Viết Phương Trình Dao động điều Hòa_ Xác định Các đặc Trưng Của ...
Có thể bạn quan tâm
Viết phương trình dao động điều hòa
Xác định các đặc trưng của dao động điều hòa
Dạng này tác giả trình bày các nội dung sau:
1.Phương pháp giải
2. Bài tập mẫu
3. Bài tập tự luyện.
I – Phương pháp 1:(Phương pháp truyền thống)
* Chọn hệ quy chiếu:
- Trục Ox ……… - Gốc tọa độ tại VTCB
- Chiều dương ………. - Gốc thời gian ………
* Phương trình dao động có dạng: x = Acos(ωt + φ) cm
* Phương trình vận tốc: v = -ωAsin(ωt + φ) cm/s
* Phương trình gia tốc: a = -ω2Acos(ωt + φ) cm/s2
1 – Tìm ω
* Đề cho: T, f, k, m, g, ∆l0
- ω = 2πf = \(\frac{2\pi }{T}\), với T = \(\frac{\Delta t}{N}\), Với N: Tổng số dao động trong thời gian Δt
Nếu là con lắc lò xo:
nằm ngang treo thẳng đứng
ω =\(\sqrt{\frac{k}{m}}\), (k: N/m ; m: kg) ω = \(\sqrt{\frac{g}{\Delta l_{0}}}\), khi cho \(\Delta l_{0}=\frac{mg}{k}=\frac{g}{\omega ^{2}}\) .
Đề cho x, v, a, A: ω = \(\frac{v}{\sqrt{A^{2}-x^{2}}}=\sqrt{\frac{a}{x}}=\sqrt{\frac{\left | a_{max} \right |}{A}}=\frac{\left | v_{max} \right |}{A}\)
2 – Tìm A
* Đề cho: cho x ứng với v => A = \(\sqrt{x^{2}+(\frac{v}{\omega })^{2}}\)
- Nếu v = 0 (buông nhẹ) => A = x
- Nếu v = vmax => x = 0 => A =\(\frac{\left | v_{max} \right |}{\omega }\)
* Đề cho: amax => A =\(\frac{\left | a_{max} \right |}{\omega ^{2}}\) * Đề cho: chiều dài quĩ đạo CD => A = \(\frac{CD}{2}\) .
* Đề cho: lực Fmax = kA. => A = \(\frac{F_{max}}{k}\) * Đề cho: lmax và lmin của lò xo =>A =\(\frac{l_{max}-l_{min}}{2}\) .
* Đề cho: W hoặc \(W_{dmax}\) hoặc \(W_{tmax}\) =>A = \(\sqrt{\frac{2W}{k}}\).Với W = Wđmax = Wtmax =\(\frac{1}{2}kA^{2}\).
* Đề cho: lCB,lmax hoặc lCB, lmim ÞA = lmax – lCB hoặc A = lCB – lmin.
II – Bài tập mẫu
Bài 1: Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 4cm và T = 2s. Chọn gốc thời gian là lúc vật qua VTCB theo chiều dương của quỹ đạo. Phương trình dao động của vật là:
A. x = 4cos(2πt - π/2)cm. B. x = 4cos(πt - π/2)cm.
C. x = 4cos(2πt + π/2)cm. D. x = 4cos(πt + π/2)cm.
Giải: ω = 2πf = π. và A = 4cm
=> loại B và D.
t = 0: x0 = 0, v0 > 0: \(\Rightarrow 0=cos\varphi ;v_{0}=-A\omega sin\varphi > 0\Rightarrow \varphi =\pm \frac{\pi }{2}; sin\varphi < 0\)
chọn φ = -π/2 => x = 4cos(2πt - π/2)cm.
=>Chọn: A
Bài 2: Một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 4cm với f = 10Hz. Lúc t = 0 vật qua VTCB theo chiều dương của quỹ đạo. Phương trình dao động của vật là:
A. x = 2cos(20πt + π/2)cm. B. x = 2cos(20πt - π/2)cm.
C. x = 4cos(20t - π/2)cm. D. x = 4cos(20πt + π/2)cm.
Giải:ω = 2πf = π. và A = MN /2 = 2cm
=>loại C và D
t = 0: x0 = 0, v0 > 0: \(\Rightarrow 0=cos\varphi ;v_{0}=-A\omega sin\varphi > 0\Rightarrow \varphi =\pm \frac{\pi }{2}; sin\varphi < 0\)
chọn φ =-π/2 => x =2cos(20πt - π/2)cm.
=> Chọn: B
3 – Trắc nghiệm:
Câu 1: Một vật dđđh trên quĩ đạo có chiều dài 8 cm với tần số 5 Hz. Chọn gốc toạ độ O tại VTCB, gốc thời gian t=0 khi vật ở vị trí có li độ dương cực đại thì Phương trình dao động của vật là:
A. x= 8cos( πt + π/2 ) (cm); B. x= 4cos( 10πt ) (cm).
C. x= 4cos(10πt + π/2 ) (cm); D. x= 8cos πt (cm).
Câu 2: Một vật có k.lượng m= 1 kg dđđh với chu kì T= 2 s. Vật qua VTCB với vận tốc v0= 31,4 cm/s. Khi t=0, vật qua vị trí có li độ x = 5 cm ngược chiều dương quĩ đạo. Lấy 2=10. Phương trình dao động của vật là:
A. x = 10cos( πt + 5π/6 ) (cm); B. x = 10cos( πt + π/6 ) (cm);
C. x = 10cos( πt - π/6 ) (cm); D. đáp án khác
* Chú ý: Nếu đề bài yêu cầu tìm v? vmax? a? amax? Fmax?...
Câu 3: Con lắc lò xo dđđh với tần số góc 10 rad/s. Lúc t = 0, hòn bi của con lắc đi qua vị trí có li độ x= 4 cm, với vận tốc v = - 40cm/s. Viết Phương trình dao động.
A. \(x=4\sqrt{2}cos(10t+3\pi /4)(cm)\) ;
B. \(x=8cos(10t+3\pi /4)(cm)\);
C. \(x=4\sqrt{2}cos(10t-\pi /4)(cm)\).
D. Đáp án khác
Từ khóa » Cách Tìm Phi Trong Vật Lý
-
Cơ Bản - Công Thức Giải Nhanh Vật Lý Phần Dao động Cơ | Tăng Giáp
-
Trọn Bộ Công Thức Vật Lý 12 Ôn Thi THPT Quốc Gia Chọn Lọc
-
Cách Viết Phương Trình Dao động điều Hòa Hay, Chi Tiết - Vật Lí Lớp 12
-
CÁCH XÁC ĐỊNH GÓC PHI TRONG PHƯƠNG TRÌNH TỪ THÔNG
-
[LÍ 12]Cách Tìm Phi | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
-
Đại Cương Về Sóng Cơ - Vật Lý Lớp 12 - Baitap123
-
Tần Số Góc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công (vật Lý Học) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Về Kí Hiệu Phi (Ø) | Hướng Dẫn Cách Viết Kí Hiệu Phi
-
[PDF] Cẩm Nang Tổng Hợp Kiến Thức Vật Lý 12 - LTĐH
-
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12 - SlideShare
-
Phương Pháp Giải Nhanh Trắc Nghiệm Vật Lý Lớp 12 Bằng Máy Tính ...
-
Từ Thông Là Gì? Công Thức Tính Từ Thông - Luật Hoàng Phi
-
[PDF] VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 1 (CƠ - NHIỆT) PHẦN 1