VJ Là Gì? Phải Làm Gì để Trở Thành Một VJ “hot”? - TopCV Blog
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn nhiều bạn trẻ đã nghe qua danh xưng VJ song chưa thực sự hiểu rõ VJ là gì, sự khác biệt giữa VJ và MC. Blog TopCV sẽ cùng bạn khám phá chi tiết công việc VJ là gì, và làm thế nào để trở thành một VJ có tiếng tăm nhé!
Nội dung bài viết
- Định nghĩa VJ là gì?
- Thuật ngữ VJ có từ bao giờ?
- Công việc của một VJ là gì?
- Những yêu cầu cần có để trở thành một VJ là gì?
- Trí tuệ nhân tạo (AI) – thách thức hay thời cơ của VJ
- Thách thức từ AI đến công việc VJ
- Tận dụng AI để giúp công việc VJ phát triển hơn
- Một số ứng dụng và Chatbot AI giúp hỗ trợ VJ hiệu quả
- Nên thiết kế CV xin việc cho VJ như thế nào?
- Một số câu hỏi khác liên quan đến VJ
Định nghĩa VJ là gì?
VJ là một thuật ngữ tiếng Anh, chỉ những người dẫn dắt nội dung các chương trình âm nhạc trên nền tảng truyền hình. Nếu bạn chưa biết VJ là viết tắt của từ gì, thì VJ là viết tắt của “video jockey” – biến thể từ disc jockey (DJ) – tức người dẫn dắt nội dung các chương trình âm nhạc trên nền tảng truyền thanh (radio). Nếu để so sánh xem VJ khác gì MC thì VJ hẹp hơn (chuyên về các chương trình truyền hình thu sẵn) và có thể được xem là một nhánh nhỏ của MC (Master of Ceremonies) – người dẫn chương trình nói chung (bao gồm cả dẫn các sự kiện trực tiếp).
Thuật ngữ VJ có từ bao giờ?
Thuật ngữ VJ ra đời chính thức vào năm 1981, khi kênh âm nhạc MTV ra đời cùng với 5 người dẫn chương trình cho kênh. Ở Việt Nam, vào năm 1998, tên gọi VJ xuất hiện tại Việt Nam với chương trình MTV Most Wanted trên kênh VTV3, với cặp đôi VJ Thúy Hằng – Thúy Hạnh, sau đó là Anh Tuấn, Diễm Quỳnh (nay đều là những MC, BTV nổi tiếng của VTV). Vào năm 2012, kênh truyền hình MTV Việt Nam xuất hiện, cùng với đó là kênh truyền hình dành riêng cho giới trẻ YanTV, đã tạo nên một thế hệ VJ mới trẻ trung, có vốn tiếng Anh tốt, bắt nhịp xu hướng âm nhạc thế giới.
Cho tới hiện tại, VJ không còn chỉ gói gọn trong công việc dẫn dắt chương trình âm nhạc cho các kênh truyền hình. Với sự bùng nổ của truyền thông mạng xã hội và sự phát triển của các kênh truyền thông sở hữu (owned media), các nền tảng chia sẻ nội dung mới (Youtube, Podcast trên Spotify/Apple Music,…) mà công việc VJ đã trở thành một phóng viên ngành nghệ thuật (âm nhạc, phim ảnh, sáng tạo nội dung), tự xây dựng kịch bản, biên tập và dàn dựng cho chính chương trình của mình. Một trong những VJ nổi bật nhất tại Việt Nam hiện nay là VJ Thùy Minh với các kênh talkshow như Bitches in town, Không cay không về (Billboard Vietnam), Have a sip (Vietcetera),…
>>> Xem thêm: Nhân viên truyền thông nội bộ là gì? Lương có cao không?
Công việc của một VJ là gì?
Tùy thuộc vào chương trình mà VJ phụ trách, họ sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung VJ sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ chính như sau:
Nắm chắc kịch bản chương trình
Với những VJ cho chương trình truyền hình, thường sẽ có sẵn kịch bản do biên tập viên sản xuất. Do đó, nhiệm vụ của VJ là phải nắm chắc kịch bản chương trình, hiểu rõ từng phần của kịch bản và tự xây dựng cho mình những phân cảnh thoại phù hợp.
Với những VJ là host của show, công việc xây dựng kịch bản thường do chính họ đảm nhận (và họ cũng chính là biên tập viên cho chương trình, chịu trách nhiệm biên tập hậu kì và dàn dựng cho chương trình. Ví dụ như VJ Thùy Minh, cô là người lên kịch bản cho toàn bộ các talkshow của mình
Truyền tải nội dung chương trình
Công việc của một VJ là dẫn dắt người xem theo dõi nội dung chương trình từ đầu tới cuối một cách hấp dẫn nhất, truyền tải đầy đủ những thông tin đã được xây dựng theo kịch bản. Đồng thời có thể sáng tạo thêm những chi tiết mới lạ hơn so với kịch bản, nhằm mang tới chương trình thu hút người xem.
Giao tiếp, phỏng vấn khách mời
Những chương trình âm nhạc thường có phần giao lưu, phỏng vấn những ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc,… Do đó, công việc phỏng vấn khách mời là một công việc quan trọng của VJ. Khán giả luôn thích thú khi nghe các ca sĩ, nhạc sĩ chia sẻ câu chuyện của mình. Nhiệm vụ của VJ là xây dựng kịch bản phỏng vấn thật khéo léo, hấp dẫn, giúp khán giả và nghệ sĩ giao lưu với nhau một cách gần gũi nhất.
Những yêu cầu cần có để trở thành một VJ là gì?
Để trở thành một VJ, trước hết cần có kiến thức nhất định về mảng nội dung mình sẽ dẫn. Đó có thể là âm nhạc, phim ảnh, showbiz, hay sáng tạo nói chung. Nếu không có kiến thức căn bản mà chỉ học thuộc kịch bản, VJ sẽ khó có thể tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt cho chương trình của mình, đôi khi còn dẫn đến sự thiếu tự tin hoặc nói sai, nói vấp khi dẫn.
Bên cạnh đó, VJ cần rèn luyện những kỹ năng MC kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng dẫn dắt người xem. Những yếu tố cơ bản của nghề MC cũng cần được đảm bảo như giọng nói lưu loát, truyền cảm, không nói ngọng, không phát âm sai,… Có ngoại hình sáng cùng khả năng diễn xuất, gương mặt có biểu cảm tốt và ánh mắt linh hoạt sẽ là điểm cộng lớn khi muốn trở thành một VJ.
>>> Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? Cải thiện kỹ năng giao tiếp cho người hướng nội
Trí tuệ nhân tạo (AI) – thách thức hay thời cơ của VJ
Sự bùng nổ của các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) đang có những tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực trong đời sống, trong đó có nghề VJ. AI có thể được ứng dụng trong nhiều công việc của VJ, từ việc tổng hợp thông tin, viết kịch bản, đến dẫn chương trình. Điều này đặt ra những thách thức và thời cơ mới cho nghề VJ.
Thách thức từ AI đến công việc VJ
Một trong những thách thức lớn nhất của AI đối với nghề VJ là khả năng thay thế một số công việc của VJ. AI có thể được sử dụng để tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, viết kịch bản chương trình, hoặc thậm chí dẫn chương trình tự động. Điều này có thể dẫn đến sự dư thừa lao động đối với những VJ không có khả năng cạnh tranh với AI.
Ngoài ra, AI cũng có thể tạo ra những chương trình có chất lượng cao hơn so với chương trình do con người thực hiện. Điều này có thể khiến khán giả dần dần mất đi hứng thú với các chương trình do VJ thực hiện.
>>> Tìm hiểu thêm: KOLs là gì và tầm quan trọng của KOLs trong marketing
Tận dụng AI để giúp công việc VJ phát triển hơn
Bên cạnh những thách thức, AI cũng mang lại những thời cơ mới cho nghề VJ. AI có thể giúp VJ nâng cao hiệu suất làm việc, tạo ra những chương trình sáng tạo hơn, và tiếp cận với khán giả rộng lớn hơn. Cụ thể như sau:
- Về hiệu suất làm việc: AI có thể giúp VJ tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tổng hợp thông tin, viết kịch bản, hoặc nghiên cứu thị trường. Điều này giúp VJ có thêm thời gian để tập trung vào việc sáng tạo nội dung và tương tác với khán giả.
- Về tính sáng tạo: VJ có thể tạo ra những chương trình có nội dung độc đáo và hấp dẫn hơn với sự giúp đỡ từ AI. AI có thể được sử dụng để tạo ra những hình ảnh, âm thanh, và hiệu ứng đặc biệt mà con người không thể tạo ra được.
- Về khả năng tiếp cận: AI có thể giúp VJ tiếp cận với khán giả rộng lớn hơn. AI có thể được sử dụng để tạo ra những chương trình có thể được xem trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cả mạng xã hội và các thiết bị di động.
>>> Tìm hiểu thêm: Vlog là gì? Vlogger là ai và bí quyết làm vlog bắt kịp xu hướng
Một số ứng dụng và Chatbot AI giúp hỗ trợ VJ hiệu quả
Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng, Chatbot AI sau đây để hỗ trợ công việc VJ của mình. Bao gồm:
- Linguakit: Ứng dụng AI giúp tự động phân tích và tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian và công sức, phân tích tâm trạng của khán giả trên mạng xã hội, giúp VJ tương tác hiệu quả hơn, tự động trả lời câu hỏi của khán giả, giúp VJ tập trung vào việc dẫn chương trình.
- RESOOMER: Hỗ trợ tóm tắt nhanh chóng và chính xác các bài báo dài, giúp tiết kiệm thời gian nghiên cứu, tìm ra các cụm từ và khái niệm quan trọng trong một văn bản, giúp VJ hiểu rõ nội dung, tùy chỉnh độ dài của bản tóm tắt, giúp VJ có được thông tin cần thiết.
- Chat GPT: Viết sơ bộ kịch bản của chương trình, giúp tiết kiệm thời gian và công sức, chuyển đổi ngôn ngữ, giúp VJ tiếp cận với khán giả quốc tế.
- Grammarly: Phát hiện và sửa lỗi ngữ pháp, chính tả và dấu câu, giúp nâng cao chất lượng nội dung, cung cấp gợi ý để cải thiện cấu trúc câu và phong cách viết, giúp VJ trở thành những người dẫn chương trình chuyên nghiệp hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: Nghề quản lý KOL là gì và mức thu nhập có “khủng” như lời đồn?
Nên thiết kế CV xin việc cho VJ như thế nào?
CV xin việc là một trong những yếu tố quan trọng quyết định cơ hội được tuyển dụng của bạn. Đặc biệt, với nghề VJ, CV cần được thiết kế một cách chuyên nghiệp và nổi bật để thu hút nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số tips giúp bạn thiết kế CV xin việc cho VJ:
- Chọn mẫu CV phù hợp với ngành nghề và mức độ kinh nghiệm của mình.
- Trình bày rõ ràng, khoa học để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt thông tin. Bạn nên sử dụng font chữ dễ đọc, bố cục hợp lý và sử dụng các tiêu đề, gạch đầu dòng để phân chia nội dung.
- Nhấn mạnh các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí VJ đang ứng tuyển trong CV của mình.
- Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp, tránh sử dụng từ ngữ địa phương hoặc tiếng lóng, kiểm tra chính tả, ngữ pháp cẩn thận trước khi gửi CV.
Hiện nay, có rất nhiều mẫu CV được thiết kế sẵn với các phong cách khác nhau mà bạn có thể tận dụng. Trong đó, bạn có thể tham khảo các mẫu CV trên các trang web tuyển dụng, hoặc sử dụng các công cụ tạo CV trực tuyến như TopCV.vn.
TopCV.vn là một trang web tuyển dụng uy tín cung cấp nhiều mẫu CV chuyên nghiệp, phù hợp với từng ngành nghề, mức độ kỹ năng kinh nghiệm khác nhau. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV trên TopCV.vn để có thêm ý tưởng thiết kế CV cho mình.
Một số câu hỏi khác liên quan đến VJ
Bên cạnh những thông tin trên, bạn có thể tham khảo thêm một số nội dung khác liên quan đến vị trí VJ như sau:
VJ và MC có giống nhau không?
VJ và MC khác nhau về vai trò chính. VJ (Video Jockey) chủ yếu làm việc trên các phương tiện truyền hình và trực tuyến, tập trung vào việc giới thiệu và phát sóng video. Trong khi đó, MC (Master of Ceremonies) thường xuất hiện trong các sự kiện trực tiếp, là người dẫn chương trình, tương tác với khán giả, và điều khiển sự kiện.
>>> Tìm hiểu thêm: Nghề tiktoker là gì? Cách trở thành hot tiktoker ‘hái ra tiền’?
Có những vị trí VJ nào phổ biến?
Một số vị trí VJ phổ biến như sau:
- VJ âm nhạc.
- VJ thể thao.
- VJ thời trang.
- VJ giải trí.
- VJ thời sự.
- VJ khoa học.
- VJ du lịch.
Mức thu nhập của vị trí VJ là bao nhiêu?
Mức thu nhập của vị trí VJ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm, vị trí công việc, và quy mô của công ty. Bạn có thể tham khảo mức thu nhập trung bình của vị trí này như sau:
- VJ mới ra trường, chưa có kinh nghiệm: Từ 5 – 10 triệu đồng/tháng.
- VJ đã có kinh nghiệm, đảm nhiệm vị trí cao hơn: Từ 20 – 50 triệu đồng/tháng.
- VJ nổi tiếng có thể đạt hàng trăm triệu đồng/tháng.
Mong rằng, thông qua những chia sẻ, tìm hiểu công việc VJ là gì, VJ khác gì MC? Phải làm gì để trở thành một VJ “hot”? đã giúp bạn nắm rõ hơn về công việc VJ ,cũng như tương lai và cơ hội phát triển của ngành này. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm ngành truyền thông hoặc MC dẫn chương trình thì hãy lựa chọn TopCV. Tại đây có kho việc làm HOT thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Từ khóa » Vj ánh Sáng
-
VJ Là Gì? Công Việc Khơi Gợi Cảm Hứng âm Nhạc Của Thính Giả
-
VJ Là Gì? Công Việc Và Kỹ Năng Cần Có để Trở Thành VJ Chuyên Nghiệp
-
200+ Vj & Video, Clip HD & 4K Vòng Miễn Phí - Pixabay
-
Klub One Cần Tuyển : • Nữ VJ - Chỉnh Ánh Sáng • Yêu Cầu - Facebook
-
VJ Là Nghề Gì? Khám Phá Những điều Thú Vị Về Nghề VJ - JobsGO
-
Âm Nhạc Sân Khấu đèn Chiếu Sáng ánh Sáng đèn Sân Khấu đèn Led ...
-
Pin On Hình ảnh - Pinterest
-
Phụ Kiện LS 60 Softbox Chính Hãng, Giá Tốt - VJShop
-
Aputure Spotlight Mini Zoom Giá Tốt Bảo Hành 12 Tháng Tại VJshop
-
Ánh Sáng Trong Phòng Ngủ Ban đêm Có Tốt Cho Sức Khỏe?
-
VJ Là Gì? Khám Phá Những điều Thú Vị Về Nghề VJ
-
Video Nền Hiệu ứng ánh Sáng Rực Rỡ VJ Video MP4 - Pikbest
-
VJ Là Gì? Làm Thế Nào để Trở Thành VJ Thành Công?