VỊNH CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG VÀ VUI CHƠI. - HỒ XUÂN ...

I. HỒ XUÂN HƢƠNG ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ BẢN NĂNG QUA ĐỀ VỊNH.

3. VỊNH CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG VÀ VUI CHƠI.

Thơ vịnh các hoạt động lao động và vui chơi cũng có ý nghĩa đối phó với cấm kỵ theo nguyên tắc những hoạt động lao động và vui chơi hiện lên trong thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương vừa là chính bản thân nó đồng thời lại là ẩn dụ, ám chỉ bộ phận sinh dục (sinh thực khí) nam nữ. Sau đây là những bài thơ thuộc mảng này: Dệt vải, Tát nƣớc, Đánh đu, Chơi hoa, Vịnh đánh cờ, Bùn bắn lên đồ.

Quan sát những việc làm, cũng như hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí của bà con nông dân, Xuân Hương vịnh nên vần thơ lấp lửng hai mặt thanh tục, gợi nên cảnh sinh hoạt tính giao tràn trề niềm khoái cảm lành mạnh.

Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau, Con cò mấp máy suốt thâu đêm. Hai chân đạp xuống năng năng nhắc, Một suốt đâm ngang thích thích mau. Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả,

Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau. Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ, Chờ đến ba thu mới dãi màu.

Người viết giới thiệu thời gian dệt cửi vào ban đêm “thắp ngọn đèn”, “thâu đêm”; màu trắng của sợi vải “trắng phau”; các bộ phận của khung cửi “con cò” (miếng gỗ đẽo theo hình con cò, buộc ở trên cao để mắc dây go trong khung cửi thủ thông), “suốt” (ống nhỏ tre, được làm bằng gỗ hoặc giấy, dùng để quấn sợi cho vào thoi dệt, “khuôn khổ”; các động tác của người và công cụ lao động “Hai chân đạp xuống năng năng nhắc” chỉ động tác đạp chân xuống hai cần để làm chuyển động máy dệt của người ngồi dệt cửi, “ngâm cho kỹ” nói việc ngâm vải tơ hoặc lụa trong nước hồ loãng quấy bằng bột gạo cho vải mịn mặt, “ba thu” nhắc đến ba tháng mùa thu lúc có nắng hanh, lúc thời tiết thuận lợi cho việc đem vải nhuộm màu, dãi nắng. Tất cả các chi tiết này được nữ sĩ miêu tả chân thực. Điều hấp dẫn ở chỗ sự mô tả công việc dệt cửi càng đúng bao nhiêu càng nổi lên nghĩa chìm bấy nhiêu, đó là hành động tính giao. Nghĩa thứ hai cũng miêu tả rất chính xác. Chúng tôi đã liệt kê phần trước môtíp ám chỉ quan hệ giao hoan “quỳ hai gối”, thì “hai chân đạp xuống” cũng nằm trong hệ thống môtíp này. “Suốt” là hình ảnh khiến liên tưởng linga, các từ ngữ “đâm, năng năng nhắc, thích thích mau, rộng hẹp, nhỏ to, ngắn dài, vừa vặn” cùng nằm trong ngữ cảnh khiến nghĩ ngay đến chuyện chăn gối. “Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ”, tại sao nữ sĩ không thay từ “cô” bằng từ anh hoặc chú. Bởi vì, kết quả của chuyện chung đụng gái trai “Mảnh tình một khối thiếp xin mang” nên “ngâm” chỉ người phụ nữ đang

mang thai. “Ba thu” còn hiểu bằng ba mùa thu tức chín tháng đến thời điểm người phụ nữ sinh đẻ. Có thể nói bài thơ dậy lên một nghĩa mới, ngầm nhắc chuyện chăn gối trong khi vẫn miêu tả cảnh dệt vải.

Đang khi nắng cực chửa mưa tè, Rủ chị em ra tát nước khe.

Lẽo đẽo chiếc gàu ba góc chụm, Lênh đênh một ruộng bốn bờ be. Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa, Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve. Mải việc làm ăn quên cả mệt,

Rạng hang một lúc đã đầy phè. (Tát nƣớc)

Có hai chiếc gàu dùng để tát nước: gàu giai và gàu sòng. Nhưng bà chúa thơ Nôm không chọn chiếc gầu giai vì hình dáng của chiếc gàu này không liên tưởng đến sinh thực khí nam nữ. Do đó nhà thơ chọn chiếc gàu sòng để đề vịnh. Xuân Hương tái hiện lại cảnh lao động tát nước của bà con nông dân nơi thôn quê. Nếu như mưa nắng thuận hoà thì người làm ruộng chẳng đến nỗi vất vả, nhưng vì thời tiết khắc nghiệt “nắng cực”, “chửa mưa tè” nên “rủ chị em” đi “tát nước khe”. Người đi tát phải mang “chiếc gàu ba góc chụm”, bờ ruộng “be” bốn phía để nước không bị tràn sang ruộng nhà khác. Những động tác tát nước “xì xòm”, “nghiêng ngửa”, “nhấp nhổm”, “vắt ve” rất mệt. Nhưng lao động là niềm vui khiến bà con “quên cả mệt”, “rạng hang” một lúc “đã đầy phè”. Tát nước là một việc diễn ra bình thường ở nông thôn, đâu có gì liên quan đến chuyện dâm tục. Nhưng một số từ ngữ “khe”, “hang” (háng) vốn là biểu tượng chỉ âm vật, hình dáng chiếc gàu “ba góc chụm” khiến liên tưởng vùng kín phụ nữ; cụm từ “nhấp nhổm”, “mình nghiêng ngửa”, “đít vắt ve”, “đầy phè” trong ngữ cảnh đó tạo nên nghĩa mới ngầm nhắc tới chuyện giao hoan. Mặt khác, nếu như có ai giải thích đơn nghĩa, cho rằng đây chính là bài thơ tả sinh dục nữ thì tác giả sẽ trả lời rằng đây đích thực là bài thơ tái hiện cảnh tát nước. Đối phó với cấm kỵ bản năng đã được thực hiện qua việc vận dụng nguyên lý A là A nhưng lại là B. Hai văn bản Dệt vải, Tát nƣớc chúng ta thấy quan niệm, chuẩn mực cái đẹp của

Xuân Hương là con người, cơ thể con người, hoạt động giao hoan. Nhà thơ nghĩ bản năng như một phần tất yếu của con người nên nó có quyền “sống” như tất cả các quyền khác. Thế nhưng xã hội Nho giáo cố tình cấm đoán bản năng con người, đưa quan hệ tính dục vào vòng kiểm soát của đạo đức, lễ giáo. Những cấm đoán bản năng này như chúng tôi phân tích ở chương một tuy nhân danh văn hóa song lại đẩy đến cực đoan nên mang tính chất phản tự nhiên, vô lí, thậm chí có thể là giả dối. Tất nhiên, cái gì phản tự nhiên, vô lí, giả dối sẽ bị chống lại. Những bài thơ Nôm vịnh cảnh, vịnh vật, vịnh các hoạt động vui chơi và lao

động… là một trong những hình thức chống lại cấm kỵ bản năng, tuy nó có phần cực đoan. Thế nhưng, một số nhà phê bình không hiểu được dụng ý của nữ sĩ sáng tác những bài thơ lấp lửng thanh tục nhằm chống lại cấm kỵ bản năng truyền thống đã phê bình gay gắt về hai văn bản Tát nƣớc và Dệt cửi: “Còn nói làm sao đây về thái độ của nhà thơ đối với ý nghĩa của lao động, đối với công việc làm ăn của nhân dân, về thái độ biểu hiện trong hai bài Tát nước và Dệt cửi? Ở đây chúng ta sẽ không thấy nhà thơ ca tụng những gì là chân chính, cao cả, những gì là vất vả vinh quang để làm cho đồng ruộng tốt tươi, cho con người ấm áp. Ở đây, cũng như ở khá nhiều trường hợp khác, những động tác thanh cao, đầy sáng tạo của con người lao động trở thành những động tác của một việc có tính chất thú tính. Đây gần như là một sự xuyên tạc và một sự báng bổ” [41, 327]. Trương Xuân Tiếu nhận ra đặc điểm của một số bài thơ Nôm truyền

tụng của Hồ Xuân Hương, nên ông phân tích: “Điểm nổi bật và hết sức lí thú là trên các bức tranh không gian lao động mà Hồ Xuân Hương đã miêu tả trong thơ Nôm truyền tụng đã đồng hiện phối cảnh “không gian buồng khuê” và cảnh sinh hoạt ái ân vợ chồng trong không gian đó. Cho nên, bản thân không gian lao động vốn đã vô cùng sôi nổi, đầy sinh khí, qua cách miêu tả của Hồ Xuân Hương lại càng thêm tưng bừng, tràn đầy khoái cảm hạnh phúc trần thế. Đây cũng là một trong cách nhìn nghệ thuật mới mẻ, cách tân của Hồ Xuân Hương so với các nhà thơ thời trung đại đương thời và trước đó. Trong không gian ấy, mọi người tồn tại, sinh hoạt, giao tiếp, giao lưu một cách tự do, thoải mái, thân mật, hồn nhiên. Trong không gian ấy, con người được tận hưởng những khoái lạc trần thế đầy tính mỹ cảm toát ra từ cái đẹp tụ nhiên, cái đẹp của con người” [93, 101]. Tuy nhiên, Trương Xuân Tiếu mới dừng lại ở những nhận xét mà chưa đi đến tận cùng các hàm nghĩa tính dục ẩn chứa sau các hình ảnh và từ ngữ trong văn bản thơ.

Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Cuộc sống có muôn hình muôn vẻ được Xuân Hương thể hiện trong thơ rất sống động, nhất là hoạt động vui chơi giải trí.

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng, Người thì lên đánh kẻ ngồi trông. Trai đu gối hạc, khom khom cật, Gái uốn lưng ong, ngửa ngửa lòng. Bốn mảnh quần hồng bay phới phới, Hai hàng chân ngọc duỗi song song. Chơi xuân có biết xuân chăng tá? Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không.

(Đánh đu)

Lễ hội thuộc vào phạm trù văn hoá, nó sống cùng với văn hoá loài người. Nó có thể nghèo nàn đi, thậm chí thoái hoá nhưng không thể biến mất. Ở lễ hội không cho phép đưa ra bất kỳ một nhận thức thực dụng nào. Ngược lại, lễ hội cho phép con người ta được bước vào một thế giới không tưởng. Ở không gian đó không có sự phân biệt thiêng tục, thiện ác, thanh tịnh, ô uế… Ngoài ra, trong không khí tự do, thoải mái của lễ hội các trò khiếm nhã cũng tìm được chỗ của mình. Nên, S.Freud phát biểu: “Mỗi lễ hội là sự vi phạm một cách trang nghiêm các cấm kỵ xã hội”. Như vậy có thể nói trò chơi đánh đu của lễ hội cũng đã vi phạm cấm kỵ xã hội.

Đỗ Lai Thuý cho biết, đánh đu là một trò chơi có nguồn gốc từ dân gian cổ xưa. Lúc đầu nó thuộc vào nghi lễ, là một phần trong hoạt động hội. Đánh đu là một hình thức mô phỏng hành động tính giao nam nữ theo tín ngưỡng phồn thực. Một sự luân chuyển âm dương hài hoà, chúng ta hình dung ra trong vòng đu quay lúc trai nằm trên thì gái sẽ nằm phía dưới và ngược lại. Trong quá trình luân chuyển âm dương này sự sống được nảy nở. Từ một một nghi thức trong lễ cầu mùa, lễ cầu phồn thực phồn sinh, đánh du dần dần trở thành một trò chơi trong hội xuân, ý nghĩa tôn giáo của nó nhạt nhoà dần nhưng không mất đi hẳn vẫn sống trong tâm thức cộng đồng.

Hoạt động vui chơi giải trí đánh đu mô tả chân thật, đúng như vốn có trong thực tế từ hình dáng cho đến cách chơi nhưng đồng thời lại cứ lồ lộ một

nghĩa khác, gợi lên cảnh trai gái hợp hoan. Mở đầu bài thơ tác giả sự giới thiệu chiếc đu có bốn cái cột, có cả người chơi lẫn người xem, “Bốn cột khen ai khéo khéo trồng/Người thì lên đánh kẻ ngồi ngong”. Nhà thơ lợi dụng cách phát âm của miền Bắc không phân biệt “tr” và “ch” từ đấy chuyển nghĩa “trồng” thành “chồng”, tức chỉ chồng vợ, do đó “bốn cột” mang nghĩa mới,chỉ nốn cái chân. Điều đáng chú ý nhất là bức tranh chơi đu sống động, tuyệt vời: “Trai đu gối hạc, khom khom cật/Gái uốn nương long ngửa ngửa lòng/Bốn mảnh quần hồng bay phới phới/Hai hàng chân ngọc duỗi song song”. Chơi đu không nhất thiết phải chơi đôi, nhưng một trai, một gái thì cuộc chơi có phần hứng khởi hơn. Vả lại, trong bối cảnh xã hội cấm đoán bản năng gắt gao “Nam nữ thụ thụ bất thân”, với không khí xuân tươi đẹp xã hội cho phép họ được gần gũi, tiếp xúc nhau, một cơ hội đáng quý để trao gửi tâm sự, tình cảm. Khi một nam, một nữ lên đánh đu, họ rời khỏi mặt đất, tung bay trên không, chàng trai nhấn đu, cô gái trong tư thế tay nắm chặt, chân duỗi thẳng, chờ đón độ cao bay bổng, và khi độ cao hạ thấp thì cô gái nhún, chàng trai lại đón chờ… Trai gái chơi đu với tâm trạng thích thú, nhịp nhàng, mềm mại, uyển chuyển. Hồ Xuân Hương miêu tả cảnh chơi đu chính xác từng chi tiết nhưng càng chính xác bao nhiêu bài thơ lại hiện lên một nghĩa ngầm bấy nhiêu. Trai gái là cặp âm dương cân bằng. Các động tác tả cảnh đánh đu của người con trai “đu gối”, “khom khom”; động tác “uốn nương long”, “ngửa ngửa lòng”, “chân duỗi song song” của người con gái; và khi đu quay thì chính là sự chuyển động của người đàn ông so với người đàn bà, từ nằm trên rồi lại nằm dưới, người đàn bà thì ngược lại… Và câu thơ “Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không”, “cọc”, “lỗ” như biểu tượng linga-yoni. Tất cả những điều đó tạo nên một trường nghĩa cho phép liên tưởng đến quan hệ tính giao nam nữ trong khi đó vẫn là một bài thơ tả hội đánh đu trong lễ hội dân gian. Tác phẩm Chơi hoa tuy diễn tả hình ảnh vui chơi hái hoa nhưng qua đó tác giả

muốn thể hiện hình ảnh tượng trưng cho hoạt động tình ái:

Đã chót chơi hoa phải cố trèo

Cành la cành bổng vin co vít Bông chín bông xanh để lộn phèo.

Đã chót chơi hoa phải cố trèo” từ “trèo” gợi nhắc đến câu thơ “Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”, không đơn thuần là trèo cây, trèo đèo nữa mà ngầm

nói động tác yêu đương. Cụm từ “chơi hoa” gần nghĩa với “chơi trăng”, “chơi nguyệt”, “đùa hoa ghẹo nguyệt” ám chỉ chuyện trai gái quan hệ không đứng đắn, ở chốn thanh lâu kỹ viện… Chỉ bằng một vài từ ngữ Xuân Hương vừa diễn tả cảnh chàng trai chơi hoa theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Nê ninh thượng thức cao thâm xứ Mạc quái anh hùng lưỡng thủ mô

(Bùn bắn lên đồ)

Dịch nghĩa:

Bùn kia còn biết nơi cao thẳm Chẳng trách anh hùng thích mó tay

Bài thơ Bùn bắn lên đồ, được sáng tác trong hoàn cảnh đi đường lội, bùn bắn lên quần áo, nhà thơ tức cảnh vịnh thành hai câu. “Đồ” có hai nghĩa, vừa chỉ quần áo vừa chỉ bộ phận kín của phụ nữ. Và một có khi hình ảnh bộ phận kín thì đương nhiên chàng quân tử xuất hiện với hành động bản năng “lưỡng thủ mô” tức hai tay sờ mó. Trường hợp chàng quân tử xuất hiện với sự rung động bản năng chúng ta đã bắt gặp trong một số bài thơ. Đứng trước “toà thiên nhiên” “Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm/Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông” (Thiếu nữ ngủ ngày) chàng trai ở vào thế “dùng dằng” “Đi thì cũng dở, ở không xong”; trước cảnh “Hành sơn mực điểm đôi hàng nhạn/Thứu Lĩnh đen trùm một thức mây” (Một cảnh chùa) người quân tử cũng “Thấy cảnh sao mà đứng lượm tay”… Những động tác “đứng lượm tay”, “thích mó tay”, sự lưỡng lự “Đi cũng dở, ở không xong” của các chàng quân tử chẳng có gì đáng trách. Bởi vì, họ là những con người rất người, đều có khát khao bản năng, ham muốn tình dục mãnh liệt như tất cả mọi người. Điều đáng phê phán chính là xã hội giáo dục cho lớp người quân tử sống theo định hướng “khắc kỷ phục lễ”, xa rời cái bản năng,

tỏ ra khinh miệt, từ chối bản năng… nhưng chính họ lại vi phạm cấm kỵ bản năng nhiều nhất. Đây chính là điều bộc lộ sự giả dối của sự cấm đoán bản năng của xã hội Nho giáo. Trở lại với thi phẩm Bùn bắn lên đồ chúng ta thấy nữ sĩ

cùng một lúc vừa nói rõ cảnh bùn bắn lên đồ người phụ nữ vừa làm bật lên hành động liên quan đến tính dục của chàng quân tử.

Hây hẩy trời xuân lúc mới trưa Anh hùng đua chí hội mây mưa Mã xe chỉ lối quân giong ruổi

Sĩ tượng nghênh ngang tướng nhởn nhơ Trên chiếu tiếng tăm lừng bốn góc Trong quân mưu trí suốt muôn cơ Cảnh hay trước mắt nào ai biết Thú vị thanh thơi đệ nhất kỳ.

(Vịnh đánh cờ)

Tác giả miêu tả thời gian chơi cờ vào thời khắc lúc “mới trưa”. Trên bàn cờ “anh hùng” đua nhau thể hiện tài chí “mây mưa”. Các quân, mã, xe, sĩ, tượng được dịp thể hiện. Chơi cờ cũng là một cơ hội nổi tiếng, đồng thời cũng là lúc giải trí. Tuy nhiên, bài thơ không dừng lại ở nghĩa thực tả cảnh đánh cờ, mà qua đó người viết còn nói về sinh hoạt tình dục. Một số từ ngữ trong văn bản mách bảo cho chúng tôi điều đó. Trong câu “Anh hùng đua chí hội mây mưa”, thì từ “mây mưa” chỉ việc trai gái giao hoan, ân ái. Theo điển tích điển cố cho biết: vua Sở Tương Vương đi chơi đầm Vân Mộng, vì mệt ngủ thiếp đi, rồi mơ thấy

Từ khóa » Dệt Vải Hồ Xuân Hương