'Vòng đời Khuôn Mẫu' Của Học Sinh Việt - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Tôi là một đứa ham tìm hiểu, có thể nói như vậy về tôi bởi từ nhỏ tôi luôn muốn biết mọi thứ xung quanh tôi, muốn giải thích mọi thứ và làm được những cái tôi thích.
Mọi sự diễn ra tự nhiên cho tới khi tôi vào tiểu học. Mọi việc cứ trôi qua một cách tự nhiên, tôi vẫn ham học hỏi, những điểm số của tôi thì lúc nào cũng thấp, đặc biệt là môn Văn.
Bởi trong bài văn ấy bao giờ cũng phải có câu "khi còn là một học sinh, em phải tự xác định sẽ cố gắng học tập...để giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp", câu này trích nguyên ra từ quyển văn mẫu. Và điều lạ là những bài văn có thêm câu này lúc nào cũng được điểm 9, 10.
>> Toán cấp 3 của tôi thừa sức học kỹ sư tại Australia
Tôi thì nghĩ hơi nhiều, tôi tự đặt câu hỏi không rõ mình có giúp được gì cho đất nước sau này không nên tôi cũng chẳng dám cho câu đó vào, bởi nó rất rập khuôn và hình thức.
Lại nhớ ngày đó tôi thích nhất là môn Tự nhiên xã hội, bới nó giúp tôi giải đáp nhiều thắc mắc về thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, điều đáng nói là tôi cũng như các bạn của tôi bị kẹt trong việc phải học Toán nâng cao, đi học thêm... và gần như tôi không còn thời gian cho chơi hay làm những thứ tôi thích.
Thời gian đó với tôi thật áp lực. Nhiều khi nghĩ lại tôi cũng không biết ngày đó những bài toán đánh đố đó giúp được gì cho tôi sau này, bởi tôi luôn phải làm những bài đó với tâm lý đối phó.
Sang cấp hai, tôi được học thêm môn Vật lý và Hóa học là hai môn mà tôi rất thích. Trong trang đầu tiên của môn Vật lý (sách cũ trước cải cách) có nói rằng, học môn Vật lý để các em có thể giải thích được các hiện tượng xung quanh như sấm, sét, nhiệt độ, mưa gió... môn Hóa học tìm hiểu về các chất, môi trường xung quanh... điều này làm tôi rất thích thú bởi nó chính là những thứ tôi cần, tôi muốn hiểu về xung quanh.
Chính vì thế tôi đã rất yêu hai môn này. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong chương trình học những điều đó lại gần như không được nhắc đến. Thay vào đó là những công thức, con số khô khan, và tôi dần bị cuốn vào "công cuộc" làm bài tập, làm bài kiểm tra mà chẳng biết là mấy cái đó để làm gì.
Lên cấp ba cũng lại tương tự như vậy. Học chỉ là để thi vào đại học. Lại phải nói thêm rằng ngày đó tôi có một đam mê, có thể nói là cháy bỏng đó là Công nghệ thông tin. Tôi dành rất nhiều thời gian cho việc đọc những cuốn sách cũ kỹ về máy tính mà tôi tìm được, đọc về ngôn ngữ lập trình... tôi say mê đến độ quên ăn, quên ngủ, duy chỉ có điều là tôi không có máy tính, nên thường chỉ đọc sách chay và xem các chương trình dạy vi tình qua truyền hình.
Ngày tôi vào đại học (chuyên ngành CNTT), tôi đã xác định sẽ luôn giữ sự đam mê để thành công trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tôi lại chẳng để ý mấy điểm số, bởi với tôi kiến thức mới là cái quan trọng, còn điểm số thì cơ bản không nói lên được nhiều điều nếu khi vào làm việc bạn không có kiến thức cụ thể.
Hơn nữa, tôi tin tưởng rằng với một người đam mê như tôi thì điểm số cũng sẽ tự tìm đến tương xứng với những gì tôi bỏ ra. Tuy nhiên, ở đây có một điểm đáng nói là ngày đó có một đưa bạn nó đã khuyên tôi rằng "nếu cậu không chú ý đến chuyện điểm, thì với cái bằng đại học và bảng điểm thấp, cậu sẽ bị loại ngay từ vòng gửi xe".
>> Đừng ôm đồm dạy tích phân và lượng giác, học sinh còn nhiều điều hữu ích để học
Lúc đó tôi cũng có chút để tâm tới câu nói đó, và tôi nhận thấy rằng phải chăng chúng ta trọng bằng cấp, đánh giá con người qua bằng cấp, qua điểm, cái mà từ đó đã cuốn con người vào một vòng xoáy bằng cấp, điểm, thành tích?
Tôi đã có có chút chần chừ, xong lúc đó tôi đã đưa ra một câu nói mà cho đến bây giờ ít nhiều tôi đã đúng, tôi đã nói rằng:
"Tớ tự tin rằng với kiến thức thực sự, tay nghề thực sự tớ có được bằng việc chuyên tâm vào kỹ năng nghề của mình, tớ sẽ có được công việc mong muốn. Nếu những ai, doanh nghiệp nào chỉ nhìn vào cái bằng để tuyển dụng, thì tớ cũng không mong muốn làm cho công ty đó.
Xa hơn nữa, nếu không ai nhận tớ, tớ sẽ tự mở công ty để đi tuyển những người khác thay vì phải chờ ai đó xem bảng điểm tuyển dụng mình".
Và thật sự, tôi đã sống với quyết tâm đó trong suốt 5 năm đại học. Và phần nào những gì tôi làm đã đúng, ngay khi chưa ra trường tôi đã được mời về làm ở một công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam với mức lương ngang tầm với những người đã có trên hai năm kinh nghiệm.
Khi ấy, tôi lại nghĩ lại câu nói của đứa bạn, nhìn vào thực trạng sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan, tôi lại cảm thấy may mắn. Tôi lại đặt câu hỏi, nếu những sinh viên, học sinh khác không quyết tâm như tôi thì họ sẽ ra sao?
Tùng
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.
- 'Môn Văn rất dễ học'
- 30 phút chất lượng bên con mỗi ngày
- Lỗ hổng đằng sau chuyện 'ép học sinh bỏ thi vào lớp 10'
- 'Chỉ cần 0,1% học sinh thành nhà khoa học, phát minh'
- 'Nên cho trường mầm non công lập giữ trẻ dịp hè'
Từ khóa » Vòng đời Sinh Học
-
Vòng đời Sinh Học Của Con Người - Wikiversity Beta
-
Vòng đời Sinh Học - Wikimedia Tiếng Việt
-
Vòng đời (Sinh Học) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Vòng đời Sinh Học - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Đặc điểm Sinh Học Và Vai Trò Gây Bệnh Của Ve - Viện Sốt Rét
-
Vòng đời Trưởng Thành Montessori | Shopee Việt Nam
-
Vòng đời Các Sản Phẩm Sinh Học Phân Hủy Hoàn Toàn AnEco
-
Vòng đời Của Tế Bào Trong Cơ Thể Người | Vinmec
-
VÒNG ĐỜI CỦA HỘP BÃ MÍA PHÂN HỦY SINH HỌC - Joy Food
-
Đại Cương Sán Dây-cestoda - Health Việt Nam
-
Vòng đời Của Ruồi - Ruồi Sống Trong Bao Lâu? - BioFix
-
Vòng đời Trưởng Thành - Nam | Giáo Cụ Montessori Đồ Chơi Giáo Dục