Vùng Trời Quốc Gia, Không Phận Quốc Tế, Vùng Thông Báo Bay
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Vùng trời quốc gia là gì?
- 2 2. Định nghĩa Vùng trời quốc gia tiếng Anh là gì?
- 3 3. Quy định về vùng trời quốc gia:
1. Vùng trời quốc gia là gì?
Vùng trời là Khoảng không bên trong đường biên giới quốc gia. Giới hạn bên ngoài vùng trời của một quốc gia được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng, vuông góc từ đường biên giới quốc gia trên đất liền, từ ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải của đất liền và các hải đảo hướng lên khoảng không vũ trụ. Đa số các nước trên thế giới xác định độ cao cùng vùng trời là 100 đến 110 km từ mực nước biển trở lên. Vùng trời là một trong ba bộ phận hợp thành lãnh thổ quốc gia: vùng đất, vùng biển, vùng trời. Khái niệm và các chế định pháp lý của vùng trời được hình thành từ cuối thế kỷ thứ 19 khi xuất hiện các thiết bị bay. Các quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và toàn vẹn đối với vùng trời của mình. Xâm phạm vùng trời được công pháp quốc tế thừa nhận là xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
Vùng trời quốc gia là vùng không phận thuộc chủ quyền của quốc gia, bao gồm vùng không phận phía trên toàn bộ lãnh thổ đất liền, nội thủy và lãnh hải của một quốc gia. Giới hạn theo chiều dọc của vùng trời quốc gia là một mặt cắt dọc theo đường biên giới trên đất liền và trên biển. Vùng trời quốc gia sẽ bao gồm toàn bộ khoảng không đến giới hạn ngoài của khí quyền trái đất – nơi bắt đầu của không gian vũ trụ, được điều chỉnh bởi các quy định khác.
Vùng trời của quốc gia là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền của quốc gia. Vùng trời của quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt của quốc gia.
Các phương tiện bay của nước ngoài muốn hoạt động trên vùng trời của quốc gia phải được sự đồng ý của quốc gia đó theo những điều kiện và thể thức nhất định, phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó.
2. Định nghĩa Vùng trời quốc gia tiếng Anh là gì?
Vùng trời quốc gia trong tiếng Anh được dịch là National airspace.
” National airspace means the airspace under the sovereignty of a country, including the airspace over the entire mainland territory, internal waters and territorial sea of a country. The longitudinal limit of the national airspace is a cross-section along the land and sea border. The national airspace will include all of the space up to the outer limit of the earth’s air power – the beginning of space, regulated by other regulations.”
Vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với vùng trời quốc gia được chính thức đặt ra từ khi con người có các phương tiện bay, nhất là từ khi có máy bay và ngành hang không phát triển. Chủ quyền đối với vùng trời thuộc phạm vi lãnh thổ đã trở thành phạm trù pháp lý quốc tế kể từ khi Hội nghị quốc tế về hàng không họp tại Pari ghi nhận trong văn bản của Hội nghị ngày 13/10/1919 rằng “Các quốc gia ký kết công nhận rằng mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng trời thuộc phạm vi lãnh thổ của mình.
3. Quy định về vùng trời quốc gia:
Khi máy bay, khinh khí cầu được phát minh, vấn đề về quy chế pháp lý của vùng trời nổi lên trong các thảo luận về luật pháp quốc tế. Nhiều học giả đã đưa ra các ý gợi ý khác nhau về quy chế pháp lý cho vùng trời quốc gia, đặc biệt là từ những năm 1900 va 1914. Theo G. von Glahn và J.L.Taulbee, bốn gợi ý được đưa ra bao gồm:
“(1) các quốc gia có quyền tự do hoàn toàn trên vùng trời, tương tự như ở biển cả;
(2) các quốc gia có thể yêu sách thẩm quyền lãnh thổ đối với vùng trời lên đến 1000 feet cách mặt đất, vùng trời phía trên sẽ là vùng tự do như biển cả;
(3) các quốc gia có thể yêu sách toàn bộ vùng trời phía trên một quốc gia mà không có bất kỳ giới hạn về độ cao, nhưng tất cả các máy bay được đăng ký ở các quốc gia thân thiện khác sẽ có quyền qua lại vô hại; và
(4) các quốc gia có chủ quyền tuyệt đối, không giới hạn với vùng trời quốc gia mà không có bất kỳ giới hạn về độ cao.”
Về quy chế pháp lý của vùng trời quốc gia, một nguyên tắc được công nhận rộng rãi trong luật pháp quốc tế là quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với vùng trời quốc gia. Điều 1 Công ước Chicago về Hàng không dân dụng quốc tế năm 1944 quy định “Các bên ký kết công nhận mỗi Bên đều có chủ quyền hoàn toàn và độc quyền đối với không phận phía trên lãnh thổ của Bên đó.” Điều 2 Công ước giải thích “lãnh thổ” bao gồm cả lãnh thổ đất liền và lãnh hải. Trước đó, quy định tương tự đã được ghi nhận trong Công ước Paris về Quy định hàng không năm 1919.
Đến hiện nay, Công ước Chicago có 191 quốc gia thành viên, chiếm tuyệt đại đa số các quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Với sự tham gia phổ quát và rộng rãi như thế, quy định về chủ quyền quốc gia đối với vùng trời quốc gia ở Điều 1 Công ước Chicago có thể được xem là quy định tập quán quốc tế, ràng buộc mọi quốc gia. Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) cũng đã khẳng định trong vụ Nicaragua vs Mỹ rằng:
“Khái niệm pháp lý cơ bản về chủ quyền quốc gia trong tập quán quốc tế […] mở rộng ra đến nội thủy và lãnh hải của mỗi Quốc gia và đến vùng trời phía trên lãnh thổ của quốc gia. Đối với vùng trời phía trên, Công ước Chicago về Hàng không dân dụng quốc tế (Điều 1) đã ghi nhận lại nguyên tắc đã được xác lập về chủ quyền hoàn toàn và độc quyền của Quốc gia đối với vùng trời phía trên lãnh thổ của mình. Công ước này, cùng với Công ước Geneva về Lãnh hải năm 1958, đã cụ thể hóa hơn nữa nguyên tắc chủ quyền của quốc gia ven biển mở rộng đến lãnh hải và vùng trời phía trên, cũng như được ghi nhận trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1982. Tòa không có bất kỳ nghi ngờ nào rằng các quy định điều ước trên phản ánh các quy định đã được xác lập vững chắc và tồn tại lâu dài trong tập quán quốc tế.”
Với chủ quyền hoàn toàn và độc quyền, quốc gia có thể có thẩm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp với mọi hoạt động trong vùng trời quốc gia, trừ trường hợp có quy định khác trong luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động trong vùng trời này đều cần phải được sự đồng ý của quốc gia có chủ quyền, bao gồm cả việc bay vào, bay ra và bay ngang qua của các máy bay quân sự và dân sự. Việc thực hiện các chuyến bay trên vùng trời quốc gia bởi các máy bay thuộc hay được kiểm soát bởi một quốc gia khác mà không được sự cho phép của quốc gia có chủ quyền sẽ vi phạm trực tiếp nguyên tắc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ. Mặc dù, chỉ điều chỉnh hoạt động hàng không dân dụng, Điều 3 Công ước Chicago quy định “Không một máy bay công vụ nào của một Bên ký kết được phép bay qua lãnh thổ của Quốc gia khác hoặc hạ cánh xuống mà không có sự cho phép bằng một thỏa thuận đặc biệt và phù hợp với các quy định của thỏa thuận đó.” Máy bay công vụ (state aircraft) bao gồm máy bay được sử dụng cho các hoạt động quân sự, hải quan và cảnh sát.
Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng trời quốc gia trong nhiều luật, như Hiến pháp năm 2013, Luật Biên giới quốc gia năm 2003, Luật Hàng không dân dụng năm 2006 và Luật Biển Việt Nam năm 2012. Điều 1 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.” Luật Biên giới quốc gia năm 2003 xác định rõ hơn vùng trời quốc gia của Việt Nam, quy định “Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời,” và không đặt ra giới hạn độ cao. Điều 20 của Luật này nhấn mạnh “Tàu bay chỉ được bay qua biên giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.” Luật Hàng không dân dụng năm 2006 đề cập đến “vùng trời Việt Nam” và quy định thẩm quyền quản lý hoạt động hàng không dân dụng trên vùng trời này. Luật Biển Việt Nam năm 2012 khẳng định chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải. Điều 12(4) Luật này quy định “Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” Cũng lưu ý rằng Chính phủ Việt Nam đã từng có tuyên bố về vùng trời Việt Nam vào năm 1984, theo đó, “vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là khoảng không gian ở trên đất liền, nội thủy, lãnh hải và các hải đảo Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ vũ trụ, hàng không, viễn thông đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay. Những vấn đề mới nảy sinh là thách thức lớn trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời của các quốc gia trong thời chiến và cả thời bình. Luật pháp quốc tế về không gian nói chung, về chủ quyền vùng trời nói riêng cũng có những nội dung chưa đầy đủ, chưa đạt được tiếng nói chung, nảy sinh căng thẳng trong quan hệ giữa các quốc gia.
Kết luận: Vùng trời quốc gia là một thành phần quan trọng của nền an ninh quốc gia. Nắm rõ quy chế pháp lý của vùng trời quốc gia giúp các chủ thể tham gia quan hệ quốc tế đảm bảo và tôn trọng quyền năng của các quốc gia còn lại.
Từ khóa » Khoảng Không Gian Bao Trùm Trên Vùng đất Và Vùng Nước Của Quốc Gia Là
-
Vùng Trời Của Quốc Gia Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Vùng Trời Quốc Gia Là: A. Không Gian Bao Trùm Trên Vùng đất Quốc Gia ...
-
Vùng Trời Quốc Gia Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì ? Các Bộ Phận Của Lãnh Thổ Quốc Gia
-
Vùng Trờ I: Vùng Trời Là Khoảng Không Gian Bao Trùm Lên Vùng đất Và ...
-
Vùng Trời Quốc Gia Là Gì? - Học Điện Tử Cơ Bản
-
Vùng Trời Của Quốc Gia Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
VÙNG TRỜI CỦA QUỐC GIA - Hệ Thống Pháp Luật
-
Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì? Các Bộ Phận Cấu Thành ... - Luật Dương Gia
-
Vùng Trời Quốc Gia Là Gì? - Wiki Secret
-
Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Biển đảo Việt Nam Theo Pháp Luật Quốc Tế
-
Quốc Gia Có Chủ Quyền Hoàn Toàn Và Tuyệt đối Với Tất Cả Những Bộ ...