Vợ Chồng Cãi Nhau, Xúc Phạm Nhau Phải Làm Gì? - Luật Sư X

Trong quan hệ hôn nhân, những tranh cãi và bất đồng mới khiến 2 bên hiểu và thông cảm lẫn nhau hơn. Thậm chí ngay cả những cặp đôi hoàn toàn “tâm đầu ý hợp” cũng không thể tránh khỏi cãi vã, bởi đó là cơ sở tạo nên một mối quan hệ vững chắc. Tuy nhiên, khi tranh cãi không thể giải quyết, vợ chồng xúc phạm lẫn nhau thì rất dễ làm cho cuộc hôn nhân đứt gánh.

Vợ chồng cãi nhau, xúc phạm nhau phải làm gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vợ chồng cãi nhau, xúc phạm nhau

Khi cãi nhau, xúc phạm đối phương được sử dụng như một công cụ trút bỏ sự bất mãn để dành lấy ưu thế. Những lời này sẽ chỉ phá hủy lòng tự trọng của đối phương, đẩy mâu thuẫn lên cao trào, xảy ra nhiều việc đáng tiếc.

Lòng tự tôn của cánh mày râu rất lớn, không anh nào có thể chịu được sự kích thích từ người khác, đặc biệt là người vợ đầu ấp tay gối. Anh ấy sẽ cảm thấy bị xúc phạm, nghi ngờ năng lực bản thân. Trong lúc nóng nảy, tranh cãi, họ sẽ thể hiện bản thân bằng cách cố làm bằng được. Đàn ông so với phụ nữ lại càng nóng nảy và khó kiềm chế bản thân. Nhất là khi bị thách thức, họ rất hay thể hiện bản thân bằng cách cố làm cho bằng được. Hậu quả của những lần “giận quá mất khôn” là không thể tưởng tượng, nằm ngoài kiểm soát.

Trong hôn nhân, ly hôn là một từ rất nhạy cảm. Nếu bất cẩn nói ra từ này sẽ rất dễ phá vỡ mối dây liên kết tình cảm giữa vợ chồng, khiến cho mâu thuẫn gia đình trở nên gay gắt. Thậm chí nhiều chị em còn viết đơn ly hôn và bảo anh ta “ký đi, tôi mệt mỏi lắm”. Biết rằng, đây chỉ là lời nói dọa dẫm, hoặc mang tính thách thức nhiều hơn. Bạn nên nhớ việc anh ấy làm đầu tiên khi nghe câu nói đó là ký luôn vào đơn chứ không phải xin lỗi hay níu kéo bạn.

Hai người yêu nhau để đi đến được hôn nhân, xây dựng một gia đình không hễ dễ dàng. “Ly hôn” là hai chữ không nên tùy tiện nói ra. Vợ chồng sống với nhau hạnh phúc đến đầu bạc răng long mới là điều khó chứ nếu ly hôn là giải quyết được mọi vấn đề thì nó quá ư là dễ dàng.

Vợ chồng xúc phạm nhau có vi phạm pháp luật không?

Theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần và kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. Trong số các hành vi bao lực gia đình quy định tại Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình, có hành vi “ lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm” và hành vi “ ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em với nhau”.

Vợ chồng cãi nhau, xúc phạm nhau phải làm gì?
Vợ chồng cãi nhau, xúc phạm nhau phải làm gì?

Do đó, vợ chồng xúc phạm gia đình vợ là hành vi bạo lực gia đình, bị pháp luật nghiêm cấm. Người thực hiện hành vi này tùy theo tính chất, mức độ mà có thể bị áp dụng các hình thức xử lý cảnh cáo, xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bị xúc phạm có thể đơn phương ly hôn không?

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: Bản án hoặc quyết định.

Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án.

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rõ về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn. Theo đó, vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành, tòa án sẽ giải quyết ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Điều 21 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

Khi muốn ly hôn đơn phương thì cần phải có căn cứ chứng minh việc chồng bạn vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng (thông qua hình ảnh, video, người làm chứng…), làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài. Khi đó, tòa án sẽ chấp thuận việc đơn phương ly hôn.

Mời bạn xem thêm:

  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nghị định 167
  • Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác có bị đi tù không?

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: Trích lục ghi chú ly hôn, thành lập công ty mới, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, giấy trích lục kết hôn, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam,trích lục khai tử bản chính, xác nhận tình trạng độc thân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Chồng hay xúc phạm vợ và gia đình vợ thì có bị phạm tội không?

Theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gai đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần và kinh tế đối với các thành viên trong gia đình. Trong số các hành vi bạo lực gai đình quy định tại Luật Phòng chống bạo lực gia đình có hành vi “lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm” và hành vi “ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em với nhau”.Do đó, chồng xúc phạm gia đình vợ là hành vi bạo lực gia đình, bị pháp luật nghiêm cấm. Người thực hiện hành vi này tùy theo tính chất, mức độ mà có thể bị áp dụng các hình thức xử lý cảnh cáo, xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các hình thức xử lý hành vi chồng xúc phạm vợ

– Buộc chấm dứt hành vi chồng xúc phạm – Xử phạt vi phạm hành chính hành vi chồng xúc phạm vợ– Truy cứu trách nhiệm hình sự

Bị chồng xúc phạm, vợ có quyền đơn phương ly hôn không?

Hiện nay, pháp luật chưa có một chế định nào quy định việc chồng xúc phạm vợ có phải là căn cứ ly hôn hay không. Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được thì bạn có quyền đơn phương ly hôn.Tuy nhiên, bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Bởi vì quyết định này ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của bạn và cuộc sống của con bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Cái Phải Làm Gì