Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì? Ví Dụ, ý Nghĩa Và Cách Tính

Một trong các nỗi lo mà nhiều doanh nghiệp gặp phải là làm sao để tăng cường khoản thu, nhất là các khoản thu từ nợ khách hàng. Làm sao có thể tối ưu các khoản thu? Bài viết dưới đây Làm Chủ Tài Chính điểm qua về vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp là gì, cách tính vòng quay khoản phải thu để các bạn hiểu rõ hơn.

Xem thêm:

  • Giá trần là gì?
  • Khấu hao là gì?

Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì?

Hệ số vòng quay khoản phải thu (tên gọi tiếng Anh: Receivable turnover ratio) là cách tính trong kế toán, vòng quay này giúp kiểm tra được độ hiệu quả của công ty khi phải thu hồi các khoản phải thu bao gồm cả tiền nợ của khách hàng.

vong quay khoan phai thu
Chỉ số này giúp kiểm tra hiệu quả của công ty.

Tỷ lệ những khoản phải thu cho thấy sự hiệu quả của công ty khi cấp tín dụng cho khách hàng của công ty đồng thời còn có thể thu hồi các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số vòng quay khoản phải thu còn có tên gọi khác là hệ số quay vòng các khoản phải thu (Accounts receivable turnover ratio).

Công Thức Và Cách Tính Vòng Quay Các Khoản Phải Thu

Bạn có thể hiểu rõ hơn về chỉ số này qua công thức và cách tính như sau:

Công Thức

Hệ số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán chịu ròng/Trung bình khoản phải thu

Hướng Dẫn Cách Tính Số Vòng Quay Khoản Phải Phu

Để dễ hiểu hơn có thể tính theo các bước này:

Bước 1: Trước tiên cần xác định doanh số tín dụng ròng. Đó là doanh số bán hàng trong năm được xác định bằng tín dụng/bán chịu, trái ngược với tiền mặt. Con số này được tính bằng việc dùng tổng doanh số, trừ đi các khoản lãi, các khoản phụ cấp khác.

Doanh nghiệp có thể tính được doanh số tín dụng ròng bằng việc cân đối kế toán, báo cáo thu nhập của năm.

cach tinh vong quay khoan phai thu
Dựa vào công thức này để tính được .

Bước 2: Xác định trung bình khoản phải thu, đây là khoản thu liên quan tới số tiền khách hàng nợ bạn. Từ đó tìm được khoản phải thu trung bình, cần lấy số lượng tài khoản phải thu đầu năm rồi cộng với các giá trị các khoản thu vào cuối năm của doanh nghiệp chia cho 2 để có kết quả khoản phải thu trung bình.

Giống như doanh số tín dụng ròng, có thể tìm các số liệu trên qua bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập của năm.

Bước 3: Chia doanh số tín dụng ròng cho trung bình khoản phải thu. Khi đã có được 2 số liệu trên bạn có thể dễ dàng tính được số vòng quay khoản thu dễ dàng. Từ đó thấy được hiệu quả tín dụng của doanh nghiệp vì không gồm tiền mặt, tiền mặt không tạo ra được những khoản phải thu.

Ví Dụ Về Cách Tính Vòng Quay Khoản Phải Thu

Ví dụ:

Sau khi kết thúc năm tài chính, công ty A có khoản phải thu là 120 triệu đồng trong bảng cân đối kế toán. Tổng doanh thu tín dụng cho năm tài chính là 450 triệu đồng và doanh thu bán hàng là 170 triệu đồng. Trong bảng cân đối kế toán năm ngoái của công ty A cho biết giá trị các khoản phải thu là 160 triệu đồng.

Ta có:

– Doanh số bán chịu ròng là: 450.000.000 – 170.000.000 = 280.000.000 đồng

– Trung bình các khoản phải thu là: (120.000.000 + 160.000.000)/2 = 140.000.000 đồng

>> Hệ số vòng quay khoản phải thu của công ty A = 280.000.000/140.000.000 = 2

Như vậy, công A phải thu các khoản thu của mình 2 lần/năm (180 ngày/lần). Hay hiểu cách khác là thời gian ước tính để công ty A thu tiền mặt là 180 ngày trong trường hợp bán chịu.

Số Vòng Quay Khoản Phải Thu Có Ý Nghĩa Và Vai Trò Như Thế Nào?

Ngoài cách tính vòng quay cần hiểu thêm về ý nghĩa, vai trò của nó là gì?

Hệ Số Ở Mức Cao

Các lợi ích chính của vòng quay khoản phải thu cao mang lại là:

  • Dòng tiền của doanh nghiệp tăng khi các khách hàng thanh toán tín dụng.
  • Không có quá nhiều nợ xấu.
  • Giải phóng hạn mức tín dụng cho các giao dịch sau này.
vong quay cac khoan phai thu
Chỉ số này có nhiều lợi ích với nhiều doanh nghiệp.

Nhưng nếu chỉ số này quá cao cũng có nghĩa chính sách tín dụng của doanh nghiệp chỉ quan tâm đến dòng tiền. Khách hàng bị thu hồi nợ tín dụng có thể sẽ không hài lòng, khó chịu, doanh nghiệp bỏ lỡ các khách hàng trong tương lai.

Khi ấy doanh nghiệp cần thay đổi chính sách, quan tâm nhiều tới hành vi, trải nghiệm của khách hàng.

Hệ Số Ở Mức Thấp

Hệ số này thấp, phản ánh doanh nghiệp không thể thu được khoản phải thu tín dụng từ các giao dịch hay khoản nợ liên quan. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số của doanh nghiệp và các khả năng:

  • Chính cách tín dụng doanh nghiệp đưa ra không hiệu quả.
  • Tăng tình trạng nợ xấu cũng như khả năng kiểm soát dòng tiền càng khó hơn.
  • Giống như hệ số vòng quay khoản phải thu cao, khách hàng khó có khả năng thanh toán tín dụng. Điều này dẫn đến việc họ khó mà mua hàng hay giao dịch sau này được.
  • Ngoài ra nó cũng liên quan tới nhiều vấn đề khác, ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp. Nếu hệ số này cực thấp, doanh nghiệp cần đổi chính sách và quan tâm tới khách hàng một cách thực tế, từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Vòng Quay Khoản Phải Thu Bao Nhiêu Là Hợp Lý?

Mỗi ngành nghề hệ số vòng quay khoản phải thu có quy định khác nhau, do vậy không thể xác định hệ số chính xác được.

Từ đó việc đánh giá hiệu quả quản lý khi thu hồi các khoản thu và khoản nợ của khách hàng phải so sánh số ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán cho những công nợ phải thu mà doanh nghiệp quy định.

Vòng quay các khoản giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của một công ty khi thu hồi các khoản phí. Từ hệ số vòng quay ấy các doanh nghiệp sẽ có chính sách thu hồi tín dụng thích hợp nhằm duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Những Điểm Hạn Chế Của Chỉ Số Vòng Quay Khoản Phải Thu

Dù hệ số này giúp bạn phát hiện các xu hướng hoạt động, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh. Nhưng không phát hiện hoặc xác định được các tài khoản hoặc khách hàng nợ xấu cần xem xét cụ thể hay những tài khoản, khách hàng nợ quá hạn.

Ngoài ra những khoản thu này có thể thay đổi cả năm, việc tính toán dựa trên ngày bắt đầu, cuối năm sẽ khó chính xác hoàn toàn. Cuối cùng vẫn nên so sánh hệ số này với các doanh nghiệp cùng ngành, tương đồng sản phẩm với nhau với cùng quy mô, mô hình kinh doanh tương tự.

Kết Luận

Hy vọng qua các chia sẻ trên đây về vòng quay khoản phải thu của Làm Chủ Tài Chính bạn có thể có thêm những thông tin hữu ích về lĩnh vực tài chính. Từ đó vận hành doanh nghiệp suôn sẻ và thành công.

Thông tin được biên tập bởi: lamchutaichinh.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Ví Dụ Vòng Quay Khoản Phải Thu