Vỡ Nợ Không Còn Khả Năng Trả Thì Xử Lý Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Vỡ nợ không còn khả năng trả thì xử lý như thế nào là vấn đề mà nhiều người đang quan tâm. Hiện nay, nhu cầu vay mượn ngày càng nhiều đi kèm là những rủi ro ngày càng lớn. Có những trường hợp vay vốn để làm ăn nhưng lại thua lỗ, vỡ nợ dẫn đến tình trạng không còn khả năng trả thì chủ nợ phải làm sao, thiếu nợ không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Bài viết, dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các vấn đề pháp lý xoay quanh chủ đề này.
Vỡ nợ không còn khả năng trả
Mục Lục
- 1 Vỡ nợ là gì?
- 2 Vỡ nợ không có khả năng chi trả thì xử lý như thế nào?
- 3 Các trường hợp vay nợ chuyển thành quan hệ hình sự
- 4 Hướng xử lý khi con nợ không trả tiền vay
- 4.1 Tố giác tội phạm
- 4.2 Khởi kiện yêu cầu bên vay thanh toán nợ
- 4.2.1 Hồ sơ khởi kiện
- 4.2.2 Thủ tục thực hiện
- 5 Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ vay
Vỡ nợ là gì?
Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Như vậy vay tiền chính là vay tài sản.
Việc vay tiền là quan hệ dân sự, được điều chỉnh bởi các quy định của luật dân sự. Nếu có tranh chấp về hợp đồng vay tiền thì các bên có thể gửi đơn tới Tòa án nơi bị đơn cư trú để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Vỡ nợ là việc không trả được nợ bao gồm cả lãi hoặc gốc của một khoản vay hay chứng khoán.
Vỡ nợ có thể xảy ra khi người vay không thể thực hiện thanh toán kịp thời, bỏ lỡ thời gian thanh toán hoặc tránh hoặc ngừng thanh toán.
Các cá nhân, doanh nghiệp và thậm chí các quốc gia có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ nếu họ không thể tiếp tục nghĩa vụ nợ của mình. Rủi ro vỡ nợ thường được tính toán trước bởi các chủ nợ.
>>Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng vay tài sản giải quyết như thế nào?
Hợp đồng vay
Vỡ nợ không có khả năng chi trả thì xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015.
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, tùy theo việc thỏa thuận khi vay có trả lại hay không mà ngoài việc phải trả số tiền gốc vay thì người vay còn phải trả tiền lãi. Trong trường hợp quá hạn theo thỏa thuận nhưng không trả thì bên vay phải chịu trả tiền lãi chậm trả và bồi thường thiệt hại nếu có.
Trên thực tế, quan hệ vay tài sản là giao dịch mang nhiều tiềm ẩn rủi ro. Để hạn chế các rủi ro đó, pháp luật Việt Nam đã quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,..Từ đó, khi bên vay tiền mất khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp, tài sản cầm cố,…Hoặc bên vay có thể yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.
Trong trường hợp bên vay tiền không có tài sản thế chấp, cầm cố mất khả năng chi trả nợ thì bên cho vay gần như không có cơ hội lấy lại tài sản. Khi đó, quyền lợi của bên cho vay bị xâm phạm. Căn cứ quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì khi quyền lợi bị xâm phạm, bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay nợ gốc, lãi và bồi thường thiệt hại.
>>> Xem thêm: Hướng giải quyết khi con nợ mất khả năng thanh toán
Các trường hợp vay nợ chuyển thành quan hệ hình sự
Việc vay nợ chỉ chuyển thành quan hệ hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: Cơ quan công an có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh là người vay tiền không phải là có ý định vay mượn thật mà chỉ là thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin, tài liệu không đúng sự thật, không có thật làm cho nạn nhân hiểu lầm mà giao tài sản, sau khi nhận được tài sản của nạn nhân thì không có ý định trả lại tài sản (chiếm đoạt).
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: Người vay tiền không trả có thể bị truy cứu hình sự về tội danh này khi:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
>>> Xem thêm: Thiếu Nợ Không Trả Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Không?
Hướng xử lý khi con nợ không trả tiền vay
Tố giác tội phạm
Nếu có căn cứ xác định bên vay có dấu hiệu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bên cho vay có quyền làm đơn tố giác tội phạm gửi đến Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát hoặc cơ quan tố chức khác theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Sau khi tiếp thông tin tố giác tội phạm sẽ được cơ quan tiếp nhận gửi ngay đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Khởi kiện yêu cầu bên vay thanh toán nợ
Hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện cần có những nội dung về thông tin cá nhân của bạn, của những người nợ tiền, hóa đơn, chứng từ, giấy vay nợ,…để chứng minh về việc những người đó nợ tiền.
- Căn cước công dân của người khởi kiện, giấy tờ pháp lý của tổ chức khởi kiện;
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo chứng minh yêu cầu khởi kiện: Hợp đồng vay, thông tin giao nhận tiền vay,…
>> Xem thêm: Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự bao gồm những gì?
Mẫu đơn khởi kiện
Thủ tục thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Bước 2: Xem xét đơn khởi kiện
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ xem xét đơn và đưa ra một trong các quyết định:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 3: Thông báo tạm ứng án phí
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 4: Thụ lý vụ án và ra thông báo giải quyết vụ án
Sau khi người khởi kiện nộp biên lai tạm ứng án phí, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Bước 5: Chuẩn bị xét xử
Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Thẩm phán sẽ căn cứ vào các tình tiết vụ việc và ra một trong các quyết định sau:
- Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
- Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
- Đưa vụ án ra xét xử.
Bước 6: Xét xử sơ thẩm
Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 7: Xét xử phúc thẩm (nếu có)
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị
Cơ sở pháp lý: khoản 2, 3 Điều 191; khoản 1, 3 Điều 195; khoản 1 Điều 196; khoản 3, 4 Điều 203; Điều 270 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ vay
- Tư vấn các quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản, lãi và lãi suất trong hợp đồng vay;
- Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản;
- Tư vấn hướng giải quyết khi con nợ mất khả năng thanh toán
- Tư vấn và đánh giá ưu, nhược điểm của hồ sơ vụ việc và rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng vay;
- Soạn thảo các đơn từ, văn bản cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng vay;
- Đại diện làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và có liên quan;
- Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong vụ án;
- Thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo (nếu có) đối với hành vi sai phạm trong quá trình giải quyết vụ án;
- Các công việc khác theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật.
Trả nợ gốc và lãi đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng vay là nghĩa vụ của bên vay. Khi bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên cho vay có thể khởi kiện yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì bên cho vay có thể làm đơn tố giác. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.
>> Bài viết liên quan nợ vay có thể bạn quan tâm:
Phải làm gì khi đã có bản án nhưng bị đơn vẫn không trả nợ?
- Hướng Xử Lý Tài Sản Đã Thế Chấp Khi Không Có Đủ Khả Năng Trả Nợ
Từ khóa » Hang Nợ Bao Nhiêu
-
Nợ Tiền Bao Nhiêu Thì Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự ?
-
Các Khoản Nợ - Kỹ Năng Tài Chính Cho Tất Cả Mọi Người
-
Nợ Ngân Hàng Bao Nhiêu Thì Bị Khởi Kiện? - Luật Hoàng Phi
-
Nợ Bao Nhiêu Tiền Thì Bị Truy Tố? Thiếu Nợ Bao Nhiêu Thì Bị đi Tù?
-
Công Ty ông Trịnh Văn Quyết Và Bà Nguyễn Phương Hằng Nợ OCB ...
-
CÁC KHOẢN VAY VÀ NỢ – BẠN CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ
-
Thiếu Nợ Không Trả Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Không?
-
Nợ Ngân Hàng Bao Nhiêu Thì Bị Khởi Kiện? - Luật Sư Tư Vấn
-
Tài Sản Bảo đảm Nhưng Chưa Chắc đã Là “đảm Bảo” - Agribank
-
Nợ Xấu Bao Lâu Thì Bị Ngân Hàng Kiện Ra Tòa? - LuatVietnam
-
Đại Nam Cõng Khối Nợ 6.500 Tỷ Đồng, Công Ty Hoạt Động Ra Sao ...
-
Công Cụ Tính Toán - Agribank