Vịt Hầm Sả Cây Thơm Ngon Béo Ngọt Càng ăn Càng Ngon

Vịt hầm sả cây là món ăn chắc chắn khiến cả nhà hay bất cứ tín đồ nào của thịt vịt phát mê đấy. Và giờ đây bạn có thể tự tay làm món ăn đặc biệt này cho cả nhà ăn rồi đấy. Vậy nếu bạn muốn chiêu đãi cả nhà nhé hãy cùng Medplus vào bếp nào.

Thành phần nguyên liệu cho món vịt hầm sả cây

  • Vịt xiêm: ½ con
  • Dừa xiêm: 1-2 trái
  • Nấm rơm: 200g
  • Đậu hủ non: 2 miếng
  • Sả cây, gừng Tỏi, hành tím băm nhuyễn
  • Gia vị thông thường: muối, nước mắm, hạt nêm, đường, bột ngọt
  • Rượu trắng
  • Hành lá cắt khúc 3cm.

Mẹo chọn nguyên liệu cho món vịt hầm sả cây thêm hấp dẫn

Thịt vịt

  • Nên chọn con vịt vừa tầm, nặng, chắc thịt.
  • Nên chọn con da còn trơn nhờn, thịt không có mùi khác lạ.
  • Không chọn những con vịt nhỏ mọc chưa đủ lông
  • Nên chọn vịt đực, vì nó dày mình và đậm thịt hơn so với vịt cái.

Khi mua vịt đã làm sẵn, bạn cần kiểm tra kỹ, nếu vịt bị bơm nước, khi dùng tay

Thịt vịt quá béo sẽ làm món ăn bị béo ngậy dễ ngán.

Mua tại những cửa hàng bán đồ thực phẩm sạch, siêu thị để đảm bảo nguồn gốc cũng như đảm bảo chất lượng.

Thành phần nguyên liệu cho món vịt hầm sả cây
Thành phần nguyên liệu cho món vịt hầm sả cây

Sả

Chọn những cây không sâu, không dập, còn nguyên vẹn.

Nên mua sả cây vì sẽ giữ được hương thơm đặc trưng của sả

Cách làm món vịt hầm sả cây

Bước 1

Thịt vịt ngon nhất là thịt vịt xiêm vì có nhiều thịt, độ ngọt và ít mỡ hơn vịt cỏ.

Vịt mua về bạn nên rửa sạch, chà với muối, rửa lại bằng nước sạch

Sau đó lại chà bằng rượu trắng và gừng, làm như vậy thịt sẽ không bị hôi lông.

Bước 2

Rửa sạch vịt với nước, chặt thành miếng vừa ăn.

Ướp vào thịt vịt 1 muỗng tỏi băm nhuyễn, 1 muỗng hành băm nhuyễn, 1 muỗng sả băm nhuyễn, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt và 1 muỗng đường. Trộn đều, sau cùng cho 2 muỗng canh rượu trắng vào.

Trộn lên một lần nữa, để cho thịt thấm khoảng 30-60 phút

Bước 3

Nấm rơm bỏ rể, ngâm vào nước muối, sau đó rửa sạch, vớt ra để ráo.

Đậu hủ non cắt thành miếng vừa ăn.

Cho nồi lên bếp, bật lửa lớn, cho vịt vào xào săn với lửa lớn, tự vịt sẽ tiết ra mỡ không cần cho dầu ăn.

Khi thấy thịt vịt săn lại thì cho nước dừa xiêm vào, mực nước dừa so với thịt cao hơn khoảng 2 đốt tay.

Bước 4

Cho đầu sả đập dập cà cắt khúc vào. Đun với lửa nhỏ, vớt bọt để nước hầm được trong.

Đến khi vịt mềm thì nêm nếm lại cho vừa khẩu vị, sau đó cho nấm rơm, hành lá cắt khúc và đậu hủ non vào. Tắt bếp.

Dùng nóng với cơm trắng hay bún.

Chấm với nước mắm cho vài khoanh ớt

Cách làm vịt hầm sả cây
Cách làm vịt hầm sả cây

Yêu cầu món vịt hầm sả cây

Thịt vịt mềm, thơm, không bị hôi.

Nước dùng trong, thơm lừng mùi sả.

Bạn có thể thưởng thức dưới hình thức lẩu, có thể nhúng thêm những loại rau vườn như mồng tơi, bông bí, đọt rau lang… rất ngon.

Công dụng món vịt hầm sả cây

Thịt vịt

Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao.

Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe

  • Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, phù nề, tiểu ít
  • Phù nề, dùng cho các trường hợp phù ứ nước trong người
  • Giúp chữa tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, tâm phiền, bị mất ngủ, hay quên

Ăn thịt vịt ít nhất một lần trong tuần sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống.

Sả

Sả là một loại gia vị tuyệt vời trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe. Tác dụng của sả là ngăn ngừa ung thư, giải cảm, giải độc và giảm cân.

Vai trò của cây sả không chỉ là gia vị mà trong y học cổ truyền. Công dụng của cây sả khiến nhiều người phải bất ngờ. Vừa là thảo dược cho sức khỏe vừa là liệu pháp chăm sóc sắc đẹp cho người phụ nữ.

Công dụng vịt hầm sả cây
Công dụng vịt hầm sả cây

Lưu ý khi ăn vịt hầm sả cây

Những ai không nên ăn vịt om sa tế

Do thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm, nên những người dương hư, tỳ vị yếu, lạnh bụng, tiêu lỏng

Người bị ngoại cảm chưa khỏi hẳn, tạm thời chưa nên ăn. Không nên ăn thịt vịt cùng với hồ đào (quả óc chó), mộc nhĩ, thịt ba ba, thịt rùa đen.

Bao gồm những người:

  • Người đang bị cảm
  • Người đang bị ho
  • Người bị bệnh gout
  • Người có hệ tiêu hóa kém
  • Người có thể chất yếu, lạnh

Các triệu chứng

Gây ngứa

Thịt vịt có chứa nhiều protein nên có khả năng gây ngứa khá cao cho cơ địa da nhạy cảm ở một số người.

Những người đang mắc chứng ngứa da hoặc thường xuyên bị ngứa da, dị ứng khi tiếp xúc thức ăn giàu đạm thì nên hạn chế việc ăn thịt vịt.

Gây bệnh về hệ tiêu hóa

Bởi thịt vịt có tính hàn giúp giải nhiệt sẽ khiến cho cơ thể bạn lạnh bụng, tiêu chảy và khó chịu trong người

Thịt vịt chứa nhiều chất béo khiến cho hệ tiêu hóa tăng thêm gánh nặng làm bệnh tình thên nặng hơn.

Gây ho

Thành phần thịt vịt có chất tanh, mà người ho thường phải kiêng tanh. Bởi ăn tanh sẽ khiến người bệnh khó thở. Mùi tanh trong thành phần của thịt vịt sẽ khiến cho người bệnh dễ ho thêm.

Bệnh gout nên hạn chế ăn

Trong thành phần của thịt vit có chứa hàm lượng purin và protein rất cao khiến cho axit uric trong cơ thể con người tăng cao. Vì thế người bị gout nên hạn chế ăn

Vịt hầm sả cây là món ăn đơn giản dễ làm mà cực kì bắt miệng đấy. Nên thưởng thức bên người thân mình là tuyệt nhất. Đừng quên ghé Medplus để cập nhật những kiến thức hữu ích cho sức khỏe nhé.

Bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:

  • Vịt sốt rau củ chua ngọt càng ăn càng ngon, ai cũng mê
  • Vịt om sa tế cay xè lưỡi nhưng ăn không ngừng đũa
  • Vịt chiên sốt me chua chua béo béo càng ăn càng ngon
  • Lẩu vịt chua cay càng ăn càng ngon, cả nhà đều mê
  • Hột vịt lộn chưng ngải cứu đơn giản dễ làm lại giàu dinh dưỡng
  • Lẩu trứng vịt lộn món ăn bồi bổ cả nhà, ai cũng mê
  • Lẩu hột vịt lộn chua cay cho ngày se lạnh cả nhà sum họp

Nguồn: Tổng hợp

Từ khóa » Thịt Vịt Hầm Sả