Vít Cấy Là Gì? đặc điểm, Phân Loại Và ứng Dụng Của Vít Cấy

Vít cấy là gì? Bài viết này Cơ Khí Việt Hàn trân trọng gửi đến quý khách các thông tin về vít cấy, bao gồm đặc điểm, phân loại và ứng dụng của nó.

Vít cấy là gì?

Vít cấy là chi tiết máy có cả 2 đầu đều được tiện ren, trừ phần thân giữa vít.

vít cấy

Đặc điểm cấu tạo

Thông thường, bu lông hay được sử dụng cùng với long đen và đai ốc để siết chặt hai chi tiết có lỗ khoan suốt rộng hơn thân bu lông một chút. Nhưng với các chi tiết có chiều dày lớn thì người ta thường làm lỗ ren luôn trên chi tiết đó, nó sẽ được sử dụng để nối nó với chi tiết khác

Với các chi tiết dày làm bằng vật liệu có độ bền kém hơn vật liệu làm bu lông (ví dụ bu lông làm bằng thép còn chi tiết cần nối làm bằng gang ) thì cần sử dụng loại vít này để tránh làm hỏng lỗ ren sau nhiều lần tháo lắp.

Khi khó đưa thiết bị vào trong lòng một chi tiết để hãm đai ốc lúc tháo lắp cũng có thể sử dụng vít cấy.

Một vài ứng dụng của loại vít này như thân ổ ghép trong máy đột, ứng dụng nối thanh truyền trong động cơ đốt trong.

Các loại vít cấy

Hiện nay có 2 kiểuvít cấy đó là:

Kiểu A: Đầu vặn vào chi tiết không có rãnh thoát dao.

Kiểu B: Đầu vặn vào chi tiết có rãnh thoát dao.

Chiều dài l1 của đầu vặn vào chi tiết bị ghép phụ thộc vào vật liệu chế tạo chi tiết đó.

Cụ thể là loại I: Lắp vào chi tiết bằng thép, bằng đồng: l1 = d

Loại II: Lắp vào chi tiết bằng gang: l1 = 1,25d

Loại III: Lắp vào chi tiết bằng nhôm: l1 = 2d

Ký hiệu của vít cấy gồm có:

– Kiểu vít cấy

– Ký hiệu ren

– Chiều dài l

– Số hiệu tiêu chuẩn của vít cấy

Ví dụ: Vít cấy A1 – M20 – x 120 TCVN 3608 – 81 có thể được hiểu là vít cấy kiểu A, loại I có l = 120mm, l1 = d, ren hệ mét, d = 20mm

Vít cấy được sử dụng khi nào?

Khi thi công các chi tiết dày làm bằng vật liệu có độ bền thấp hơn vật liệu làm bu lông, ví dụ bu lông làm bằng thép sử dụng với chi tiết làm bằng gang hay các kim loại kém hơn thì nên sử dụng vít cấy để tránh làm hỏng lỗ ren sau nhiều lần tháo lắp.

Bên cạnh đó, khi khó đưa thiết bị vào trong lòng một chi tiết để hãm đai ốc lúc tháo lắp, người ta cũng có thể sử dụng vít cấy.

vít cấy

Cách sử dụng

Khi thi công, người ta vặn liền 2 đai ốc vào một đầu, công chặt lại để có thể vặn vít vào lỗ ren trên chi tiết dày, sau đó lại tháo các đai ốc ra và để phần thân vít đã được cố định chặt trên chi tiết đó.

Sau mỗi lần tháo lắp các chi tiết khác, chúng ta chỉ cần lắp đai ốc rồi xiết chặt là xong.

Ứng dụng

Cách sử dụng: tháo và thay thế

Để xiết vít cấy vào vị trí cần, người ta lắp liền hai đai ốc vào một đầu rồi siết chặt chúng vào nhau để vặn vào lỗ ren trên tấm chi tiết dày. Sau đó xoay các đai ốc để siết chặt hay nới lỏng vít cố định. Kỹ thuật này được gọi là đai ốc kép, nếu cần lắp các chi tiết khác thì chỉ cần lắp thêm đai ốc rồi siết lại.

Tham khảo thêm:

  • Tiêu chuẩn bu lông inox
  • Bạn biết gì về thanh ren inox
  • Những loại vít inox phổ biến trên thị trường

Cách lắp ghép vít cấy

Việc siết chặt hà hãm 2 đai ốc với nhau sẽ giúp cho các đai ốc thực hiện chức năng giữ tương tự như đầu bu lông thông thường.

Để lắp vít, xoay đai ốc phía trên theo hướng siết vào

Để tháo vít, xoay theo hướng nới lỏng ra

Muốn thay thế tháo lắp chi tiết khác, chỉ cần tháo lắp đai ốc hãm rồi siết chặt lại là xong.

Hiện nay cũng có một thiết bị đặc biệt được thiết kế để tháo và lắp riêng vít này

Thông qua bài viết trên, các bạn cũng đã nắm được Vít cấy là gì? đặc điểm, phân loại và ứng dụng. Bạn đang cần có nhu cầu mua các sản phẩm như bu lông inox, ốc vít inox,… để phục vụ trong sản xuất, bạn có thể tìm đến đơn vị chúng tôi. Cơ khí Việt Hàn đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, uy tín nhất thị trường hiện nay.

Đánh giá bài viết post

Từ khóa » Thông Số Vít Cấy