Vòng đời Của Ruồi - Ruồi Sống Trong Bao Lâu? - BioFix
Có thể bạn quan tâm
Khi nói đến ruồi, chúng ta thường quan tâm đến những phiền toái mà chúng mang lại. Nhưng rất ít ai biết được tuổi thọ của ruồi là bao lâu cũng như vòng đời của chúng như thế nào. Và bài viết này của BioFix sẽ giúp bạn hiểu thêm về sự sống của loài côn trùng này!
Vòng đời của ruồi nhà
Ruồi có 4 giai đoạn phát triển là: trứng, ấu trùng, nhộng, và giai đoạn trưởng thành. Mỗi giai đoạn tồn tại ở những khoảng thời gian khác nhau. Nếu trong điều kiện lý tưởng có nhiệt độ nóng ẩm, ruồi chỉ mất từ 7 -10 ngày để hoàn thành vòng đời (từ trứng đến trưởng thành)
1. Giai đoạn 1: Trứng
Ruồi cái sau khi được thụ tinh từ ruồi đực, chúng sẽ tìm đến một nơi thuận tiện nhất để vừa để trứng. Trứng ruồi có hình trụ, màu trắng đục dài khoảng 1.2mm, trứng ruồi nở trong vòng 1 ngày sau khi đẻ. Trung bình, một con ruồi có thể đẻ 500 trứng trong đời, mỗi lần từ 75-150 trứng.
2. Giai đoạn 2: Ấu trùng (giòi)
Ấu trùng (hay còn gọi là giòi) là giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của ruồi. Dòi mềm, trắng, không chân, chúng tránh ánh sáng và tìm kiếm nhiệt độ tối ưu là từ 45-500C. Kích thước của một ấu trùng ruồi dài khoảng 3-9mm. Nó sẽ có hai lần lột da để tăng kích thước cơ thể lên cho phù hợp.
Sau khi ấu trùng chui ra khỏi trứng, chúng sẽ ăn các chất hữu cơ xung quanh, hấp thụ protein và dưỡng chất để tiến hóa thành nhộng. Đến một thời điểm nhất định, giòi sẽ chui vào nơi tối tăm chuẩn bị cho việc hóa nhộng
3. Giai đoạn 3: Nhộng
Đây là giai đoạn thứ ba trong vòng đời của ruồi. Nhộng là một cái kén có chứa ấu trùng đang tiến hóa dần thành ruồi.
Nhộng có hình trụ, đầu tròn và dài khoảng 1,2mm. Ban đầu, chúng có màu vàng nhạt, sau đó sẫm dần và thành màu nâu đỏ. Cuối cùng sẽ trở thành màu đen. Nhộng ruồi không ăn không hoạt động, sau một thời gian nhộng nở ra ruồi trưởng thành và chui lên khỏi mặt đất (tỷ lệ đực cái là 1:1, con đực nở trước con cái 12-24 giờ)
Giai đoạn chuyển từ nhộng thành ruồi trưởng thành có thể chỉ từ 2-6 ngày nếu trong nhiệt độ lý tưởng, 20 ngày nếu thời tiết xấu.
4. Giai đoạn 4: Ruồi trưởng thành
Khi có đủ 6 chân và một đôi cánh, ruồi sẽ tự phá kén chui ra. Kích thước của ruồi trưởng thành là từ 5-8 mm (tùy theo loài), toàn bộ cơ thể được phủ bởi lông. 2 giờ sau khi khô cánh thì ruồi bay đi, khi ruồi bay được chúng tích cực kiếm ăn ngay, hướng đến nơi có chất bột, đường…
Nhưng khi trưởng thành , cơ thể chúng muốn được phát triển đầy đủ, trọn vẹn nhất thì ruồi đực sẽ có 16 giờ để hoàn thiện còn ruồi cái lâu hơn một chút – mất 24 giờ.
Ruồi sau khi nở 2 ngày bắt đầu giao phối, sau đó 2 – 3 ngày thì đẻ trứng, mỗi lần đẻ từ 100 – 150 trứng; khi đói ruồi không thể giao phối được và nếu thức ăn thiếu chất đạm thì trứng thường không phát triển
Từ khóa » Vòng đời Sinh Học
-
Vòng đời Sinh Học Của Con Người - Wikiversity Beta
-
Vòng đời Sinh Học - Wikimedia Tiếng Việt
-
Vòng đời (Sinh Học) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Vòng đời Sinh Học - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Đặc điểm Sinh Học Và Vai Trò Gây Bệnh Của Ve - Viện Sốt Rét
-
Vòng đời Trưởng Thành Montessori | Shopee Việt Nam
-
Vòng đời Các Sản Phẩm Sinh Học Phân Hủy Hoàn Toàn AnEco
-
Vòng đời Của Tế Bào Trong Cơ Thể Người | Vinmec
-
VÒNG ĐỜI CỦA HỘP BÃ MÍA PHÂN HỦY SINH HỌC - Joy Food
-
Đại Cương Sán Dây-cestoda - Health Việt Nam
-
'Vòng đời Khuôn Mẫu' Của Học Sinh Việt - VnExpress
-
Vòng đời Trưởng Thành - Nam | Giáo Cụ Montessori Đồ Chơi Giáo Dục