Vợ Sinh Chồng Nghỉ Có được Hưởng Lương
Có thể bạn quan tâm
Trong bài viết dưới đây, Công ty Tư vấn luật Inslaw sẽ tư vấn cho bạn về chế độ thai sản dành cho lao động nam có vợ sinh con.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các trường hợp người lao động được hưởng chế độ thai sản là:
- Lao động là nữ mang thai;
- Lao động là nữ sinh con;
- Lao động là nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi (con nuôi dưới 06 tháng tuổi);
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, hoặc người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Như vậy, vợ sinh con, chồng có thể nghỉ thai sản với điều kiện người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian hưởng chế độ thai sản
Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014, người chồng (người lao động nam) đáp ứng điều kiện như đã nêu ở phần trên được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản như sau:
- 05 ngày làm việc khi có vợ sinh con;
- 07 ngày làm việc khi có vợ sinh phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- 10 ngày làm việc khi vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm một con thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- 14 ngày làm việc khi có vợ sinh đôi trở lên mà phải sinh phẫu thuật.
Nếu chỉ có người chồng tham gia BHXH, có người vợ chết sau khi sinh con hoặc sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con do gặp rủi ro trong quá trình sinh sản và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, Tết và nghỉ hàng tuần.
Mức hưởng chế độ thai sản
Mức hưởng chế độ thai sản của chồng đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Để tính mức hưởng chế độ thai sản theo tháng, thì mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 06 tháng trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, mức hưởng = BQ lương 6 tháng / 24 x số ngày được nghỉ.
Nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đóng chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân của tiền lương các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ: Lương bình quân tháng đóng BHXH của lao động nam (chồng) là 6 triệu đồng/tháng. Lao động nam này có vợ sinh con nên theo quy định sẽ được nghỉ 05 ngày làm việc. Số tiền thai sản mà lao động này nhận được là 6.000.000 đồng / 24 x 5 = 1.250.000 đồng.
Bài viết liên quan Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâuTrợ cấp một lần khi sinh con
Nếu vợ sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con. Trong trường hợp này, chồng được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Trợ cấp một lần = mức lương cơ sở x 2 x số con.
Trợ cấp một lần trong trường hợp chồng tham gia bảo hiểm xã hội cũng được áp dụng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản nhưng người cha đủ điều kiện.
Chồng cần làm gì để được hưởng chế độ thai sản
Bước 1: Nộp tài liệu cho người sử dụng lao động
Để lao động nam được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con cần gửi: Bản sao giấy chứng sinh/ Bản sao giấy khai sinh/ Trích lục khai sinh. Nếu thuộc trường hợp vợ sinh phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà không được thể hiện trên giấy chứng sinh, thì cần cả giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh. Nếu thuộc trường hợp con chết sau sinh thì cần trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của vợ.
Bước 2: Lập hồ sơ
Trong 10 ngày kể từ ngày nhận tài liệu từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau khi lao động nam đi làm trở lại, trong 55 ngày thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan bảo hiểm xã hội, quá thời hạn trên sẽ không được giải quyết.
Bài viết liên quan Vợ sinh mổ chồng được nghỉ mấy ngàyBước 3: Giải quyết hồ sơ
Thời gian giải quyết và chi trả chế độ thai sản của cơ quan bảo hiểm:
- Nếu người sử dụng lao động đề nghị thì trong tối đa 06 ngày làm việc;
- Nếu người lao động, thân nhân người đó nộp thì trong tối đa 03 ngày làm việc.
Trên đây là những nội dung cơ bản nhất về chế độ thai sản cho lao động nam khi có vợ sinh con mà Inslaw muốn gửi tới, trả lời cho câu hỏi “Vợ sinh con chồng được nghỉ mấy ngày”. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được cho bạn khi tham gia lao động.
Để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý của Inslaw tư vấn cụ thể, đầy đủ và chuẩn xác nhất về quy định mới nhất của luật bảo hiểm xã hội, vui lòng liên hệ theo số hotline của công ty: CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW – Tư Vấn Doanh Nghiệp.
About The Author
Nguyễn Minh Hải – Hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn luật doanh nghiệp
Ông Nguyễn Minh Hải với 20 năm kinh nghiệm tư vấn , hành nghề Luật tại Việt Nam liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài; mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; Luật doanh nghiệp; giải quyết tranh chấp thương mại; Sở hữu trí tuệ; tranh tụng và giải quyết tranh chấp; bảo hiểm và ngân hàng.
See author's posts
Từ khóa » Vợ Hỏi Lương Chồng
-
Vợ Tịch Thu Hết Lương Của Chồng, Bị Phạt đến 20 Triệu đồng?
-
VỢ TỊCH THU, GIỮ HẾT TIỀN LƯƠNG CỦA CHỒNG | Nhu Y Law Firm
-
Vợ Và Chồng - Ai Nên Cầm Tiền Lương? | Vietcetera
-
Vợ 'tịch Thu' Lương Chồng, Coi Chừng Bị Phạt - PLO
-
Vợ Có Nhất định Phải Giữ Thẻ Lương Của Chồng Không? - Báo Phụ Nữ
-
“Chồng Bạn Lương Tháng Bao Nhiêu?" - Báo Phụ Nữ
-
Là Phụ Nữ đừng Nên Quản Lý Tiền Lương Của Chồng - VnExpress
-
Có Nên 'nộp Tiền Lương' Cho Vợ? - VnExpress Đời Sống
-
Vợ Kiểm Soát Chặt Tiền Của Chồng Có Thể Bị Phạt đến 20 Triệu đồng
-
Vợ Hỏi Lương, Chồng Dùng Búa đánh đến Bất Tỉnh ...
-
Lương Của Chồng Sẽ Chuyển Vào Tài Khoản Của Vợ Khi Nào?
-
Vợ Hỏi Lương, Chồng Dùng Búa đánh đến Bất Tỉnh ...
-
Vợ Giữ Tiền Lương Của Chồng - Đọc Báo, Tin Tức Mới Nhất 24h Qua