Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì? Hệ Số Và Công Thức Tính Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
Vòng quay khoản phải thu là một chỉ số mà bất kỳ daonh nhgiệp nào cũng phải xác định được rõ ràng và chính xác để quản lý những khoản nợ của khách hàng tốt nhất. Vậy vòng quay khoản phải thu là gì? Cách tính ra sao? Có ý nghãi như thế nào đối với các doanh nghiệp? VNCash24h sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết sau.
Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì?
Vòng quay khoản phải thu có tên tiếng Anh là Accounts Receivable Turnover Ratio hay Receivable Turnover. Đây là một chỉ số tài chính, dùng để kiểm tra độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thu hồi khoản phải thu và tiền nợ của khách hàng.
Hệ số này cho thấy mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp trong việc cấp tín dụng cho khách hàng cũng như khả năng thu hồi nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đó. Một công ty có hiệu quả trong việc thu thập các khoản thanh toán đến hạn sẽ có tỷ lệ vòng quay khoản phải thu cao hơn.
Cách Tính Vòng Quay Khoản Phải Thu
Bạn có thể tính được hệ số này một cách vô cùng đơn giản bằng công thừc sau:
Hệ số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán chịu ròng/Trung bình khoản phải thu
Trong đó:
- Doanh thu bán chịu: Là tất cả doanh số bán hàng của doanh nghiệp trong năm, được thực hiện bằng hình thức tín dụng/ bán chịu và trái ngược với tiền mặt.
- Trung bình khoản phải thu: Là các khoản thu liên quan đến số tiền mà khách hàng còn nợ doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy trung bình cộng của khoản phải thu đầu kỳ và khoản phải thu cuối kỳ.
Trình tự tính toán sẽ được thực hiện theo 3 bước sau đây:
Bước 1: Trước tiên cần xác định doanh số tín dụng ròng. Đó là doanh số bán hàng trong năm được xác định bằng tín dụng/bán chịu, trái ngược với tiền mặt. Con số này được tính bằng việc dùng tổng doanh số, trừ đi các khoản lãi, các khoản phụ cấp khác.
Doanh nghiệp có thể tính được doanh số tín dụng ròng bằng việc cân đối kế toán, báo cáo thu nhập của năm.
Bước 2: Xác định trung bình khoản phải thu, đây là khoản thu liên quan tới số tiền khách hàng nợ bạn. Từ đó tìm được khoản phải thu trung bình, cần lấy số lượng tài khoản phải thu đầu năm rồi cộng với các giá trị các khoản thu vào cuối năm của doanh nghiệp chia cho 2 để có kết quả khoản phải thu trung bình.
Giống như doanh số tín dụng ròng, có thể tìm các số liệu trên qua bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập của năm.
Bước 3: Chia doanh số tín dụng ròng cho trung bình khoản phải thu. Khi đã có được 2 số liệu trên bạn có thể dễ dàng tính được số vòng quay khoản thu dễ dàng. Từ đó thấy được hiệu quả tín dụng của doanh nghiệp vì không gồm tiền mặt, tiền mặt không tạo ra được những khoản phải thu.
Ví Dụ Tính Vòng Quay Khoản Phải Thu Cụ Thể
Để hiểu rõ hơn về cách tính vòng quay phải thu khách hàng cùng tìm hiểu ví dụ sau:
Sau khi kết thúc năm tài chính, công ty A có khoản phải thu là 120 triệu đồng trong bảng cân đối kế toán. Tổng doanh thu tín dụng cho năm tài chính là 450 triệu đồng và doanh thu bán hàng là 170 triệu đồng. Trong bảng cân đối kế toán năm ngoái của công ty A cho biết giá trị các khoản phải thu là 160 triệu đồng.
Ta có:
- Doanh số bán chịu ròng là: 450.000.000 – 170.000.000 = 280.000.000 đồng
- Trung bình các khoản phải thu là: (120.000.000 + 160.000.000)/2 = 140.000.000 đồng
>> Hệ số vòng quay các khoản phải thu của công ty A = 280.000.000/140.000.000 = 2
Như vậy, công A phải thu các khoản thu của mình 2 lần/năm (180 ngày/lần). Hay hiểu cách khác là thời gian ước tính để công ty A thu tiền mặt là 180 ngày trong trường hợp bán chịu.
Ý Nghĩa Vòng Quay Khoản Phải Thu Đối Với Doanh Nghiệp
Đối với một doanh nghiệp mà có nhiều khoản phải thu cũng giống như việc cho khách hàng vay tiền mà không lấy lại được khoản tiền gốc và tiền lãi.
Thông thường khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp phải kèm theo một điều khoản trong đó yêu cầu phía khách hàng phải thanh toán giá trị hàng hóa, dịch vụ trong vòng từ 30 – 60 ngày.
Dựa vào hệ số vòng quay nợ phải thu có thể đưa ra được những đánh giá ban đầu về khả năng thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp đó hay hiệu của việc cấp tín dụng tại doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.
Dựa vào hệ số này cũng có thể biết được số lần khoản phải thu được chuyển thành tiền mặt trong doanh nghiệp.
Hệ Số Của Vòng Quay Khoản Phải Thu Cao
Những lợi ích mang lại từ việc hệ số vòng quay khoản phải thu cao là:
- Khi khách hàng hoàn tất thanh toán các khoản tín dụng dòng tiền của doanh nghiệp sẽ được tăng lên
- Nợ xấu phải chịu sẽ ở mức thấp
- Các giao dịch thực hiện trong tương lai sẽ giải phóng hạn mức tín dụng
Hệ số này cao hơn theo từng thời kỳ nhất định sẽ khẳng định được các khoản nợ cũng như các khoản phải thu đạt được hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, có thể thấy được trạng thái tài chính của doanh nghiệp đang trên đà phát triển tích cực.
Tuy nhiên, nếu chỉ số này ở mức quá cao đồng nghĩa với việc chính sách tín dụng mạnh mẽ của doanh nghiệp chỉ quan tâm đến dòng tiền. Điều này sẽ hạn chế được các rủi ro từ những khoản nợ khó đòi nhưng đồng thời sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy không hài lòng, khó chịu, dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều khách hàng trong tương lai.
Để thu hút khách hàng, công ty/doanh nghiệp cần đề ra các chính sách mềm mỏng, quan tâm nhiều hơn đến hành vi và trải nghiệm của khách hàng.
Hệ Số Của Vòng Quay Khoản Phải Thu Thấp
Tình trạng hệ số vòng quay khoản phải thu thấp phản ánh thực trạng doanh nghiệp không thu được khoản phải thu từ các giao dịch cũng như khoản nợ. Doanh số của công ty/doanh nghiệp sẽ bị tác động tiêu cực, các khả năng:
- Chính sách tín dụng không hiệu quả.
- Tình trạng nợ xấu tiếp tục gia tăng, gây nhiều khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền
- Khả năng thanh toán tín dụng của khách hàng gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc thực hiện các giao dịch, mua hàng trong tương lai cũng khó càng thêm khó.
Bên cạnh đó, hệ số này thấp cũng gây ra nhiều vấn đề tiêu cực cho doanh nghiệp.
Với tình trạng này doanh nghiệp cần kịp thời thay đổi chính sách tín dụng, đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng, đồng thời thay đổi thời gian thu hồi tín dụng để kích thích tăng hệ số vòng quay các khoản phải thu, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Vòng Quay Khoản Phải Thu Bao Nhiêu Là Tốt Nhất?
Hiện nay, mỗi ngành nghề sẽ có các quy định khác nhau về hệ số vòng quay khoản phải thu, để xác định hệ số chính xác là bao nhiêu thật sự không dễ dàng.
Để đánh giá hiệu quả quản lý trong việc thu hồi các khoản thu cũng như các khoản nợ của khách hàng hãy tiến hành so sánh số ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán cho các khoản công nợ phải thu mà doanh nghiệp đó quy định.
Hệ số vòng quay khoản phải thu đánh giá tốt nhất hiệu quả của doanh nghiệp khi thu hồi các khoản phí. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra chính sách thu hồi tín dụng thích hợp nhằm giúp công ty đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Những Mặt Hạn Chế Của Vòng Quay Khoản Phải Thu
Giống như các chỉ số tài chính khác, số vòng quay khoản phải thu cũng đi kèm với một số hạn chế mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng nên xem xét.
- Một số công ty có thể sử dụng tổng doanh thu thay vì doanh thu thuần khi tính toán tỷ lệ doanh thu của họ, điều này làm tăng tỷ số vòng quay khoản phải thu. Các nhà đầu tư nên cố gắng xác định phương pháp tính của doanh nghiệp, hoặc tính toán tỷ lệ này một cách độc lập.
- Các khoản phải thu có thể thay đổi đáng kể trong năm. Ví dụ, các công ty hoạt động theo thời vụ có thể sẽ có các giai đoạn có các khoản phải thu cao cùng với hệ số quay vòng thấp và các giai đoạn mà các khoản phải thu ít hơn và có thể dễ dàng quản lý và thu thập hơn. Vì vậy, việc tính toán dựa vào ngày bắt đầu và kết thúc của năm sẽ không hoàn toàn chính xác. Các nhà đầu tư có thể lấy trung bình các khoản phải thu từ mỗi tháng trong khoảng thời gian 12 tháng để giúp bù đắp các khoảng trống theo mùa.
- Hệ số này chỉ có ý nghĩa khi so sánh giữa các doanh nghiệp tương đồng.
Tổng Kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin đầy đủ nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về vòng quay khoản phải thu cũng như công thức tính hệ số này. Hy vọng từ những chia sẻ này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để áp dụng vòng quay khoản phải thu giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh tối đa.
Xem thêm:
Doanh thu thuần là gì? Cách tính chi tiết
Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính vốn chủ sở hữu
Vốn lưu động là gì? vòng quay vốn lưu động là gì?
Vốn điều lệ là gì? Cách tính vốn điều lệ công ty
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Ví Dụ Vòng Quay Khoản Phải Thu
-
Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì? Ví Dụ Và Công Thức Tính Cụ Thể
-
Công Thức Vòng Quay Khoản Phải Thu Và Ví Dụ Minh Họa
-
Vòng Quay Các Khoản Phải Thu - Vinastock
-
Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì? Ví Dụ, ý Nghĩa Và Cách Tính
-
Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì? Công Thức Tính, Ví Dụ Và ý Nghĩa
-
Hệ Số Vòng Quay Các Khoản Phải Thu Là Gì? Cách Tính, Ý Nghĩa Và Ví ...
-
Số Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì? Cách Tính Và ý Nghĩa Trong đầu ...
-
Hệ Số Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính?
-
Cách Tính Bình Quân Các Khoản Phải Thu
-
Công Thức Và Cách Tính Vòng Quay Khoản Phải Thu
-
Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì? Công Thức Và ý Nghĩa
-
A. Vòng Quay Các Khoản Phải Thu Và Kỳ Thu Tiền Trung Bình - Tài Liệu Text
-
Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì? Ví Dụ Và Công Thức Tính Cụ Thể
-
Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì? Công Thức Tính Chuẩn 2021.