Vùng Nội Thuỷ Là Gì 2022? - Luật Nam Sơn
Mục lục bài viết
- Vùng nội thuỷ là gì?
- 1. Vùng nội thủy là gì?
- 2. Vùng nội thủy bao gồm những khu vực nào?
- 3. Chủ quyền đối với vùng nội thủy
- 4. Cách phân định vùng nội thủy
Có thể thấy biển đảo là vấn đề nóng và hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt trong thời gian qua việc các tranh chấp thường xuyên diễn ra nên vấn đề trên càng được quan tâm. Công ước luật biển năm 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và Quy chế pháp lý của chúng; xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia. Theo Công ước thì mỗi quốc gia ven biển có năm vùng biển, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vậy vùng nội thủy là gì?
1. Vùng nội thủy là gì?
Vùng nội thuỷ là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.
Điều 8 Công ước luật biển năm 1982 quy định: “Trừ trường hợp đã được quy định ở phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thuỷ của quốc gia”.
Phần IV – phần được loại trừ ở đây là phần quy định về quốc gia quần đảo, quy định rằng: “Ở phía trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kín để hoạch định ranh giới nội thuỷ của mình theo đúng các điều 9, Điều 10, Điều 11” (Điều 50 của Công ước về hoạch định ranh giới nội thủy).
Theo pháp luật Việt Nam, vùng nội thủy được định nghĩa tại Điều 9 Luật Biển Việt Nam 2012 như sau: “Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam“. Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
2. Vùng nội thủy bao gồm những khu vực nào?
Vùng nước nội thuỷ được xác định bao gồm:
- Các vùng nước cảng biển;
- Các vũng tàu;
- Cửa sông;
- Các vịnh;
- Các vùng nước nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền;
- Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
3. Chủ quyền đối với vùng nội thủy
Quốc gia ven biển có chủ quyền tuyệt đối, hoàn toàn và đầy đủ như trên đất liền đối với vùng nước nội thủy thuộc lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, chủ quyền này chỉ được áp dụng đối với con tàu chứ không phải đối với cá nhân, pháp nhân và người nước ngoài ở trên tàu đó.
Trong vùng nước nội thuỷ, quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự và dân sự trên tàu, nếu có sự vi phạm thì chỉ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính hoặc là bồi thường thiệt hại.
Theo đó, quốc gia ven biển chỉ được thực hiện quyền tài phán hình sự, dân sự trong các trường hợp như sau:
- Khi chủ tàu, thuyền trưởng yêu cầu;
- Cơ quan lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu can thiệp hoặc khi sự vi phạm hoặc hậu quả của sự vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng của quốc gia ven biển.
Điều này dựa trên cơ sở được quy định tại khoản 2 Điều 25 về quyền bảo vệ của quốc gia ven biển: “Đối với tàu thuyền đi vào vùng nội thuỷ hoặc vào một công trình cảng ở bên ngoài vùng nội thuỷ đó, quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa mọi sự vi phạm đối với các điều kiện mà tàu thuyền này buộc phải tuân theo để được phép vào vùng nội thuỷ hay công trình cảng nói trên”.
Khoản 1 Điều 218 về các quyền hạn của quốc gia có cảng: “Khi một chiếc tàu tự ý có mặt ở trong một cảng hay ở một công trình cảng cuối cùng ngoài khơi, quốc gia có cảng có thể mở một cuộc điều tra và khi có các chứng cứ để chứng minh, có thể khởi tố đối với bất kỳ sự thải đổ nào do chiếc tàu tiến hành ở ngoài nội thuỷ, lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm các luật và quy phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một Hội nghị ngoại giao chung”.
Khoản 3 Điều 218 về các quyền hạn của quốc gia có cảng: “Khi một con tàu tự ý có mặt ở trong một cảng hay ở một công trình cảng cuối cùng ngoài khơi, quốc gia có cảng cố gắng chấp nhận những đơn yêu cầu điều tra của bất kỳ quốc gia nào khác về việc thải đổ có khả năng gây ra vụ vi phạm đã nêu ở khoản 1 có thể đã xảy ra trong nội thuỷ, lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia yêu cầu, và có thể đã gây ra ô nhiễm hay có nguy cơ gây ô nhiễm cho các vùng này. Quốc gia có cảng cũng cố gắng chấp nhận đơn yêu cầu điều tra của quốc gia mà tàu mang cờ về những vi phạm như thế, bất kể các vụ vi phạm này đã có xảy ra ở đâu”.
4. Cách phân định vùng nội thủy
Vùng nội thủy được phân định và căn cứ trên đường cơ sở duyên hải. Khi tính toán nội thủy thì cũng phải cân nhấc đến những cửa sông hay các vịnh nhỏ mà toàn phần thuộc về quốc gia ven biển thì theo quy thức như sau:
1. Nếu một con sông chảy trực tiếp ra biển thì đường cơ sở sẽ là đường thẳng đi ngang qua cửa sông, nối các điểm ở mực nước thấp nhất (tức mực nước ròng đo trung bình trong nhiều năm) trên hai bờ con sông.
2. Nếu một vịnh nhỏ thuộc toàn phần về một quốc gia thì cần xác định xem đó là một vịnh “đúng” (theo định nghĩa địa hình) hay chỉ là đoạn thụt vào tự nhiên của bờ biển (theo khoản 2 điều 10 phần II của Công ước). Một vũng hay vịnh được coi là “đúng” nếu diện tích của phần lõm vào, bị cắt bởi đường cơ sở, lớn bằng hoặc là hơn diện tích của hình bán nguyệt được tạo ra với đường kính bằng chính chiều dài của phân đoạn đường cơ sở tại phần lõm vào đó.
Nếu trong đoạn lõm vào này có một số đảo thì hình bán nguyệt tưởng tượng sẽ có đường kính bằng tổng chiều dài các phân đoạn của các đường cơ sở. Ngoài ra, chiều dài của đường kính này không vượt quá 24 hải lý. Vùng nước bên trong của đường cơ sở tưởng tượng đó cũng được coi là nội thủy. Quy tắc này không áp dụng cho các vũng, vịnh đã thuộc chủ quyền của một quốc gia nào đó mang tính chất “lịch sử” hoặc trong bất kỳ trường hợp nào mà việc áp dụng đường cơ sở thẳng là hợp lý.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn hiểu về Vùng nội thuỷ. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật Sư Hà, Luật Sư Trung.
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com
Từ khóa » Thủy Là Vùng Nước
-
Nội Thủy Là Gì? Phạm Vi Của Nội Thủy? Chế độ Pháp Lý Của Nội Thủy?
-
Vùng Nội Thủy Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Nội Thủy Là Gì ? Cách Phân định Vùng Nội Thủy - Luật Minh Khuê
-
Vùng Nội Thủy Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Nội Thủy Là Gì? Chủ Quyền Quốc Gia đối Với Vùng Nội Thủy?
-
Câu Hỏi: Nội Thủy Là - TopLoigiai
-
[LỜI GIẢI CHUẨN] Nội Thủy Là - TopLoigiai
-
[LỜI GIẢI] Nội Thủy Là Vùng Nước - Tự Học 365
-
In Trang
-
Thế Nào Là đường Cơ Sở, Lãnh Hải, Vùng Nội Thủy, Việc Xác định ...
-
Tìm Hiểu Một Số Nội Dung Cơ Bản Về Công ước Luật Biển 1982
-
Vùng Nội Thủy Là Gì? - Học Đấu Thầu