VIET Psychology | Blog Về Tâm Lý Học Và Các Ngành Khoa Học Xã ...

VIET Psychology Blog về Tâm lý học và các ngành Khoa học Xã Hội từ năm 2011 Bỏ qua nội dung Bài viết cũ hơn

Cách xây dựng các thói quen tốt

Đăng trong 01/01/2019 bởi lantran25 three women s doing exercises

Photo by bruce mars on Pexels.com

Cứ vào ngày 31/12 hay 1/1 hàng năm, nhiều người trong số chúng ta lại lên danh sách “Kế hoạch năm mới” như học một ngoại ngữ mới, đi gym chăm chỉ hơn, v.v. Nhưng liệu có bao nhiêu người sẽ thực hiện được các kế hoạch này?

Hãy cùng thử xem các bạn đã có những chiến lược đúng đắn để tạo những thói quen mới chưa nhé.

Chọn một chủ đề trong cuộc sống trong năm nay

Nhà tâm lý học Kelly McGonigal cho biết “Nhiều người hay lựa chọn những hành vi mà họ nghĩ là tốt cho họ. Họ quyết định thực hiện những hành vi này với hy vọng chúng sẽ giúp họ khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn.” Tuy nhiên đây không phải là điều tốt cho bạn.

Thay vào đó, hãy suy nghĩ điều gì sẽ làm bạn cảm thấy tự hào nhất và biến nó thành chủ đề của cuộc sống của bạn trong năm nay. Điều này nghĩa là dù bạn không thể theo đuổi một thói quen nào đó lâu dài, mục tiêu của bạn vẫn không thay đổi.

Ví dụ, nếu bạn chọn chủ đề “giảm stress”. Bạn có thể thử thiền mỗi ngày. Nếu bạn nhận ra thiền không phù hợp với bạn, bạn có thể thử tập yoga.

Nếu chỉ tập trung vào một hành vi duy nhất, bạn dễ dàng bỏ cuộc và quên đi mục đích của mình. Trong khi đó, nếu chọn một chủ đề bao quát, bạn có thể chủ động tìm kiếm các phương pháp khác để thực hiện mục tiêu của mình. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Personal Development | Phát triển bản thân | Thẻ Lối sống, Motivation, Thay đổi, Thói quen | 1 bình luận

Vì sao càng lớn càng khó kết bạn?

Đăng trong 12/24/2018 bởi lantran25

48362463_1983207585099139_1596458177354792960_n

Tình bạn được tạo nên từ 3 yếu tố: 1)Khoảng cách giữa hai người, 2) Thời gian cùng tham gia các hoạt động chung, và 3) Mối quan hệ cho phép chúng ta bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ chân thật nhất của bản thân. Khi càng lớn tuổi thì ba yếu tố này càng mất đi.

Đối với các mối quan hệ công sở, thật khó khăn để tìm một người bạn thân vì đồng nghiệp có thể chuyển việc bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, môi trường công sở liên quan nhiều đến các yếu tố như thu nhập, sự cạnh tranh, địa vị, nên chúng ta thường không bộc lộ cảm xúc và hay che dấu suy nghĩ thật.

Đối với các cặp đôi và gia đình, tình bạn còn dựa trên việc “chồng mình có thích chồng bạn?” hay “con mình có thích chơi với con của bạn hay không?”. Hơn nữa, thời gian dành cho gia đình sẽ chiếm hầu hết mọi thời gian và suy nghĩ của chúng ta hơn bất cứ mối quan hệ nào.

Các mối quan hệ “bạn thân” đã chấm dứt khi chúng ta bước ra khỏi giảng đường đại học, và nhường chỗ cho các mối quan hệ “bạn, nhưng không thân lắm!”

Vậy, chiến lược để duy trì tình bạn ở tuổi 30 là gì? Có lẽ chỉ có thể dựa vào sở thích hay nhu cầu nhất định, như ‘bạn shopping’, ‘bạn đi gym’, ‘bạn cùng đi học lớp nấu ăn’, …

Chứ đứa bạn thân đi cùng ta qua hết tuổi thanh xuân, làm cùng ta hết mọi điều ngu ngốc, đứa bạn ấy đã đi mất rồi!

Viết bởi Lan, VIET Psychology (vui dòng dẫn link và credit)

Tham khảo: Why Is It Hard to Make Friends Over 30?

Đăng tải tại Relationships | Các mối Quan hệ, Social | Tâm lý Xã hội | Bình luận về bài viết này

Chiếc váy này có màu gì? Tại sao chúng ta nhìn thấy màu sắc khác nhau?

Đăng trong 02/27/2015 bởi lantran25

enhanced-9269-1425002325-5

Bạn nhìn thấy chiếc váy màu gì? Trắng/vàng hay Xanh/đen?

Vì sao cách chúng ta nhìn màu sắc lại khác nhau đến như vậy?

Đầu tiên, xin nói rõ, đây không phải là do màn hình máy tính khác nhau.

Võng mạc (retina) có những tế bào chuyên biệt hình que (rod) dùng để nhìn trong đêm, và tế bào nón xử lý màu sắc. Tê bào hình nón có ba loại: đỏ, xanh da trời, và xanh lá cây, và tỉ lệ ba loại tế bào này khác nhau đối với mỗi người. Nhưng tỉ lệ khác nhau “dường như không có tác động lớn đến thị giác”, Cedar Riener, giáo sư tâm lý tại Đại học Randolph-Macon cho biết. “Tỉ lệ đỏ:xanh lá cây của tôi có thể là 5:1, và của bạn là 2:1, nhưng chúng ta đều có độ nhạy với màu sắc như nhau”.

Vấn đề nằm ở việc não chúng ta phân tích màu sắc đi vào mắt như thế nào.

“Chúng ta đưa ra quyết định là số lượng màu sắc đưa vào võng mặc”. Riener nói. Ánh sáng này, gọi là “luminance”, là tổng hợp của ánh sáng đi đến một vật thể và ánh sáng được phản chiếu trên bề mặt của vật thể.”

“Trong trường hợp này, nhiều người định lượng độ “illumination” vừa phải trên chiếc váy đen và xanh dương. Nhiều người định lượng “illumination” ít hơn và thấy chiếc váy có màu trắng/vàng/”

Điều này cũng tương tự với ảo giác “Adelson” nổi tiếng dưới đây. Nhìn vào hình vuông A và B đi! Thật ra chúng cùng màu đấy, bạn có nhận ra điều này không?

enhanced-19524-1425006148-16

Nhưng tại sao não chúng ta đại xử lý màu sắc khác nhau?

Thị giác của chúng ta bị ảnh hưởng bởi chế độ “top-down” (từ trên xuống), John Borghi, nhà khoa học thần kinh tại Đại học Rockefeller cho biết. Xử lý từ trên xuống là việc “thông tin bắt đầu từ não, sau đó các thông tin bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm và dự đoán, rồi sau đó các thông tin này tạo ra nhận thức.”

Mỗi người có kinh nghiệm và dự đoán khác nhau, chưa kể mức độ tập trung và sự di chuyển của mắt là khác nhau.

Ví dụ, vật bạn nhìn trước khi nhìn chiếc váy này có thể ảnh hưởng đến cách não xử lý thông tin. Borghi nói “Có thể bạn đã thấy chiếc váy tương tự (hay chất liệu tương tự) trước đó và điều này cũng ảnh hưởng đến nhận thức của bạn. Hiện tượng này gọi là “priming”.

Ngay cả các nhà khoa học cũng không biết nhiều về sự khác biệt trong nhận thức thị giác của từng cá nhân. “Sự khác biệt này không được nhiều chú ý từ các nhà nghiên cứu thị giác, vì chúng ta chú ý hơn về phương thức mắt chúng ta hoạt động nói chung. Chúng ta đều sống trong một môi trường mà sự khác biệt trong sắc thái màu xanh là không nhiều.”

Dịch từ BuzzFeed

Đăng tải tại Cognitive | Nhận thức | Thẻ Màu sắc, Nhận thức, Thị giác | Bình luận về bài viết này

Bí quyết để trình bày tốt: Chỉ tập trung vào các điểm mạnh, bỏ qua điểm yếu

Đăng trong 02/06/2015 bởi lantran25

presentation-smooth

Thông thường mọi người hay nghĩ là trình bày càng nhiều ý càng để lại ấn tượng tốt, nhưng nghiên cứu của Weaver (2012) cho thấy khi người nghe đánh giá một phần trình bày, điều để lại ấn tượng cho người nghe không phải là ý hay nhất. Thay vào đó, người nghe sẽ đánh giá trung bình cộng của tất cả các ý được trình bày. Điều này có nghĩa là người nghe không chỉ nhìn vào mặt mạnh mà còn bù trừ vào mặt yếu để đánh giá bức tranh toàn cảnh. Hiệu ứng này được gọi là The Presenter’s Paradox.

Chính vì thế khi phát biểu (presentation), các bạn đừng cố gắng gom tất cả mọi chi tiết với suy nghĩ “càng nhiều ý càng tốt” hay “điểm tốt làm người ta quên mất điểm xấu”. Thay vào đó, các bạn nên tập trung vào những ý đắt giá nhất, cô đọng nhất, bỏ những thứ chưa tốt đi. Ví dụ, một bài nói có 2 ý, một ý được 10 điểm, một ý 1 điểm, thì điểm trung bình của nó là 5.5, thấp hơn rất nhiều so với một bài nói khác chỉ tập trung nói về một ý duy nhất cho dù ý đó chỉ được 6, 7, hay 8 điểm.

Hiểu điểm mạnh của bản thân là tốt, nhưng hiểu mình yếu chỗ nào là điều không thường xuyên được nhắc đến.Nhiều người vì không muốn làm tổn thương cảm xúc của người khác, hay vì e ngại “sự thật mất lòng”, họ sẽ không góp ý thẳng thắn với bạn. Họ chỉ toàn khen thôi. Thế nên lúc nào bạn cũng nên cẩn thận, suy xét đánh giá phần trình bày của mình. Lời khen bao giờ cũng là vũ khí giết người nguy hiểm nhất.

Tuy nhiên bạn cũng nên chuẩn bị cho những phần chưa hoàn chỉnh, chưa hay của bài thuyết trình nhé, vì rất có khả năng bạn sẽ bị hỏi đấy.

Lan T

Đăng tải tại Applied | Ứng dụng | Thẻ Presentation, Thuyết trình | Bình luận về bài viết này

Ám ảnh với điện thoại di động (Phone Obsession/ Overuse)

Đăng trong 02/04/2015 bởi lantran25

Phone phobia

Trước mình có giới thiệu với các bạn Hội chứng ‘sợ bỏ lỡ’ và bị lãng quên trong xã hội hiện đại.  (Fear of Missing Out)  Ám ảnh với điện thoại di động và Hội chứng ảo giác điện thoại rung cũng là một trong những “kẻ hủy hoại tuổi trẻ”.

Điện thoại di động đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp , tương tác với thế giới xung quanh. ĐTDĐ đã chuyển đổi thực tiễn xã hội và thay đổi cách chúng ta làm kinh doanh, nhưng đáng ngạc nhiên là chúng ta chưa nhận thức đúng về hậu quả ĐTDĐ có thể mang lại.

Một số người thay thế các cuộc nói chuyện trực tiếp bằng các cuộc điện thoại. Tôi quan sát những hành vi sau mà nhiều người thường làm trên các phương tiện giao thông công cộng: • Giả vờ nói chuyện trên điện thoại • Thao tác với các ứng dụng trên ĐTDĐ • Khóa và mở khóa màn hình liên tục để tránh tiếp xúc bằng mắt hay các tương tác khác.

Trong một cuộc khảo sát , kết quả cho thấy rằng • 70 % kiểm tra điện thoại của mình vào buổi sáng chỉ trong vòng một giờ dậy • 56 % kiểm tra điện thoại của họ trước khi đi ngủ • 48 % kiểm tra điện thoại của họ vào cuối tuần • 51 % liên tục kiểm tra điện thoại của họ trong kỳ nghỉ • 44 % cho biết họ sẽ cảm thấy rất lo lắng và khó chịu nếu không dùng điện thoại trong vòng một tuần • 25 % người được hỏi cho rằng họ ” hầu như luôn luôn ” sử dụng điện thoại trong các giao lưu xã hội như trong một bữa ăn hoặc trong một buổi tiệc

Dùng ĐTDĐ quá nhiều có thể làm bạn cảm thấy khó xử trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

Bạn đã từng trải qua tình huống tương tự?

Nếu bạn giữ điện thoại trong túi, bạn đôi khi (thậm chí có thể thường xuyên) cảm thấy rung trong vùng da tiếp giáp ĐT và lấy ĐTDĐ ra để kiểm tra tin nhắn hay email và phát hiện đó chỉ là ảo giác?

Hoặc, nếu bạn giữ điện thoại trong ví/ túi, bạn tưởng tượng rằng bạn nghe nó rung , hoặc thậm chí đổ chuông trong khi đó chỉ là một báo động giả.

Hội chứng ảo giác điện thoại rung là ảo giác ĐTDĐ rung hoặc đổ chuông, trong khi thực tế chỉ là báo động giả.

Một nửa thế hệ trẻ tỏ ra lo lắng nếu họ không thể kiểm tra tin nhắn/ email và nhiều người thậm chí lo lắng quá mức nếu họ không thể kiểm tra với các cuộc gọi hoặc thông tin mạngxã hội. Nghiên cứu cũng tìm ra rằng những người lo lắng nhiều về việc không thể kiểm tra với các tin nhắn/ email/mạng xã hội có thể có các triệu chứng trầm cảm hay dễ dẫn đến rối loạn nhân cách.

Một số gợi ý sau đây mà mỗi cần phải được thực hiện trong 10 phút mỗi vài giờ : • Hãy đi bộ ngắn hoặc đơn giản là ra ngoài hóng gió • Ngồi thiền • Tập thể dục • Nghe nhạc • Hát • Học thêm tiếng nước ngoài • Đọc một cuốn truyện cười • Nói chuyện với một người nào đó

Gao Ng

Tham khảo: – Psychology Today – Katz, J. E., & Akhus, M. Perceptual contact: Mobile communication, private talk, public performance. Cambridge University Press, 2002 – Belardi, B. (Ed.). (18 June 2012). Consumers Crave iPhone More Than Facebook, Sex – Perlow, Leslie A. (2012). Sleeping with your smartphone : how to break the 24/7 habit and change the way you work. Boston, Mass.: Harvard Business Review Press

Đăng tải tại Applied | Ứng dụng | Thẻ Bệnh thời đại, Di động | Bình luận về bài viết này

Tổng quát kinh nghiệm nộp đơn cho research programs

Đăng trong 02/01/2015 bởi lantran25

Research-Design

1. Vì sao nên đi làm research internship? 

Đối với những ai muốn học lên master hay PhD thì đây sẽ là cơ hội tốt để xác định mình có đủ đam mê để theo đuổi ngành học hay không. Việc học master hay PhD không chỉ đơn giản “thích là học”, bạn sẽ phải đối diện với nhiều rất nhiều thử thách. Những áp lực sẽ đến là việc bị hối thúc lấy chồng lol, cảm giác khi thấy bạn bè mình đã ổn định mà mình còn lông bông (bây giờ thì chưa thấy gì đâu, nhưng chỉ cần khoảng 5 năm nữa khi bạn vẫn sống trên stipend tầm 10-30k/năm thì bạn của bạn đã có thể kiếm được 60-80k rồi), cuộc sống quanh quẩn trong lab, ít bạn bè, tổn hại nhan sắc, v.v. Làm research khi đi học nó khác rất nhiều so với đi làm research full time, khi đi học thì còn có nhiều coursework khác, nhiều hoạt động khác có thể thấy vui, còn khi đi làm research full time thì nó … nghiệt ngã lắm. Thế nên trước khi quyết định “PhD or not to PhD” thì mình khuyên các bạn đi làm ít nhất một lần để biết được đam mê và khả năng của mình đến đâu.

Ngoài ra, đây còn là cơ hội chuyển lên một thành phố lớn, có thêm tiền rủng rỉnh, YOLO một lần cho đã …

2. Kiếm internship như thế nào? 

Tại US: Nói chuyện với professor/advisor tại trường. Họ thường là thành viên của những hiệp hội học thuật chuyên nghiệp (professional association), và những hội này có mailing list, khi có internship opportunities thì họ thường gửi email đến list, và prof sẽ gửi thông tin qua cho bạn. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Study and Job | Học tập và làm việc | Thẻ Admission, Apply, Nộp đơn, Nghiên cứu | Bình luận về bài viết này

Thuyết phát triển của Freud và Erikson

Đăng trong 02/01/2015 bởi lantran25

article.php

Sigmund Freud (1856-1939), một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng nhất, cha đẻ của dòng phân tâm học (psychoanalysis) là một trong những người đầu tiên xây dựng học thuyết phát triển tâm lý. Theo Freud, quá trình phát triển của con người trải qua bốn giai đoạn: giai đoạn bằng miệng (khi sinh đến 18 tháng), giai đoạn qua đường hậu môn (18 tháng đến 3 tuổi), giai đoạn qua dương vật (3 đến 6 tuổi), giai đoạn bắt đầu phát triển tính cách (6 tuổi đến vị thành niên) và giai đoạn sinh dục (từ khi có nhu cầu giới tính).

Điều kiên quyết để đứa trẻ có thể phát triển hoàn chỉnh là phải đi qua từng giai đoạn, nếu chỉ cần một giai đoạn nào đó gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Ví dụ, một đứa trẻ rời xa mẹ trong giai đoạn phát triển bằng miệng, thiếu đi các hoạt động gần gũi với mẹ, không được nớm sữa từ mẹ, thì sau này đứa trẻ đó sẽ gặp vấn đề trong các hoạt động cần nhiều đến sự hoạt động của miệng, ví dụ thói quen ăn uống xấu, uống rượu vô độ, cắn móng tay, nhu cầu rất cao trong oral sex – các hoạt động này được xem như một cách bù đắp cho những thiếu hụt trước đây.

Thuyết phát triển của Freud đã từng một thời làm mưa gọi gió trong giới tâm lý học, nhưng về sau những khiếm khuyết của nó được phát hiện và đối mặt với nhiều chỉ trích. Điều thứ nhất, học thuyết này quá phân biệt giới tính, các giai đoạn được miêu tả dựa vào sự phát triển nam giới để giải thích cho cả nữ giới. Lý do thứ hai, quan trọng hơn, là vì không một ai có thể đưa ra bằng chứng khoa học nào chứng minh. Làm thế nào có thể chứng minh chuyện “không được bú sữa mẹ thì dẫn đến nhu cầu oral sex cao” như ví dụ mà Freud đưa ra ở trên? Lập ra một danh sách những người ham muốn oral sex và điều tra hồi nhỏ họ có được nớm sữa từ mẹ? Chẳng ai lại có thể nhớ về thưở bé tí và chẳng nhiều người muốn chia sẽ chi tiết về một hoạt động rất cá nhân như thế. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Developmental | Phát triển, Intro| Tâm lý căn bản | Thẻ Erikson, Freud, Thuyết phát triển | 2 bình luận

Dụ dỗ trẻ em quan hệ “ấu dâm”

Đăng trong 02/01/2015 bởi lantran25

paedo_2369214b

Dư luận gần đây xôn xao về việc nghệ sĩ cải lương Đỗ Linh bị bạn tình đồng tính 15 tuổi đâm chết. Những người có xu hướng “ấu dâm” hay “ái nhi” bị cho là băng hoại đạo đức. Trong thực tế họ là những người như thế nào, họ phải trải qua những gì? Mọi người nên đọc bài phóng sự tại Medium để tiếp cận vấn đề theo một góc nhìn khác. Nội dung xuyên suốt là câu chuyện về hai thanh niên (16 tuổi và 20 tuổi) và thời điểm bắt đầu nhận thức được xu hướng tính dục, giai đoạn sống trong nỗi hổ thẹn và sự dằn vặt, và hành trình tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình và các chuyên gia tâm lý.

À đừng tưởng chuyện này chỉ có ở nước ngoài, ở Việt Nam cũng nhiều lắm, chỉ cần đọc mấy trang confession là thấy. Không chỉ ấu dâm mà còn rất nhiều bí mật, rất nhiều chuyện khủng khiếp khác mà nhiều người không thể chia sẽ với ai. Họ đeo mặt nạ, có người cố tình tách biệt ra khỏi cộng đồng, có người dửng dưng, có người cười nói huyên náo, nhưng thật ra mặt nạ thì dễ gẫy, sức chịu đựng của con người là giới hạn mà. Nếu bạn tình cờ biết được người thân hay bạn bè đang vướng phải chấn thương tâm lý, hãy khuyến khích họ đến gặp các chuyên gia để được điều trị và hướng dẫn kịp thời.

*** Bài viết khá dài, mình dịch lại những đoạn quan trọng

You’re 16. You’re a Pedophile. You Don’t Want to Hurt Anyone. What Do You Do Now?

Khoa học chưa thể giải thích được lý do tại sao một số người chỉ cảm thấy bị thu hút bởi trẻ em. Theo nghiên cứu trên một số lượng nhỏ đối tượng, những người có xu hướng ấu dâm thường thấp, thuận tay trái, và có số đo IQ thấp hơn mức trung bình dân số. Một nghiên cứu khác cho thấy tình trạng bị đánh đến mức rơi vào vô thức trước năm 13 tuổi cũng là một nguyên nhân. Các kết quả này gợi ý rằng cấu tạo sinh học có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấu dâm, hay nói cách khác, có một số người sinh ra đã có xu hướng tính dục “ấu dâm”. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Mental Disorders | Rối loạn tâm thần, Opinions | Góc nhìn, Vietnam Case Studies | Câu chuyện Việt Nam | Thẻ Ấu dâm | Bình luận về bài viết này

Tình yêu dưới góc nhìn khoa học

Đăng trong 02/01/2015 bởi lantran25

love-sculpture-robert-indiana1-630x425

• Có 3 giai đoạn để rơi vào lưới tình và các hormones khác nhau có liên quan tới từng giai đoạn. • Các sự kiện xảy ra trong não bộ khi bạn đang yêu có sự tương đồng như bạn đang bị bệnh tâm thần vậy. • Khi bị thu hút bởi một ai đó, nó có thể là do tiềm thức ta thích các gen của họ. • Mùi cơ thể cũng đóng một phần quan trọng như vẻ bề ngoài vậy. Bạn sẽ dễ thích người có vẻ bề ngoài và mùi cơ thể gần giống nhất với ba mẹ mình.

Ba giai đoạn trong Tình yêu

1. Ham muốn (Lust): Ham muốn được thúc đẩy bởi các hormone giới tính testosterone và estrogen. Testosterone không chỉ giới hạn ở những người đàn ông. Nó cũng đã được chứng minh là đóng một vai trò quan trọng trong ham muốn tình dục của phụ nữ. Các kích thích tố như Helen Fisher nói “get you out looking for anything”. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Applied | Ứng dụng | Thẻ Tình yêu | Bình luận về bài viết này

Hội chứng ‘sợ bỏ lỡ’/ sợ bị lãng quên trong xã hội hiện đại

Đăng trong 02/01/2015 bởi lantran25

10929008_772314756188434_3231792701579329801_n

Đây là một hiện tượng virus khá nguy hiểm đang lây lan rất nhanh và mạnh trong tâm lý của cộng đồng giới trẻ Thế giới, trong đó có cả Việt Nam. FOMO phổ biến nhất ở người tuổi từ 18 đến 33, hai phần ba số người trong nhóm tuổi này cho biết họ cảm thấy nỗi sợ hãi bị bỏ lỡ/ sợ bị lãng quên. Một cuộc khảo sát cũng cho thấy, FOMO phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ mặc dù lý do vẫn chưa rõ ràng.

Các biểu hiện của “virus” FOMO:

– “Rảnh rỗi sinh nông nổi” Bạn đăng một tấm hình hoặc một status lên Facebook, vài phút sau mở ra xem có “noti” nào không thì thật phũ phàng, chả ai thèm quan tâm, thậm chí không có 1 cái nhấn like nào luôn. Chuyện gì xảy ra thế này? Facebook của mình không “hot”, hay là mọi người không thèm quan tâm tới mình? Tệ hơn là “chúng nó chết hết rồi sao”? Đã bao giờ bạn cảm thấy buồn tủi khi lên Facebook và phát hiện hội bạn thân đang tụ tập hẹn hò, vui cười pose ảnh mà không có mình hay tệ hơn là không thèm mời mình? Tất cả bọn nó giờ ghét mình hết sao?

– ” Cố quá thành quá cố” vs “Lựa chọn mở” Những người hoặc “cố quá thành quá cố” và không thực hiện được hết các cam kết của mình hoặc chọn để tránh các thỏa thuận và cam kết càng nhiều càng tốt. Trong hầu hết các trường hợp, họ bị thúc đẩy bởi một sự sợ hãi rằng nếu đưa ra một thỏa thuận, thì họ đang mất đi một cơ hội để tham gia vào các kinh nghiệm khác có tiềm năng dẫn đến sự thỏa mãn lớn hơn. Câu cửa miệng của họ thường là ” Tôi muốn giữ lựa chọn của tôi mở”. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại Applied | Ứng dụng | Thẻ Bệnh thời đại, Bỏ quên | 1 bình luận Bài viết cũ hơn
  • Tìm kiếm cho:
  • Kết nối

    Kết nối
  • Chuyên mục

    • Announcement | Thông báo
    • Anthropology | Nhân chủng
    • Applied | Ứng dụng
    • Biological | Sinh học
    • Body Languages | Ngôn ngữ cơ thể
    • Books | Sách
    • Clinical | Lâm sàng
    • Cognitive | Nhận thức
    • Counseling | Tư vấn
    • Developmental | Phát triển
    • Educational | Giáo dục
    • Gender | Giới tính
    • Health | Sức khỏe
    • I&O | Kinh doanh
    • In English
    • Intro| Tâm lý căn bản
    • Mental Disorders | Rối loạn tâm thần
    • Neuroscience | Khoa học thần kinh
    • Op-ed | Phản hồi
    • Opinions | Góc nhìn
    • Personal Development | Phát triển bản thân
    • Personality | Tính cách
    • Quotes
    • Relationships | Các mối Quan hệ
    • Social networks | Mạng xã hội
    • Social | Tâm lý Xã hội
    • Sociology | Xã hội học
    • Study and Job | Học tập và làm việc
    • Uncategorized
    • Video
    • Vietnam Case Studies | Câu chuyện Việt Nam
  • Meta

    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • RSS bài viết
    • RSS bình luận
    • WordPress.com
VIET Psychology Tạo một blog miễn phí với WordPress.com. VIET Psychology Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • VIET Psychology
    • Đã có 194 người theo dõi Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • VIET Psychology
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • Báo cáo nội dung
    • Đọc trong WordPress
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
Đang tải Bình luận... Viết bình luận ... Thư điện tử (Bắt buộc) Tên (Bắt buộc) Trang web Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Blogger Tâm Lý Học Là Gì