Việt Nam Trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất - Wikipedia

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.
Đông Dương thuộc Pháp năm 1913
Loạt bàiLịch sử Việt Nam Bản đồ Việt Nam

Thời tiền sử

Hồng Bàng

An Dương Vương

Bắc thuộc lần I (207 TCN – 40)   Nhà Triệu (207 – 111 TCN)
Hai Bà Trưng (40 – 43)
Bắc thuộc lần II (43 – 541)   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương (541 – 602)
Bắc thuộc lần III (602 – 905)    Mai Hắc Đế    Phùng Hưng
Tự chủ (905 – 938)    Họ Khúc    Dương Đình Nghệ   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 – 967)   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 – 980)
Nhà Tiền Lê (980 – 1009)
Nhà Lý (1009 – 1225)
Nhà Trần (1225 – 1400)
Nhà Hồ (1400 – 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 – 1427)    Nhà Hậu Trần    Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
   Nhà Lê sơ (1428 – 1527)
Nhà Lê trung hưng(1533 – 1789) Nhà Mạc (1527 – 1592)
Trịnh–Nguyễnphân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 – 1802)
Nhà Nguyễn (1802 – 1945)    Pháp thuộc (1887 – 1945)   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1975)    Việt Nam Dân chủ Cộng hòa    Quốc gia Việt Nam    Việt Nam Cộng hòa    Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)

Xem thêm

  • Vua Việt Nam
  • Nguyên thủ Việt Nam
  • Các vương quốc cổ
  • Niên biểu lịch sử Việt Nam
sửa
  • x
  • t
  • s
Chiến tranh có hỗ trợ từ Việt Nam
Xiêm-Campuchia • Pháp-Thanh (1884-1885) • Thế chiến thứ I (1914-1918) • Thế chiến thứ II (1939-1945) • Pháp-Nhật (1940) • Pháp-Nhật (1945) • Campuchia (1970-1975) • Lào (1954-1975) • Lào (1975-nay) • Lào-Thái (1987-1988)

Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là một giai đoạn ngắn trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914 đến khi cuộc chiến này kết thúc vào năm 1918. Đối với phong trào giải phóng dân tộc tại Việt Nam, cuộc chiến này đánh dấu sự xuất hiện của một thế hệ những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam với những tên tuổi nổi bật như Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc... Thế hệ này là gạch nối giữa những nhà yêu nước Việt Nam tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và những nhà hoạt động chính trị hiện đại xuất hiện trong thập niên 1920.

Trong khi cố gắng khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân lực của Đông Dương để phục vụ cho Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp dùng vũ lực trấn áp tất cả hoạt động chính trị đòi độc lập ở Việt Nam. Việt Nam là một trong những thuộc địa có đóng góp nhiều nhất về nhân lực, vật lực và tài lực cho Đế quốc Pháp. Rất nhiều lính người Việt bị Pháp bắt tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ở châu Âu. Có thể món ăn phở xuất hiện khoảng năm 1910-1912, ngay trước khi những người di cư bị bắt ép đầu tiên từ Việt Nam đặt chân đến Pháp để giúp "mẫu quốc" đẩy lùi sự xâm lược của Đức trong chiến tranh.

Sự tham chiến của Pháp khiến hàng chục ngàn người Việt Nam bị cưỡng bức chiến đấu và lao dịch ở châu Âu, dẫn đến nhiều cuộc nổi loạn khắp cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Có đến 48.922 lính chiến và 48.981 lính thợ người Việt bị cưỡng chế khỏi những làng mạc và bị đưa sang châu Âu chiến đấu cho Pháp trong chiến tranh. Trong đó, 92.411 người tham chiến ở châu Âu, 5.492 người bị Pháp đưa sang vùng Viễn Đông Nga để hợp với liên quân 14 nước tấn công nước Nga Xô Viết. Họ bị chính quyền Đông Dương cưỡng ép nhập ngũ, và hàng ngàn đã tử trận trong trận Somme (1916), gần bờ biển Bỉ và rất nhiều nữa hy sinh ở chiến trường Trung Đông đẫm máu. Tính đến tháng 7-1919, chỉ có 11.518 người từ chiến trường châu Âu trở về, số còn lại đã chết, mất tích hoặc không hồi hương nữa. Nguyễn Ái Quốc gọi đó là "thuế máu" mà người Việt phải trả cho thực dân Pháp.

Ngoài ra, Việt Nam còn phải đóng góp tới 184 triệu đồng bạc Franc dưới hình thức vay nợ (thời đó, khoản tiền 184 triệu Franc là khoản tiền khổng lồ) và 336.000 tấn lương thực, thực phẩm, nông lâm sản các loại như: cao su, đậu tây, gỗ, lúa, ngô, thịt, trứng,... Những gánh nặng kinh tế này đè nặng lên vai người Việt khiến cho người Việt Nam bất mãn. Thêm nữa, nền nông nghiệp Việt Nam còn đang gặp khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh từ 1914 đến 1917. Hơn 30.000 người Việt Nam đã chết trong cuộc chiến và 60.000 bị thương. Người dân Việt Nam còn bị buộc phải chịu thêm nhiều sưu cao thuế nặng để tài trợ chiến tranh cho Pháp.

Trải qua những sự tiếp xúc với người châu Âu, vài người đã có nhận thức chính trị về sự tự trị của quốc gia và đấu tranh cách mạng. Do thiếu mất một tổ chức thống nhất toàn quốc, hoạt động đấu tranh vì độc lập dân tộc tại Việt Nam dù mãnh liệt nhưng vẫn thất bại và không tận dụng được lợi thế khi Pháp đang gặp khó khăn do chiến tranh để thực hiện bất kỳ cuộc nổi dậy đáng chú ý nào. Hoạt động của những người có học thức không mang lại kết quả trong khi những lực lượng xã hội mới vẫn chưa đủ mạnh để thúc đẩy những cuộc đấu tranh quy mô lớn.

Nhiều cuộc nổi loạn chống thực dân bộc phát tại Việt Nam nhưng bị triều đình nhà Nguyễn dập tắt nhờ vào sự hỗ trợ của Pháp. Năm 1916, vua Duy Tân xuất cung tham gia cuộc nổi dậy do Thái Phiên và Trần Cao Vân tổ chức. Người Pháp được mật báo kế hoạch nổi dậy nên đã bắt giam và xử chém những người lãnh đạo cuộc nổi dậy. Vua Duy Tân bị truất ngôi và bị đày ra đảo Réunion ở Ấn Độ Dương. Một trong những cuộc nổi dậy hữu hiệu nhất năm 1916 là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên ở miền Bắc. Khoảng 300 binh lính người Việt đã nổi dậy, phóng thích và cấp súng ống cho 200 tù binh chính trị cùng vài trăm dân địa phương. Nghĩa quân đánh chiếm và làm chủ Thái Nguyên trong nhiều ngày liền, với hy vọng được tiếp viện bởi Trung Quốc Quốc Dân Đảng. Khi không ai đến giúp họ, Pháp đã đánh chiếm lại Thái Nguyên và truy bắt hầu hết các nghĩa quân.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trân, Claire Thi Liên (2022). “Indochina”. Trong Ute Daniel; Peter Gatrell; et al. (biên tập). 1914–1918 Online: International Encyclopedia of the First World War. Freie Universität Berlin. doi:10.15463/ie1418.11594.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Regions > Indochina | 1914–1918 Online: International Encyclopedia of the First World War.
Hình tượng sơ khai Bài viết lịch sử này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Việt Nam trong thế kỷ XX
  • Đệ nhất Thế chiến
  • Giữa hai cuộc chiến tranh
  • Đệ nhị Thế chiến
  • Chiến tranh Đông Dương
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Thời bao cấp
  • Đổi Mới
  • x
  • t
  • s
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Châu Âu – Trung Đông – Châu Phi – Châu Á-Thái Bình Dương – Đại Tây Dương – Địa Trung Hải
Tham chiến
Phe Hiệp ướcĐế quốc Nga/Chính phủ Lâm thời Nga • Đế quốc Pháp: Pháp, Việt Nam • Đế quốc Anh: Anh, Úc, Canada, Ấn Độ, New Zealand, Newfoundland, Nam Phi • Ý • Romania • Hoa Kỳ • Serbia • Bồ Đào Nha • Trung Quốc • Nhật Bản • Bỉ • Montenegro • Hy Lạp • Armenia • Brazil
Phe Liên minhĐế quốc Đức • Đế quốc Áo-Hung • Đế quốc Ottoman • Bulgaria
Diễn biến
Trước chiến tranhCách mạng Mexico (1910–1920) • Chiến tranh Ý – Thổ Nhĩ Kỳ (1911–1912) • Chiến tranh Balkan lần thứ nhất (1912–1913) • Chiến tranh Balkan lần thứ hai (1913)
Mở mànNguyên nhân sâu xa • Vụ ám sát Đại vương công Franz Ferdinand • Khủng hoảng Tháng Bảy
1914Trận Biên giới Bắc Pháp • Trận Cer • Trận sông Marne lần thứ nhất • Trận Tannenberg • Trận Lemberg • Trận hồ Masuren lần thứ nhất • Trận Kolubara • Trận Sarikamish • Cuộc chạy đua ra biển • Trận Ypres lần thứ nhất • Hưu chiến đêm Giáng sinh
1915Trận Ypres lần thứ hai • Chiến dịch Gallipoli • Trận Isonzo • Đại Rút lui • Chiếm Serbia • Cuộc vây hãm Kut
1916Chiến dịch Erzerum • Trận Verdun • Chiến dịch tấn công hồ Naroch • Trận Asiago • Trận Jutland • Trận Somme • Cuộc tổng tấn công của Brusilov • Chiếm Romania
1917Baghdad thất thủ • Hoa Kỳ tham chiến • Trận Arras thứ hai • Cuộc tổng tấn công của Kerensky • Trận Ypres thứ ba • Trận Caporetto • Trận Cambrai
1918Hiệp định đình chiến Erzincan • Hòa ước Brest-Litovsk • Tổng tấn công Mùa xuân • Tổng tấn công Một trăm ngày • Tổng tấn công Meuse-Argonne • Trận Baku • Trận Megiddo • Trận Vittorio Veneto • Đình chiến với Đức • Đình chiến với Đế quốc Ottoman
Các sự kiện khácBạo loạn Maritz (1914–1915) • Angola (1914–1915) • Âm mưu Hindu–Đức (1914–1919) • Khởi nghĩa Ireland (1916) • Cách mạng Nga (1917) • Nội chiến Phần Lan (1918)
Sau chiến tranhNội chiến Nga (1917–1921) • Chiến tranh giành độc lập Ukraina (1917–1921) • Chiến tranh Armenia–Azerbaijan (1918–1920) • Chiến tranh Georgia–Armenia (1918) • Cách mạng và can thiệp tại Hungary (1918–1920) • Cách mạng Đức (1918–1919) • Chiến tranh Hungary-Romania (1918–1919) • Khởi nghĩa Wielkopolska (1918–1919) • Chiến tranh giành độc lập Estonia (1918–1920) • Chiến tranh giành độc lập Latvia (1918–1920) • Chiến tranh giành độc lập Lithuania (1918–1920) • Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ ba (1919) • Chiến tranh Ba Lan–Ukraina (1918–1919) • Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919–1921) • Chiến tranh giành độc lập Ireland (1919–1921) • Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ và Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ (1919–1923) • Chiến tranh Ba Lan-Lithuania (1920) • Nga Xô viết xâm lược Georgia (1921) • Nội chiến Ireland (1922–1923)
Khía cạnh khác
Tổng quanGiao tranh quân sự • Hải chiến • Không chiến • Ném bom chiến lược • Mật mã • Sử dụng ngựa • Hơi độc • Đường xe lửa • Khoa học kỹ thuật • Chiến tranh chiến hào • Chiến tranh toàn diện • Danh sách các cựu binh sống sót của Chiến tranh thế giới thứ nhất
Các ảnh hưởng/Tội ác chiến tranhThương vong • Bệnh cúm Tây Ban Nha • Vụ thảm sát Bỉ • Dân Ottoman: (Diệt chủng Armenia • Diệt chủng Assyria • Diệt chủng Hy Lạp) • Phụ nữ • Văn học
Hiệp ước/Hòa ướcChia cắt đế quốc Ottoman • Sykes-Picot • St.-Jean-de-Maurienne • Pháp-Armenia • Damascus • Hội nghị hòa bình Paris • Hòa ước Brest-Litovsk • Hòa ước Lausanne • Hòa ước London • Hòa ước Neuilly • Hòa ước St. Germain • Hòa ước Sèvres • Hòa ước Trianon • Hòa ước Versailles
Kết quảHậu quả • "Mười bốn Điểm" • Hội Quốc Liên
Thể loại  • Chủ đề • Dự án Từ điển •  Thông tin •  Danh ngôn •  Văn kiện và tác phẩm •  Hình ảnh và tài liệu •  Tin tức

Từ khóa » Kết Cục Của Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất Lớp 8