Vòng đời Sản Phẩm: Kiến Thức Cần Nắm Rõ Khi Làm định Vị Sản Phẩm
Có thể bạn quan tâm
Product Life Cycle được biết đến cách đây nhiều năm. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa được ứng dụng một cách hiệu quả nhất. Đã đến lúc chúng ta cần đưa “vòng đời sản phẩm” vào áp dụng thực tế để đảm bảo cho công việc thiết kế và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy vòng đời của sản phẩm là gì? Nó bao gồm mấy giai đoạn cốt lõi? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được thông tin chính xác.
Không những thế, mình là Triangle Head sẽ hướng dẫn bạn cách phân tích cũng như bí quyết kéo dài vòng đời của một sản phẩm. Bên cạnh đó, mình cũng chia sẻ đến bạn những ví dụ thực tế về vòng đời sản phẩm để bạn có thể dễ dàng nắm bắt và thực thi hiệu quả nhất.
Table of Contents
- 1. Tìm hiểu khái niệm vòng đời sản phẩm là gì?
- 2. 4 giai đoạn trong một vòng đời sản phẩm
- Giai đoạn 1: Introduction Stage (Giới thiệu sản phẩm)
- Giai đoạn 2: Growth Stage (Phát triển sản phẩm)
- Giai đoạn 3: Maturity Stage (Trưởng thành)
- Giai đoạn 4: Decline Stage (Thoái trào)
- 3. Bí quyết kéo dài vòng đời của một sản phẩm
- Quảng cáo và truyền thông
- Giảm giá sản phẩm
- Thêm tính năng mới
- Tìm kiếm thị trường mới
- Bao bì sản phẩm mới
- 4. Các ví dụ về vòng đời sản phẩm
1. Tìm hiểu khái niệm vòng đời sản phẩm là gì?
Vòng đời sản phẩm hay còn gọi là Product Life Cycle là quy trình mà bạn quản lý sản phẩm của mình, từ lúc nó được hình thành và cho đến khi sản phẩm đó bị đào thải hay biến mất hoàn toàn khỏi thị trường kinh doanh.
Khái niệm vòng đời sản phẩm sẽ giúp cho những nhà tiếp thị (marketing) xác định được các giai đoạn khác nhau của vòng đời sản phẩm bằng những chứng minh từ quá trình thay đổi doanh số cùng lợi nhuận.
Mỗi sản phẩm có vòng đời dài hay ngắn một phần còn phụ thuộc vào ngành nghề mà bạn kinh doanh, vào thị trường và đặc biệt là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn.
Thế là mình vừa khái quát cho bạn định nghĩa vòng đời sản của phẩm là gì. Còn ngay bây giờ, mình sẽ giới thiệu đến bạn 4 giai đoạn phổ biến về vòng đời của một sản phẩm. Cùng mình theo dõi ngay nào.
2. 4 giai đoạn trong một vòng đời sản phẩm
Vòng đời sản phẩm trong marketing thường gồm 4 giai đoạn cốt lõi: giới thiệu sản phẩm – phát triển sản phẩm – trưởng thành – thoái trào. Các giai đoạn này được ứng dụng nhiều trong những chiến lược định giá cũng như quản trị sản phẩm. Và đặc biệt là rất hữu ích cho việc quản lý ngân sách về marketing.
Biết được sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào có thể giúp bạn phân loại được các cập độ của sản phẩm hiện tại và từ đó hoạch định được chiến lược một cách đúng đắn nhất. Có thể là thời điểm tung sản phẩm, làm mới sản phẩm hay bắt buộc phải thay một dòng sản phẩm mới.
Hãy cùng mình tìm hiểu nội dung của 4 giai đoạn vòng đời sản phẩm ngay sau đây.
Giai đoạn 1: Introduction Stage (Giới thiệu sản phẩm)
Giai đoạn này xảy ra khi ý tưởng của bạn đã được hiện thực hóa bằng một sản phẩm cụ thể. Introduction sẽ là giai đoạn mở đầu cho việc bạn tung sản phẩm của mình ra thị trường.
Một số đặc điểm nổi bật ở giai đoạn giới thiệu sản phẩm này có thể kể đến như:
- Ngân sách lớn: bạn phải bỏ khá nhiều chi phí về sản xuất, phân phối, marketing do sản phẩm của bạn chỉ vừa mới tung ra, người dùng chưa nhận biết tốt và cũng đắn đo, xem xét sản phẩm của bạn.
- Doanh thu: vì sản phẩm của bạn còn mới nên lượng khách hàng sẽ ít, tuy có doanh thu như số tiền có được vẫn chưa bằng với chi phí đầu tư lúc ban đầu. Vì thế, nó dẫn đến không hoặc có rất ít lợi nhuận khiến bạn phải bù lỗ ở giai đoạn này.
- Thu hút chú ý: quảng bá thương hiệu để thu hút sự chú ý của người dùng, đặc biệt là phần lớn tệp khách hàng tiềm năng mà bạn hướng đến.
- Giá thành của sản phẩm: giá thành sẽ cao do đã tốn chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm trước đó. Tuy nhiên, giá cao thì khó dẫn người tiêu dùng đến giai đoạn mua hàng hơn.
Ngoài những yếu tố trên, bạn cũng có thể ứng dụng Marketing mix cho giai đoạn giới thiệu sản phẩm. Đây là hình thức tiếp thị dựa trên mô hình 4P trong marketing, cụ thể:
- Product (Sản phẩm): bạn đừng quên thực hiện các thủ tục có liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho thương hiệu, nhãn hiệu của mình nhé.
- Price (Giá): định giá sản phẩm dựa trên chất lượng của nó, đối thủ cạnh tranh, chiến lược tăng doanh thu, lợi nhuận của bạn. Mình gợi ý cho bạn một vài phương pháp định giá có thể ứng dụng ở giai đoạn Introduction:
- Định giá thâm nhập: tức là bạn bắt đầu sản phẩm với mức giá thấp để thu hút khách hàng và chiếm thị phần trong lĩnh vực. Sau đó, mới tiến hành tăng giá theo từng chu kỳ một.
- Định giá “hớt váng”: phương án này là bạn sẽ định giá sản phẩm của mình với mức cao ở giai đoạn đầu. Với cách này, bạn sẽ khai thác tốt nhóm khách hàng có sức mua cao và bạn có thể thu hồi vốn nhanh hơn, bắt đầu sinh lợi nhuận.
- Định giá cạnh tranh: bạn sẽ cạnh tranh trực tiếp với đối thủ của mình về giá. Phương án này thường ứng dụng đối với sản phẩm đã có đối thủ trên thị trường.
- Place (Phân phối): Kênh phân phối ở giai đoạn Introduction cần được chọn lọc kỹ càng, điều này cũng phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ.
- Promotion (Xúc tiến): Thường ở giai đoạn Introduction, các hoạt động xúc tiến, quảng bá nên tập trung vào việc tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn. Bạn có thể tung ra thị trường các mẫu thử để chú ý sự quan tâm của khách hàng càng nhiều thì càng tốt.
Giai đoạn 2: Growth Stage (Phát triển sản phẩm)
Giai đoạn Growth thể hiện cho việc sản phẩm của bạn bắt đầu được sự quan tâm của người dùng và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Bằng chứng thể hiện sự phát triển của sản phẩm rõ rệt là tăng trưởng doanh thu, kèm theo đó là bắt đầu có lợi nhuận.
Những đặc điểm tiêu biểu của giai đoạn phát triển sản phẩm:
- Chi phí đầu tư: ở giai đoạn này tuy doanh số đã được cải thiện nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc phải tăng số lượng sản phẩm. Vì thế, bạn cần đầu tư tiếp tục và mạnh cho sản phẩm của mình để có thể kinh doanh trên thị trường.
- Giá thành của sản phẩm: do sản xuất sản phẩm hàng loạt nên giá thành sẽ giảm một cách đáng kể.
- Doanh thu: khách hàng ở giai đoạn phát triển thường sẽ tăng tần suất mua hàng. Điều này sẽ giúp doanh thu của bạn tăng nhanh chóng, bắt đầu hòa vốn và sinh lời.
- Đối thủ cạnh tranh: một khi thương hiệu của bạn càng lớn mạnh thì càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh với sản phẩm của bạn.
- Chiến thuật marketing: ngân sách marketing ở giai đoạn 2 sẽ được tập trung nhiều vào việc gia tăng brand equity – tài sản thương hiệu và brand preference – sự ưu tiên thương hiệu. Bên cạnh đó là dồn nguồn lực để quảng cáo, xây dựng nội dung và PR sản phẩm đến với khách hàng.
Đối với việc Marketing mix ở giai đoạn Growth được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Product (Sản phẩm): Chú trọng hơn về product line, tức chiều sâu của sản phẩm. Và sản phẩm cũng được cải thiện về mặt chất lượng, cả thiết kế bao bì.
- Price (Giá): Các chiến lược về giá cũng cần cân, đo, đong, đếm lại khi sản phẩm vào giai đoạn phát triển, cụ thể:
- Giá thâm nhập: khi bạn đã có nguồn khách hàng tương đối ổn định, bạn có thể bỏ bớt các chương trình khuyến mãi hoặc tăng giá sản phẩm.
- Giá “hớt váng”: có thể bạn phải hạ giá thành so với mức giá cao ban đầu mà bạn đã hoạch định vì xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh.
- Giá cạnh tranh: bạn nên cân nhắc chọn lựa giá thành nằm ở mức trung bình của các đối thủ trên thị trường.
- Place (Phân phối): tiếp cận, mở rộng các kênh phân phối để mang sản phẩm đến với người dùng và bắt đầu tìm kiếm thêm các thị trường để tăng lượng sản phẩm phân phối, mang về doanh thu và lợi nhuận.
- Promotion (Xúc tiến): ở giai đoạn phát triển của vòng đời sản phẩm, nhiệm vụ chính và duy nhất của bạn chính là gia tăng tài sản thương hiệu (brand equity).
Giai đoạn 3: Maturity Stage (Trưởng thành)
Maturity là giai đoạn cho bạn biết rằng sản phẩm của mình đang có chỗ đứng nhất định, vững chắc đối với khách hàng. Tuy nhiên, cũng ở giai đoạn này, khi xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ khó khăn hơn trong việc giữ thị phần cho mình. Vì thế, bạn cần có phương án phòng thủ bằng việc giảm giá, khuyến mãi hay tiến hành cải thiện sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới tiếp theo,…
Một số dấu hiệu của giai đoạn trưởng thành như:
- Chi phí đầu tư: thấp hơn so với 2 giai đoạn trước.
- Giá thành của sản phẩm: giá ở giai đoạn này có thể nói là tương đối ổn định.
- Doanh thu: doanh thu sản phẩm đạt mức đỉnh điểm, thu về lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Nhưng sau đó sẽ bị giảm mạnh, bạn cần lưu ý để có phương án triển khai tiếp theo phù hợp nhất.
- Đối thủ cạnh tranh: nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường dẫn đến số lượng đối thủ tăng dần. Thế nên, bạn cần có biện pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, có thể là đa dạng tính năng sản phẩm hoặc khác biệt hóa thương hiệu,…
- Chiến lược marketing: giai đoạn này sẽ tập trung nhiều hơn cho các hoạt động bán hàng trực tiếp, khuyến mãi.
Chiến lược Marketing mix cho giai đoạn trưởng thành gồm các yếu tố sau:
- Product (Sản phẩm): để có thể cạnh tranh với đối thủ, giai đoạn này cần cải thiện tính năng cho sản phẩm. Không những thế, nhiều doanh nghiệp cũng tiến hành nghiên cứu sản phẩm mới nếu thấy sự thoái trào của sản phẩm hiện tại trong tương lai gần.
- Price (Giá): giá sẽ bị giảm để có thể giữ được thị phần và cạnh tranh với các đối thủ.
- Place (Phân phối): mở rộng nhiều kênh phân phối hơn giai đoạn 2, nhất là sử dụng đa số ngân sách để giành điểm bán từ các nhà phân phối, từ đó mà doanh nghiệp có thể thuận lợi đẩy sản phẩm ra thị trường.
- Promotion (Xúc tiến): tiếp tục quá trình xây dựng thương hiệu, giữ chân khách hàng. Cùng với đó là tạo các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng, cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
Giai đoạn 4: Decline Stage (Thoái trào)
Giai đoạn Decline sẽ chính thức đưa sản phẩm rời khỏi kệ bán hàng. Bởi có thể thị hiếu khách hàng thay đổi, công nghệ lỗi thời,… Lúc này, bạn cần tạo ra một sản phẩm mới với tính năng đa dạng, mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dùng.
Sau đây, mình chia sẻ đến bạn những dấu hiệu của giai đoạn thoái trào như sau:
- Chi phí đầu tư: ngân sách được đầu tư nhiều hơn để tìm cơ hội níu giữ khách hàng duy trì sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Giá thành của sản phẩm: để kích thích nhu cầu mua hàng của người dùng, bạn buộc phải giảm giá thành sản phẩm.
- Doanh thu: bắt đầu giảm mạnh so với các giai đoạn trước đó một cách rõ rệt.
- Đối thủ cạnh tranh: đối thủ càng ngày càng nhiều dẫn đến thị trường đạt sự bão hòa.
- Thu hẹp sự lựa chọn: doanh nghiệp không còn nhiều sự lựa chọn, một là rút sản phẩm khỏi thị trường và nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới; hai là chờ đợi đối thủ tự động rút khỏi thị trường.
Ở giai đoạn thoái trào, chiến lược Marketing Mix được thể hiện như sau:
- Product (Sản phẩm): sẽ có những sản phẩm sẽ không trụ nổi trên thị trường, nên bạn cần có chiến lược sáng suốt để đảm bảo về mặt doanh thu cho mình, có thể là phát triển, cải tiến sản phẩm để có tiềm lực cạnh tranh với các đối thủ khác.
- Price (Giá): giá sản phẩm sẽ bị giảm mạnh hoặc xả hàng để có thể thu hồi lại vốn tối đa.
- Place (Phân phối): các kênh phân phối dần bị thu hẹp và lúc này bạn cần duy trì kênh hoạt động tốt nhất để thu hút người dùng mua hàng.
- Promotion (Xúc tiến): ngân sách hầu hết sẽ được giữ lại để PR cho thương hiệu, giữ vững hình ảnh tốt đẹp trong lòng của khách hàng.
3. Bí quyết kéo dài vòng đời của một sản phẩm
Để có được doanh thu cùng lợi nhuận, điều bạn nên làm là kéo dài giai đoạn phát triển và trưởng thành càng lâu càng tốt. Và tất nhiên là cũng phải đẩy lùi càng xa giai đoạn thoái trào.
Sau đây, mình sẽ chia sẻ đến bạn 5 biện pháp vô cùng hiệu quả để kéo dài vòng đời của một sản phẩm:
Quảng cáo và truyền thông
Đây là bí quyết được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhằm kéo dài vòng đời sản phẩm. Quảng cáo và truyền thông vừa là phương án thu hút những khách hàng tiềm năng, vừa có thể remarketing hiệu quả đối với các khách hàng cũ, thuyết phục họ quay trở lại.
Ví dụ bạn muốn thu hút khách hàng cho bộ phim mới của mình, bạn có thể đăng lên Youtube một đoạn phim nổi bật. Hoặc bạn cũng có thể dùng những hình ảnh đặc trưng của bộ phim post lên Facebook để có được sự tương tác và giới thiệu rộng rãi từ những lượt tương tác đó.
Giảm giá sản phẩm
Nếu chiến lược marketing của bạn bắt đầu giảm dần hiệu quả thì việc giảm giá, khuyến mãi sản phẩm sẽ là lựa chọn tối ưu. Giảm giá để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình thức giảm giá sản phẩm ở các hãng sản xuất về điện thoại có thương hiệu lớn như Samsung hoặc Apple. Bởi các sản phẩm điện thoại thường có vòng đời ngắn. Bên cạnh đó, có những sản phẩm bị lỗi mốt, trước đó đã trải qua thời kỳ doanh thu khủng. Thế nên, việc giảm giá là sự lựa chọn rất phù hợp.
Thêm tính năng mới
Bổ sung thêm tính năng mới cho sản phẩm sẽ giúp bạn thu hút lại đối tượng khách hàng đã sử dụng sản phẩm của trước đó. Giống như sản phẩm của bạn đã tốt nhưng nay lại tốt hơn vậy.
Các sản phẩm thuộc ngành mặt hàng tiêu dùng (hay còn gọi là FMCG) hoặc smartphone (so sánh các dòng điện thoại với cập nhật những tính năng mới nhất) thường sử dụng bí quyết này để kéo dài vòng đời sản phẩm.
Tìm kiếm thị trường mới
Nếu thị trường bạn đang kinh doanh bị bão hòa thì đây chính là lúc bạn tìm cơ hội với một thị trường mới đầy tiềm năng.
Một ví dụ có thể minh chứng mạnh mẽ cho điều này là thuê bao di động tại thị trường Việt Nam bão hòa và các nhà mạng lớn như Mobifone, Viettel đã lấn sang thị trường Cambodia hoặc Myanmar để tìm kiếm cơ hội phát triển nhiều hơn. Và từ đây cũng hình thành nên một vòng đời sản phẩm mới.
Bao bì sản phẩm mới
Việc thay bao bì mới cho sản phẩm sẽ khiến khách hàng hứng thú hơn và không cảm thấy nhàm chán. Tuy rượu cũ nhưng bình mới sẽ hỗ trợ tốt cho bạn trong việc bán hàng. Bạn chỉ cần bỏ ra một khoản ngân sách để thiết kế bao bì mới cùng việc quảng bá sản phẩm. Bạn sẽ thu về cho mình doanh thu hơn mong đợi đấy.
4. Các ví dụ về vòng đời sản phẩm
Sau đây, mình sẽ ví dụ về vòng đời của 1 sản phẩm để bạn có thể nắm bắt một cách rõ ràng, cụ thể nhất về những thông tin mà mình chia sẻ ở trên.
Mình lấy ví dụ về vòng đời sản phẩm của mì Hảo Hảo, một trong những loại mì được nhiều người dùng ưa chuộng. Mì Hảo Hảo được ra mắt vào năm 2000, thuộc quyền sở hữu của Acecook với những nghiên cứu sản phẩm một cách thận trọng trước đó.
Mì Hảo Hảo xuất hiện với mẫu mã đẹp mắt cùng hương vị đa dạng như tôm chua cay, lẩu Thái,… Không những thế, sản phẩm này còn rất an toàn, được sản xuất với quy trình nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của công nghệ Nhật Bản.
Vòng đời sản phẩm của mì Hảo Hảo được thể hiện qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giới thiệu sản phẩm
- Khi vừa tung sản phẩm ra thị trường, Hảo Hảo đã thực hiện dày đặc các chiến dịch truyền thông, quảng bá trên tivi, nhất là phủ sóng kênh HTV7 và VTV3.
- Hảo Hảo còn tạo spot quảng cáo với sự xuất hiện của những danh hài nổi tiếng lúc bấy giờ nhằm thu hút ngày càng đông đảo người tiêu dùng.
- Đặc biệt, Hảo Hảo đã hoàn thiện hệ thống các nhà máy sản xuất trải từ Bắc vào Nam trong năm 2003 để đáp ứng nhu cầu lớn của người tiêu dùng.
Giai đoạn 2: Tăng trưởng mạnh mẽ
- Mì Hảo Hảo đã bắt đầu được nhiều người biết đến và chiếm dần thị phần về mì ăn liền ở Việt Nam.
- Hảo Hảo duy trì tiếp tốc độ tăng trưởng của sản phẩm bằng cách tài trợ các chương trình truyền hình có độ rộng lớn; quảng cáo trên kênh truyền hình VTV3, HTV7 nhằm tiếp cận thêm nhiều người tiêu dùng mới.
Giai đoạn 3: Phát triển bền vững
- Mì Hảo Hảo chính thức là thương hiệu có tỷ lệ thị phần số 1 ở Việt Nam vào năm 2005.
- Lúc này, hãng đã giảm ngân sách truyền thông và hướng quảng bá thương hiệu bằng những con số cụ thể như: phục vụ 2 tỷ lượt bữa ăn cho người dân Việt Nam; là thương hiệu chiếm thị phần số 1 trong nhiều năm liền,…
- Giai đoạn này, mì Hảo Hảo cũng gặp khó khăn hơn khi thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu mì mới như Omachi, Gấu Đỏ, Cung Đình,…
Giai đoạn 4: Kéo dài vòng đời sản phẩm bằng cách cải tiến chúng
- Cùng với mì Hảo Hảo truyền thống, hãng Acecook đã cho ra đời sản phẩm mới là Handy Hảo Hảo, được thiết kế bao bì dưới dạng ly nhựa.
- Kèm với Handy Hảo Hảo là các thực phẩm ăn liền khác như phở, hủ tiếu, bún bò,… nhằm đa dạng sản phẩm và làm phong phú sự lựa chọn của người tiêu dùng. Việc kết hợp này đã giúp cho mì Hảo Hảo giữ được thị phần của mình trong một thời gian dài.
Mình tin rằng với ví dụ trên, chắc hẳn bạn đã phần nào nắm được về vòng đời của sản phẩm rồi đúng không nào. Hy vọng với tất thông tin mình chia sẻ về vòng đời sản phẩm sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bạn trong việc giới thiệu, phát triển, duy trì và định vị sản phẩm của mình trên thị trường. Chúc bạn thành công! Và mình, Triangle Head hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau!
Tài liệu tham khảo cho bài viết này:
https://www.investopedia.com/terms/p/product-life-cycle.asp
https://www.ausmed.com/cpd/articles/product-life-cycle-relates-healthcare
https://www.yourarticlelibrary.com/marketing/product/5-main-stages-of-product-life-cycle/29855
Từ khóa » Ví Dụ Vòng đời Của 1 Sản Phẩm
-
Vòng đời Sản Phẩm Là Gì? Các Giai đoạn Và 1 Số Ví Dụ
-
Vòng đời Sản Phẩm Và Những điều Doanh Nghiệp Cần Biết - Cloudify
-
Ví Dụ Về Vòng đời Và Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm - BYTUONG
-
Vòng đời Sản Phẩm Là Gì? Nội Dung Liên Quan đến Vòng đời Sản Phẩm
-
Vòng đời Sản Phẩm (Product Life Cycle) Là Gì? - Luận Văn 99
-
Vòng đời Sản Phẩm Và Những Ví Dụ điển Hình - Dân Kinh Tế
-
Ví Dụ Về Vòng đời Của 1 Sản Phẩm - Trần Gia Hưng
-
Product Life Cycle - Phân Tích Vòng đời Sản Phẩm để Hiểu Rõ Chiến ...
-
Product Life Cycle – Khái Niệm Vòng Đời Sản Phẩm Trong Marketing
-
Ví Dụ Về Vòng đời Và Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm – BYTUONG
-
Tài Liệu Vòng đời Sản Phẩm Và Những Ví Dụ điển Hình Doc - 123doc
-
LÝ THUYẾT VÒNG đời Sản PHẨM - Tài Liệu Text - 123doc
-
Vòng đời Sản Phẩm Hay Product Life Cycle Là Gì? - MarketingTrips
-
Ví Dụ Vòng đời Của 1 Sản Phẩm Dụ Lịch