Chỉ số về Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện tăng 10 bậc. Nhóm chỉ số về Trình độ thị trường tiếp tục có sự cải thiện với chỉ số về Tín dụng tiếp tục tăng từ hạng 17 lên hạng 15. Những chỉ số này thể hiện sự chỉ đạo và những giải pháp của Chính phủ trong việc đảm bảo kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, cùng các giải pháp tập trung vào giảm lãi suất cho vay bình quân của hệ thống ngân hàng thương mại, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng định hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhóm chỉ số về Trình độ kinh doanh tăng 7 bậc, là nhóm có sự cải thiện thứ hai sau Thể chế. Trong đó, đáng kể nhất là chỉ số Chi cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp tăng 23 bậc lên thứ 13, chỉ số Chi cho nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp tăng 4 bậc lên thứ 48, và chỉ số Hợp tác Đại học và Doanh nghiệp tăng 17 bậc lên thứ 59. Đây đều là những yêu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển dựa trên hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) và đổi mới sáng tạo (ĐMST). Đặc biệt, với chỉ số mới về sáng tạo trực tuyến là chỉ số Tạo ứng dụng di động, một chỉ số về phát triển kinh tế số, Việt Nam được xếp hạng 16, thay cho vị trí thứ 52 về tải video lên youtube của năm 2017. Những kết quả rất khích lệ này cho thấy những đột phá trong chỉ đạo quyết liệt, toàn diện của Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ, tạo ra những kết quả rất cụ thể, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hệ thống đổi mới, thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra nhu cầu để doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhanh hơn, mạnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia. Kết quả chỉ số GII năm 2018 cho thấy Việt nam đã đạt được hoặc gần đạt được các chỉ tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2020 tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP. Đánh giá về sự thăng hạng của Việt Nam về Chỉ số ĐMST, ông Sacha Wunsch- Wincent, chuyên gia cao cấp của WIPO trả lời phóng viên Thông tấn xã Việt Nam cho biết, trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam nổi lên là một quốc gia đặc biệt vì 2 lí do, trước hết Việt Nam là quốc gia liên tục thăng hạng trong bảng xếp hạng ĐMST toàn cầu, thứ 2 Việt Nam liên tục được đánh giá là hoạt động nổi bật trong sự đổi mới phục vụ sự phát triển kinh tế. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có sự chỉ đạo từ cấp Thủ tướng với một Nghị quyết thành lập một nhóm chuyên viên đặc biệt, một Bộ, Ban, ngành khác nhau để cùng thúc đẩy chính sách ĐMST. Để tiếp tục cải thiện thứ hạng trong chỉ số ĐMST một cách bền vững, Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST, trong đó, đặc biệt lưu ý cải thiện các nhóm chỉ số về môi trường kinh doanh, thị trường vốn và đầu tư, ứng dụng tri thức và công nghệ. Ngoài việc tiếp tục duy trì và nâng cao những kết quả đã được trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất một số giải pháp tập trung cải thiện những chỉ số mà Việt Nam đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm trong những năm gần đây, cụ thể: Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả thực thi của các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về cải thiện thế chế, đặc biệt là Nghị quyết 01, Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ, đến tất cả các cấp bộ, ngành, địa phương. Trong đó, tập trung khắc phục những hạn chế về Tạo thuận lợi giải quyết phá sản doanh nghiệp, Tạo điều kiện thuận lợi cho khởi sự kinh doanh và Cải thiện chất lượng các quy định pháp luật. Thứ hai, xây dựng, trọng dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật mạnh, kết hợp đồng thời biện pháp động viên, khuyến khích và đặt yêu cầu trở lại. Trong đó, cần quan tâm đầu tư, phát triển các trường đại học theo định hướng nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng nghiên cứu và hợp tác quốc tế. Thứ ba, tái cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh với định hướng nâng cao hàm lượng nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, tạo ra nhiều hơn các việc làm thâm dụng tri thức trong bối cảnh hiện nay Việt nam đang tích cực, chủ động tiếp cận cuộc các mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0). Thứ tư, tiếp tục coi doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống ĐMST quốc gia cùng với các giải pháp nâng cao năng lực ĐMST và hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải là chủ thể đi đầu trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Cụ thể, cần tập trung quan tâm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học đăng ký sáng chế, hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản trí tuệ. Thứ năm, có những giải pháp tăng cường các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường công nghiệp văn hoá toàn cầu. Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn có 07 chỉ số chưa có dữ liệu để đánh giá (trong đó có 03 chỉ số liên quan tới giáo dục) và 09 chỉ số có dữ liệu chưa cập nhật. Về vấn đề này Bộ KH&CN đã đôn đốc các bộ, cơ quan có liên quan, đồng thời đã có tiếp xúc, trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cùng tìm giải pháp khắc phục. Theo đề xuất của Bộ KH&CN, tại Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư “chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đưa một số chỉ số về đổi mới sáng tạo vào thống kê quốc gia, thực hiện thống kê theo định kỳ”. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu và các bộ, cơ quan khác để có giải pháp cụ thể cho vấn đề này. Bài, ảnh: PV (Nguồn: truyenthongkhoahoc.vn)
Chia sẻ In Lên trênCác tin khác
- (26/01/2022)
- (12/01/2022)
- (31/08/2021)
- (30/07/2021)
- (06/07/2021)
- (28/05/2021)
- (28/05/2021)
- (26/04/2021)
- (14/04/2021)
- (14/04/2021)
Trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hình dịch bệnh Covid-19, những ngày qua, các quán kinh doanh ăn, uống tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được công bố cấp độ 2 trở lên đã mở cửa, phục vụ nhu cầu khách hàng ăn uống tại chỗ. Chủ các quán kỳ vọng dịp Tết Nguyên đán năm nay sẽ là thời điểm để thúc đẩy kích cầu tiêu dùng, tăng doanh thu sau thời gian nghỉ vì dịch bệnh.
Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2019 (Đề án 100), đã đạt được những bước khởi đầu về truy xuất nguồn gốc hàng hóa tại Việt Nam.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau xử lý việc đăng tải các văn bản lên mạng xã hội không đúng quy định.
Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ ban hành, nhằm hỗ trợ người lao động (NLÐ) và người sử dụng lao động (NSDLÐ) gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho NLÐ.
Tỉnh Cà Mau đang đề ra mục tiêu từ năm 2022 trở đi mỗi năm tăng trưởng 20% tỷ lệ hồ sơ được số hóa ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã.
Đứng trước tình hình đại dịch Covid-19 được dự báo phức tạp và kéo dài, các bộ, ngành thống nhất về nội dung phối hợp trong năm 2021 của Chương trình phối hợp hành động phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn III (gọi tắt là Chương trình 168 giai đoạn III) sẽ tập trung sửa đổi Luật, Nghị định liên quan đến sở hữu trí tuệ, đồng thời rà soát, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho một số sản phẩm nông sản chủ lực tại một số địa phương; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể liên quan về SHTT và xử lý hành vi vi phạm…
Sáng ngày 13/5/2021, Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân cùng các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị bầu cử số 1 và ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 – 2026, đơn vị bầu cử số 4 có buổi gặp gỡ, tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử tại xã Trí Phải và Trí Lực, huyện Thới Bình.
(CMO) Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh trong quý I vẫn đạt mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Theo nhận định của ngành nông nghiệp, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đang tiếp tục là đòn bẩy cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hồi phục ở một số thị trường; dự báo năm 2021 xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh có thể đạt trên 1,1 tỷ USD.
(CMO) Sau thời gian chuẩn bị, chiều 31/3, tại "thủ phủ" tôm Việt Nam (Cà Mau), Liên minh tôm sạch Việt Nam (VSSA) chính thức được hình thành, đồng thời công bố Bản chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2025. Đến dự có ông Lê Văn Sử - Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch VSSA; ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng Công ty Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú, Phó Chủ tịch VSSA…
Trang đầu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | Trang cuối |
Hình ảnh hoạt động;hinhanhhoatdong
Display content menu Display portlet menu- Hình ảnh hoạt động
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
- ${title}${badge}
Từ khóa » Chỉ Số Gii
-
Cập Nhật Về Chỉ Số Đổi Mới Sáng Tạo Toàn Cầu (GII) Của Việt Nam đến 2021
-
GII Là Gì? Đến Năm 2030, Chỉ Số đổi Mới Sáng Tạo Toàn Cầu Của Việt ...
-
Chỉ Số đổi Mới Sáng Tạo Toàn Cầu 2021: Việt Nam Dẫn đầu Nhóm Các ...
-
Giới Thiệu Báo Cáo Chỉ Số GII Năm 2020 Và Kết Quả Của Việt Nam
-
Việt Nam Tăng 2 Bậc Về Chỉ Số đổi Mới Sáng Tạo Toàn Cầu - Chi Tiết Tin
-
Tụt 2 Bậc, Việt Nam Xếp Thứ 44 Về Chỉ Số đổi Mới Sáng Tạo Toàn Cầu ...
-
Nhiều Chỉ Số đổi Mới Sáng Tạo Của Việt Nam Tăng Vượt Bậc
-
GII - Cổng Thông Tin
-
Việt Nam Tăng 3 Bậc Xếp Hạng Chỉ Số đổi Mới Sáng Tạo Toàn Cầu
-
Sổ Tay Hướng Dẫn Chỉ Số Đổi Mới Sáng Tạo Toàn Cầu Năm 2020
-
Chỉ Số đổi Mới Sáng Tạo Toàn Cầu (Global Innovation Index, Gọi Tắt Là ...
-
Việt Nam đang Bắt Kịp đà Tăng Chỉ Số đổi Mới Sáng Tạo Trên Thế Giới
-
Chỉ Số Bất Bình đẳng Giới – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sẽ Tính điểm đổi Mới Sáng Tạo ở Các địa Phương