Vụ án Dân Sự Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Vụ án dân sự là gì?
- Vụ án dân sự có đặc điểm gì?
- Phân loại vụ án dân sự
- Phân biệt vụ án dân sự và vụ việc dân sự
Xã hội càng phát triển kéo theo mâu thuẫn, tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội ngày càng gia tăng. Trong đó phổ biến hơn cả là các vụ án dân sự. Vậy vụ án dân sự là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vụ án dân sự là gì?
Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tuy vụ án dân sự được đề cập rất nhiều trong quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nhưng hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể nào về nội dung trên.
Vụ án dân sự có đặc điểm gì?
– Nguồn gốc của vụ án dân sự là các tranh chấp phát sinh về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thương mại; lao động.
– Các tranh chấp trên phải được giải quyết bởi Tòa án. Kết quả giải quyết vụ án phải được ghi nhận trong bản án của Tòa án và phải được các bên tuân thủ nghiêm chỉnh.
– Các bên trong vụ án dân sự được gọi là các đương sự. Đương sự là cá nhân, pháp nhân tham gia tố tụng dân sự với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Phân loại vụ án dân sự
Dựa trên các quan hệ xã hội làm phát sinh tranh chấp được phép khởi kiện ra tòa án, vụ án dân sự được chia thành các loại sau:
– Vụ án về tranh chấp dân sự: là vụ án xảy ra giữa các cá nhân, tổ chức có sự mâu thuẫn về nhân thân hoặc tài sản.
Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, những tranh chấp dân sự sau đây sẽ được coi là vu án dân sự:
+ Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
+ Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
+ Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
+ Tranh chấp về thừa kế tài sản,…
– Vụ án về hôn nhân và gia đình: là vụ án xảy ra giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi ly hôn.
Các tranh chấp về hôn nhân gia đình được coi là vụ án dân sự khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Vụ án về kinh doanh, thương mại: là vụ án xảy ra giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với chủ thể khác (không phải là thương nhân), giữa thương nhân với bên thứ ba trong quan hệ kinh doanh, thương mại.
Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại được coi là vụ án dân sự khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
– Vụ án về lao động: là vụ án xảy ra giữa người sử dụng lao động và người lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.
Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại được coi là vụ án dân sự khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Sau khi tìm hiểu những thông tin cơ bản về vụ án dân sự là gì?, có thể thấy Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định rất rõ ràng, chi tiết về nội dung này. Bên cạnh đó, Bộ luật trên cùng trao cho Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự. Vậy vụ việc dân sự có gì khác biệt với vụ án dân sự. Vì vậy, tiếp theo chúng tôi xin đưa ra một số tiêu chỉ phân biệt dưới đây.
Phân biệt vụ án dân sự và vụ việc dân sự
Tiêu chí | Vụ án dân sự | Việc dân sự |
Chủ thể | Cá nhân, tổ chức | |
Tranh chấp xảy ra | Có tranh chấp xảy ra. | Không có tranh chấp xảy ra. |
Tính chất | Là việc giải quyết tranh chấp về các vấn đề dân sự giữa cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác; có nguyên đơn và bị đơn; Tòa án giải quyết trên cở bảo vệ quyền lợi của người có quyền và buộc người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. | Là việc riêng của cá nhân, tổ chức, không có nguyên đơn, bị đơn mà chỉ có người yêu cầu Tòa án giải quyết, từ yêu cầu của đương sự, Tòa án công nhận quyền và nghĩa vụ cho họ. |
Hình thức giải quyết của chủ thể | Khởi kiện tại tòa. | Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. |
Cách thức giải quyết của Tòa án | Có thể trải qua các giai đoạn: – Sơ thẩm – Phúc thẩm – Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. | Xác minh, ra quyết định, tuyên bố theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. |
Trình tự, thời gian giải quyết | – Trình tự, thủ tục nhiều, chặt chẽ hơn giải quyết việc dân sự. – Giải quyết vụ án dân sự phải mở phiên tòa. | – Trình tự giải quyết gọn gàng, đơn giản, thời gian giải quyết nhanh. – Giải quyết việc dân sự bằng việc mở phiên họp công khai để xét đơn yêu cầu. |
Thành phần giải quyết | Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Viện Kiểm sát. | Thẩm phán (có thể 1 hoặc 3 thẩm phán tùy từng vụ việc dân sự), Viện Kiểm sát, Trọng tài Thương mại (nếu yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài Thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại) theo khoản 2 Điều 31 của BLTTDS 2015. |
Thành phần đương sự | Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Nguyên đơn và bị đơn có sự đối kháng với nhau về mặt lợi ích. | Người yêu cầu và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Các đương sự không có sự đối kháng với nhau về mặt lợi ích. |
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị | Dài hơn so với quyết định giải quyết việc dân sự. | Ngắn hơn so với kháng cáo, kháng nghị bản án. |
Phí, lệ phí | Án phí theo giá ngạch (tính theo %) và án phí không theo giá ngạch (cố định). | Lệ phí cố định (được quy định cụ thể tại Nghị quyết 326/2016). |
Kết quả giải quyết | Tuyên bằng bản án. | Tuyên bằng quyết định. |
Ví dụ | – Tranh chấp thừa kế; – Tranh chấp hợp đồng dân sự; – Tranh chấp đất đai. – Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. …. | – Yêu cầu tuyên bố một người đã mất tích; – Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật; – Yêu cầu công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam; – Yêu cầu một người mất năng lực hành vi dân sự. …. |
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về nội dung vụ án dân sự là gì? Mọi thắc mắc, chi tiết xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6557 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.
Từ khóa » Ví Dụ Vụ Việc Dân Sự
-
VIỆC DÂN SỰ VÀ VỤ ÁN DÂN SỰ | Luật Sư Nha Trang
-
Phân Biệt Việc Dân Sự Và Vụ án Dân Sự - AZLAW
-
Vụ Việc Dân Sự Là Gì? Vụ án Dân Sự Là Gì? Phân Biệt điểm Khác Nhau?
-
Phân Biệt Vụ án Dân Sự Và Việc Dân Sự - Thư Viện Pháp Luật
-
Vụ Việc Dân Sự Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Vụ án Dân Sự Và ... - ILAW
-
Những Tranh Chấp Và Yêu Cầu Về Dân Sự Thuộc Thẩm Quyền Giải ...
-
Phân Biệt Việc Dân Sự Và Vụ án Dân Sự Theo Quy định Của Pháp Luật ...
-
Khác Biệt Giữa Vụ án Dân Sự Và Việc Dân Sự - Luật Sư X
-
So Sánh Thủ Tục Giải Quyết Việc Dân Sự Và Vụ án Dân Sự?
-
Tố Tụng Trong Giải Quyết án Dân Sự (26/08)
-
[DOC] CÁC TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG DÂN ...
-
Một Số Lưu ý Khi Kiểm Sát Bản án, Quyết định Dân Sự để Thực Hiện ...
-
Một Vụ Việc Dân Sự Thuộc Thẩm Quyền Của Nhiều Tòa án
-
[DOC] Mẫu Số 79-DS - Tòa án Nhân Dân Tối Cao