Vụ Nhận Hối Lộ Của 'trùm' Xăng Lậu: ‘Các Anh Lo Cho Gia đình, Vợ Con Của Em, Em Sẽ Không Khai’
Có thể bạn quan tâm
Chiều 13-7, Tòa án quân sự Quân khu 7 tiếp tục xét xử 14 bị cáo vụ án buôn lậu, nhận hối lộ, tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép... liên quan đến đường dây buôn lậu gần 200 triệu lít xăng.
Vụ án này, 12 trong số 14 bị cáo bị cáo buộc nhận tiền hối lộ của “ông trùm” xăng lậu Phan Thanh Hữu (giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh).
Trong đó có Nguyễn Văn Hùng – cựu thượng tá, cựu đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Trường Long Hòa (tỉnh Trà Vinh); Phạm Văn Trên – cựu đại tá, cựu chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh; Lê Văn Phương – cựu phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Trà Vinh và Phạm Hồ Hải - cựu trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải Cần Thơ tại Duyên Hải (Trà Vinh).
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Thông tấn Quân sự |
Không chỉ bảo kê mà còn chuyển giúp tiền hối lộ
Theo cáo buộc của VKS, từ tháng 3-2020 đến tháng 12-2020, Phan Thanh Hữu chi cho Nguyễn Văn Hùng mỗi tháng 500 triệu đồng. Trong đó, ông Hùng sẽ chi hối lộ giúp ông Hữu cho Phạm Văn Trên 100 triệu đồng/tháng, Lê Văn Phương 30 triệu đồng/tháng, Phạm Hồ Hải 30 triệu đồng/tháng.
Tổng số tiền mà ông Hùng nhận hối lộ từ ông Hữu là 8 tỉ đồng, trong đó ông Hùng chuyển cho ông Trên 1 tỉ đồng, ông Phương 360 triệu đồng và ông Hải 330 triệu đồng.
Từ khi nhận tiền của Phan Thanh Hữu, ông Hải trên cương vị là trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải Cần Thơ tại Duyên Hải đã không thực hiện nhiệm vụ về việc kiểm soát phương tiện, con người và hàng hóa vận chuyển đối với các tàu Nhật Minh khi đi vào khu vực thuộc địa bàn mình quản lý. Dù thuyền của ông Hữu vận chuyển xăng lậu với số lượng lớn, trong thời gian dài nhưng không bị lực lượng cảng vụ phát hiện, kiểm tra và phối hợp với các lực lượng liên quan kiểm tra, bắt giữ.
Khai trước tòa, bị cáo Hải cho rằng cáo buộc của VKS là “không đúng”. Theo bị cáo, chức năng của Cảng vụ hàng hải Cần Thơ tại Duyên Hải là thực hiện theo quy định chung của Cục Hàng hải, bao gồm an toàn vận tải hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Do đó, cáo buộc tàu của Phan Thanh Hữu đi vào cảng vụ mà không bị kiểm tra, bắt giữ là không thuộc thẩm quyền của cảng vụ, nếu cảng vụ có kiểm tra cũng chỉ kiểm tra yếu tố an toàn về con tàu và con người, chứ không có chức năng kiểm tra hàng hóa.
Hơn thế, khi tàu của Hữu đi qua khu vực Cảng vụ hàng hải Cần Thơ tại Duyên Hải, nếu không có dấu hiệu vi phạm an toàn thì cảng vụ không có quyền ngăn cản, kiểm tra, bắt giữ. “Cảng vụ chỉ có quyền bắt giữ khi có quyết định của cơ quan thẩm quyền. Kể cả nếu thấy có dấu hiệu vi phạm thì cũng chỉ thông báo cho cơ quan liên quan chứ không được bắt giữ ngay” – bị cáo Hải khai, và khẳng định đã thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.
Vẫn theo lời bị cáo, mãi đến khi được cơ quan điều tra mời lên làm việc, bị cáo mới biết tiền Nguyễn Văn Hùng chuyển cho mình là nguồn tiền của Phan Thanh Hữu do phạm tội mà có. Vì thế, bị cáo đã bày tỏ nguyện vọng nộp lại toàn bộ số tiền này để phục vụ điều tra. “Lúc đó, bị cáo không nghĩ nộp lại số tiền, lại là nhận hối lộ” – bị cáo khai.
Toàn cảnh phiên tòa. Ảnh: Thông tấn Quân sự |
Bàn bạc với nhau để hợp thức tiền nhận hối lộ
Liên quan đến hành vi của Phạm Hồ Hải, luật sư đề nghị HĐXX cho đặt câu hỏi đối với “ông trùm” Phan Thanh Hữu và bị cáo Nguyễn Văn Hùng.
Trả lời trước tòa, Phan Thanh Hữu khẳng định những lời khai của mình tại CQĐT là đúng sự thật, bao gồm những lời khai liên quan đến Phạm Hồ Hải, tuy nhiên đến nay không nhớ chi tiết từng lời khai.
Luật sư hỏi mục đích đưa 500 triệu đồng mỗi tháng cho Nguyễn Văn Hùng là gì? “Ông trùm” cho biết mục đích nhằm “chi cho người ta để tàu đi cho an toàn, nghĩa là không bị bắt”.
Vẫn theo lời ông Hữu, sau khi cầm tiền, Hùng chi cho ai sẽ đều báo cho ông, bao gồm việc chi cho Phạm Hồ Hải 30 triệu đồng/tháng.
Về phía mình, Nguyễn Văn Hùng cũng khẳng định “từ thời điểm bị bắt đến nay, lời khai của tôi là rất trung thực, thẳng thắn”.
Theo lời cựu thượng tá, sau khi Phan Thanh Hữu bị bắt, bị cáo cùng cựu đại tá Phạm Văn Trên và Phạm Hồ Hải có gặp nhau, thống nhất rằng sẽ hợp thức số tiền đưa nhận hàng tháng là tiền vay mượn của nhau. Mục đích nhằm đối phó với cơ quan chức năng khi bị kiểm tra.
Đáng chú ý, bị cáo Hùng nói thời gian đầu bị bắt đã nhất quyết không khai về việc hợp thức tiền nhận hối lộ, về sau mới khai.
LS hỏi vì sao ban đầu không khai? Cựu đồn trưởng biên phòng cho biết có thống nhất với ông Trên và ông Hải rằng “các anh lo cho gia đình, vợ con của em, em sẽ không khai”. Tuy nhiên, sau khi bị bắt tạm giam, bị cáo suy nghĩ và nhận thức được sai phạm của mình nên quyết định khai. Thực tế, giữa bị cáo và Phạm Hồ Hải không có chuyện vay mượn gì.
Khi được hỏi “theo bị cáo, Phạm Hồng Hải có biết Phạm Thanh Hữu buôn lậu xăng dầu hay không?”, cựu thượng tá cho rằng “theo nhận thức của tôi, anh Hải có biết các tàu của ông Hữu có sai phạm nhưng không biết sai phạm cụ thể là gì, vì có sai phạm thì Hữu mới chi tiền cho Hải nhiều và suốt thời gian dài như vậy”.
"Ông trùm’ xăng lậu: Cựu đại tá biên phòng ‘gọi điện dọa’ nên phải hối lộ
TUYẾN PHANTừ khóa » Go Of Nghĩa Là Gì
-
Trân Trọng Mọi Nhân Duyên Gặp Gỡ Trong đời, Hết Lòng đối đãi
-
May Mắn Gặp Gỡ Tỷ Phú Từng Trò Chuyện Với Warren Buffett Và Bill ...
-
Thủ Tướng: Hậu Giang Tập Trung Tháo Gỡ 'nút Thắt' Về Hạ Tầng Và ...
-
7 Phương Pháp để Một Thợ Khắc Gỗ Nghèo Khó Thành Người Giàu ...
-
8 Cách Bảo Vệ Bản Thân Khi Hẹn Hò Trực Tuyến
-
Chiến Tranh Nga-Ukraine: Linh Mục Bị Bắt Vì Chỉ Trích Putin
-
Muốn Chiến Thắng Trò Chơi Cuộc Sống, 9 điều Này Là Dành Cho Chính ...
-
Tôi Không Bao Giờ Chê Trách đám Cưới
-
Xe đạp Tre Của Một Nghệ Nhân đồ Gỗ Indonesia
-
Diễn Viên, Nhà Biên Kịch Nhã Uyên: Luôn Cố Gắng Làm Những Tác ...
-
Chung Kết Giải Bóng Chuyền Vô địch Quốc Gia: Màn đấu Trí Giữa Hai Nhà Cầm Quân Cùng Quê
-
Sống Trong Penthouse Nhưng Chết Trên đảo Của Những Người Nghèo
-
Đất Khó Hóc Chọ Và Những Người Giỏi Trường đời
-
Có Thể đánh Thuế Cao đầu Cơ đất 'nay Mua Mai Bán'?