Vùng Dưới đồi Là Gì? Phải Làm Sao để Vùng Dưới đồi Luôn Khỏe Mạnh?

1. Giải đáp thắc mắc vùng dưới đồi là gì?

Vị trí của vùng dưới đồi là nằm ở dưới đáy não, gần tuyến yên, có vai trò giải phóng hormone, điều hòa thân nhiệt cơ thể, duy trì chu kỳ sinh lý, điều chỉnh phản ứng cảm xúc, kiểm soát thèm ăn,…

Vùng dưới đồi có kích thước rất nhỏ

Vùng dưới đồi có kích thước rất nhỏ

Rất khó để chẩn đoán những căn bệnh ở vùng dưới đồi và chúng thường được gọi là tình trạng rối loạn tuyến yên – hạ đồi. Một số nguyên nhân có thể gây ra những bất thường ở vùng hạ đồi là do chấn thương vùng đầu, xuất hiện khối u ở vùng dưới đồi hoặc do phẫu thuật đầu,… Trong một số trường hợp khác, bệnh dưới đồi có thể do di truyền.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến các rối loạn bất thường ở vùng dưới đồi là:

  • Rối loạn ăn uống: Thói quen ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít.

  • Tình trạng suy dinh dưỡng.

  • Dư thừa sắt, tích tụ sắt trong cơ thể do di truyền.

  • Do nhiễm trùng, có thể là nhiễm trùng não hoặc nhiễm trùng hệ thần kinh.

  • Một số trường hợp chảy máu quá nhiều cũng có thể dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng vùng dưới đồi.

  • Do một số bệnh lý tự miễn.

2. Tình trạng rối loạn vùng dưới đồi có thể gây ra những vấn đề gì?

- Khi mắc phải những rối loạn ở vùng dưới đồi, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số vấn đề sau:

+Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo nhạt:

Trong trường hợp vùng dưới đối không sản xuất và giải phóng đủ vasopressin sẽ khiến thận có xu hướng thải nước nhiều hơn, từ đó khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều và thường xuyên bị khát nước. Những trường hợp bệnh nhân mắc đái tháo nhạt có đường huyết ổn định.

Bệnh đái tháo nhạt có thể do rối loạn vùng dưới đồi gây ra

Bệnh đái tháo nhạt có thể do rối loạn vùng dưới đồi gây ra

+ Hội chứng Prader-Willi:

Những bệnh nhân mắc hội chứng này thường xuyên có cảm giác thèm ăn, có nguy cơ cao bị béo phì, quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm hơn. Đây là một dạng rối loạn di truyền ít gặp.

+ Suy tuyến yên:

Vì vùng dưới đồi sản xuất nhiều loại hormone có ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến yên nên khi vùng dưới đồi bị tổn thương thì tuyến yên cũng gặp phải những ảnh hưởng nhất định.

- Tình trạng rối loạn vùng dưới đồi có thể gây ra những triệu chứng như sau:

+ Tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp bất thường.

+ Thân nhiệt thường xuyên thay đổi.

+ Tăng cân hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.

+ Mất ngủ.

+ Khô miệng, giảm cảm giác thèm ăn.

+ Bị táo bón hay tiêu chảy.

+ Vóc dáng thấp.

+ Dậy thì muộn.

+ Thường xuyên đi tiểu.

+ Tinh thần bất ổn: Hay lo lắng, căng thẳng, trí nhớ kém,…

+ Giảm ham muốn tình dục.

+ Tính cách thay đổi, cảm xúc bất ổn.

3. Bí quyết giúp tăng cường sức khỏe vùng dưới đồi

Vùng dưới đồi rất quan trọng đối với các hoạt động của cơ thể, vì thế chúng ta nên giữ gìn để bộ phận này luôn khỏe mạnh. Đối với những trường hợp gặp phải yếu tố di truyền bệnh lý thì không thể tránh khỏi. Nhưng chỉ cần bạn thay đổi, duy trì một lối sống và chế độ ăn lành mạnh, khoa học thì có thể giảm được phần nào nguy cơ bị tổn thương vùng dưới đồi. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

- Tăng cường ăn các thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa đa

Như đã nói ở phía trên, vùng hạ đồi có thể kiểm soát sự thèm ăn của chúng ta. Các chất béo bão hòa như mỡ và thịt động vật cũng như các sản phẩm từ sữa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Ngược lại, các chất béo không bão hòa đa như axit béo omega-3 lại có thể cải thiện tình trạng viêm và rất tốt cho vùng dưới đồi. Một số thực phẩm giàu hàm lượng omega-3 nên bổ sung là cá, quả óc chó, rau xanh, hạt lanh.

Quả óc chó rất tốt cho vùng dưới đồi

Quả óc chó rất tốt cho vùng dưới đồi

Bên cạnh đó, có thể bổ sung một số dưỡng chất khác để tăng cường sức khỏe cho vùng dưới đồi như:

+ Các loại trái cây và rau củ giàu chất xơ.

+ Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng, chẳng hạn như ớt chuông, dâu tây, rau cải xanh, súp lơ, dứa, cải xoăn, xoài, kiwi

+ Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B với mục đích giúp hệ thần kinh luôn khỏe mạnh. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B bao gồm cá hồi, rau lá xanh, gan, trứng, sữa, thịt bò, hàu, trai, hến, các loại đậu,… Tuy nhiên, cần lưu ý không nên ăn thực phẩm này quá nhiều, cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Ngủ đủ giấc rất tốt cho vùng dưới đồi

Ngủ đủ giấc rất tốt cho vùng dưới đồi

- Ngủ đủ giấc

Đây là một yếu tố rất quan trọng. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng và có tinh thần sảng khoái để vui chơi, lao động, học tập. Ngược lại nếu thường xuyên thức khuya và không ngủ đủ giấc, cơ thể của bạn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe và bạn sẽ luôn trong tình trạng uể oải, mệt mỏi, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về thần kinh.

Tình trạng thiếu ngủ cũng có liên quan đến rối loạn chức năng vùng hạ đồi. Do đó, bạn nên ngủ đủ giấc, từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh và cũng chính là cải thiện sức khỏe vùng dưới đồi.

  • Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục là một thói quen rất tốt cho sức khỏe và có thể phòng chống được rất nhiều loại bệnh tật. Tập thể dục cũng khiến cơ thể bạn thoải mái hơn và tăng cường sức khỏe vùng dưới đồi. Vì thế, bạn hãy dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe.

Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ vùng dưới đồi là gì và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe bản thân và tăng cường sức khỏe vùng dưới đồi, hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở bộ phận quan trọng này.

Mọi thắc mắc về sức khỏe cần được giải đáp hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.

Từ khóa » Phần Biệt Vùng Dưới đồi Và Vùng Hạ đồi