Vùng Văn Hóa VIỆT Bắc Word - 123doc

Do vậy, không gian văn hoá bao giờ cũng rộng hơnkhông gian lãnh thổ, không gian văn hoá của 2 dân tộc ở cạnh nhau thường cóphần chồng lên nhau, có miền giáp ranh.Trong phạm vi hẹp, không

Trang 1

VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC

NỘI DUNG CHÍNH1 Vị trí và đặc điểm tự nhiên2 Đặc điểm xã hội

2.1 Lịch sử 2.2 Tổ chức xã hội3 Đặc điểm vùng văn hóa 3.1 Văn hóa vật chất 3.1.1 Nhà ở

3.1.2 Trang phục 3.1.3 Ẩm thực 3.1.4 Học 3.1.5 Hoạt động kinh tế 3.2 Văn hóa tinh thần 3.2.1 Tín Ngưỡng 3.2.2 Tôn giáo 3.2.3 Chữ viết và văn học dân gian 3.2.4 Lễ hội

3.2.5 Phong tục tập quán4 Tổng kết

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 2

“Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sứcsống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió vàthác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển vàlớn mạmh”.

( Phạm Văn Đồng) Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay vốn có một truyền thống văn hóa lâu đời,đậm đà bản sắc phong vị quê hương Mỗi miền quê, mỗi vùng đất đều tự nó mạngtrong mình dấu ấn văn hóa riêng biệt, vừa có những nét dặc thù, lại vừa thống nhấttrong tính chỉnh thể của nền văn hóa dân tộc Việt Nam Đo dọc dải đất hình chữ S,ở nơi nào chúng ta cũng bắt gặp bản sắc, phong vị văn hóa của mỗi địa danh ViệtNam là một trong những vùng đất của quê hương- một không gian văn hóa cónhiều nét đặc sắc tiêu biểu Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu vùng văn hóa Việt Bắc,chúng ta hãy xét đến một số khái niệm có liên quan Không gian văn hoá Việt Nam dùng để chỉ chỗ ở của người Việt Nam qua cácthời kỳ lịch sử Không gian văn hoá liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhấtvới không gian lãnh thổ Nó bao quát tất thảy những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộcta đã tồn tại qua các thời đại Do vậy, không gian văn hoá bao giờ cũng rộng hơnkhông gian lãnh thổ, không gian văn hoá của 2 dân tộc ở cạnh nhau thường cóphần chồng lên nhau, có miền giáp ranh.Trong phạm vi hẹp, không gian gốc củavăn hoá Việt Nam nằmtrong khu vực cư trú của người Bách Việt mà có thể hìnhdung nó nhưmột hình tam giác, cạnh đáy là sông Dương Tử, đỉnh là vùng BắcTrungBộ Việt Nam

* Lãnh thổ văn hoá dùng để chỉ chỗ ở cụ thể của từng nhóm tộcngười trên dảiđất hình chữ S Lãnh thổ văn hoá liên quan đến chủ quyềnlãnh thổ, được xác địnhbằng cột mốc, hải phận rõ ràng

* Vùng văn hoá: Là vùng lãnh thổ nhỏ của một tộc người cư trú * Tiểu vùng văn hoá: Phạm vi nhỏ hơn vùng văn hoá là nơi đẹp nhất của vùngvăn hoá Hiện nay, việc phân vùng văn hoá trong lãnh thổ Việt Nam được nhiềuhọc giả bàn đến với nhiều cách phân chia Tuy nhiên, hợp lý và khách quan hơn cảlà cách phân chia thành 6 vùng văn hoá của giáo sư Trần Quốc Vượng.Vùng vănhoá Việt Bắc là một trong số 6 vùng văn hoá nói trên

Trang 3

1 Vị trí và đặc điểm tự nhiên

- Việt Bắc gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang,Thái Nguyên và phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang vàQuảng Ninh

- Khí hậu: Là vùng có môi trường tự nhiên với dấu hiệu chuyển tiếp từ tự nhiênnhiệt đới sang á nhiệt đới; Là vùng đón nhận đầu tiên gió mùa đông bắc và chịuảnh hưởng sâu sắc nhất của nó

- Địa hình: Có cấu trúc theo kiểu cánh cung tụm lại ở Tam Đảo Các cánh cungnày mở ra ở phía Bắc và Đông Bắc, và phần lớn lồi quay ra biển, thứ tự từ trong rabiển là các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, và Đông Triều

- Có 5 hệ thống sông chính: sông Thao, sông Lô, hệ thống các sông Cầu, sôngThương, Lục Nam; hệ thống các sông này chảy ra Biển Đông, là trục giao thônggiữa miền núi và miền xuôi Đặc trưng: độ dốc lòng sông lớn, mùa lũ là thời giandòng chảy mạnh nhất

- Trong vùng còn có nhiều hồ như hồ Ba Bể, hồ Thang Hen

2.2 Tổ chức xã hội

- Dân cư chủ yếu của vùng Việt Bắc là người Tày và Nùng Ngoài ra còn có mộtsố dân tộc ít người khác như Dao, H’mông, Lô Lô, Sán Chay Dù hiện tại là haidân tộc, nhưng người Tày và người Nùng lại có những nét gần gũi, sự gần gũi giữahọ là tương đối

- Dân cư Tày- Nùng sống chủ yếu sống trong các bản ven đường, cạnh sông suốihay thung lũng

- Các gia đình trong bản và các thành viên hợp lại thành cộng đồng dân cư và cótổ chức

- Đơn vị xã hội nhỏ nhất của người Tày- Nùng là gia đình, lại là gia đình phụ hệ,chủ gia đình là người cha hay người chồng, làm chủ toàn bộ tài sản và quyết định

Trang 4

mọi công việc trong nhà, ngoài làng Do vậy, ý thức trọng nam khinh nữ khá đậmtrong cộng đồng Ví dụ nhà ngoài dành cho đàn ông, trừ các bà già, phụ nữ khôngbao giờ được ở nhà ngoài.

3 Đặc điểm vùng văn hóa

- Văn hóa vật chất:+ Nhà ở

+ Trang phục+ Ẩm thực+ Học+ Hoạt động kinh tế- Văn hóa tinh thần:

+ Tín ngưỡng+ Tôn giáo+ Chữ viết và văn học dân gian+ Lễ hội và sinh hoạt văn hóa+ Phong tục tập quán

- Nhà sàn: có 2 loại nhà sàn đó là nhà sàn 2 mái và nhà sàn 4 mái

+ Kết cấu chính của ngôi nhà gồm có 36 cột, trong đó, 28 cột chính và 8 cột phụ,đây là bộ khung quyết định sự vững chãi và tạo nên hình dáng của ngôi nhà, cột cótrụ vững trên mặt đất làm điểm tựa cho ngôi nhà, xuyên và kèo đều được gắn vàocác lỗ đục trên cột Nhà sàn người Tày - Nùng chỉ có 2 mái cân nhau, lợp bằngngói âm dương Mỗi ngôi nhà sàn của người Tày - Nùng đều có cửa chính và cửaphụ, cửa chính được đặt ở gian giữa nhà, cửa phụ là cửa ra phía sau hoặc bên cạnhphía sau hông nhà Đầu hồi trước hoặc sau ngôi nhà đều có mặt sàn được làm bằngthân cây tre với chức năng chính dùng để phơi thóc, ngô…

+ Bên trong ngôi nhà sàn của người Tày - Nùng được thiết kế rất chặt chẽ, thườngđược chia làm 3 gian Trong đó, gian chính giữa là gian trang trọng nhất dùng đểđặt bàn thờ cúng tổ tiên và tiếp khách; hai bên là phòng ngủ của gia đình Bếp

Trang 5

sum họp bên bếp lửa Phía trên bếp lửa là gác bếp, thường dùng làm kho chứa đồcũng như tận dụng sức nóng của lửa để bảo quản ngô, lạc, khoai… Còn bên dướisàn nhà, người dân thường để nông cụ

- Nhà đất( nhà trình tường): Nhà trình tường có hai loại chủ yếu là loại xây trựctiếp bằng đất đổ khuôn hết lớp này đến lớp khác và loại thứ hai là nhà trình tườnglàm bằng gạch đất

+ Nhà được xây bằng khuôn đất, vật liệu chính để tạo nên những bức tường trìnhvững chắc là loại đất sét đỏ mịn, kết hợp với sỏi trắng thu lượm trên các triền đồivà cả rơm khô nhằm tạo độ dai Hai loại vật liệu này được nhào kỹ với nước tạonên một hỗn hợp có độ kết dính cao, sau đó đổ vào khuôn gỗ bề rộng khoảng nửamét, dài một mét, rồi dùng chày giã cật lực đến khi đất, đá liền khối không tơi vỡ.Cứ thế đợi lớp này khô lại dỡ khuôn chồng lên lớp khác theo chiều cao và độ dàicủa tường nhà đã định Trong lúc chờ tường khô, người ta dùng những cây gỗ tốtngâm dưới ao hồ hàng năm trời để diệt trừ mối mọt, sau đó đục đẽo làm vì, kèo,cột…

Sau khi xây xong người Tày – Nùng thường lấy phân trâu còn ướt về chát lêntường như chát xi măng sau đó đợi khô người ta lại quét thêm một lần vôi qua bênngoài để tạo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

+ Nhà trình tường làm bằng gạch đất, loại nhà này làm công phu và mất nhiều thờigian hơn.Trước khi làm nhà người ta thường lấy bùn ở ao về cho vào khuôn nhưđóng gạch sau đó phơi khô, số lượng gạch lên tới con số nghìn viên vì thế thời gianlàm thường mất rất nhiều thời gian và sức lực Khi gạch đất đã khô người ta đàomóng và xếp lên từng hàng, kết dính giữa các hàng tường là bùn hay cứt trâu Thờigian làm nhà mất rất nhiều thời gian có khi phải làm hai đến ba tháng.Ngôi nhà trình tường thường được lợp bằng ngói âm dương hay ngói máng, chátbằng cứt trâu và quét vôi bên ngoài

Trang 6

Ảnh: Chiêm Hóa- Tuyên Quang

Trang 7

b) Người Dao Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu khắp các tỉnh miền núi miềnBắc Tuy nhiên một số nhóm như Dao Quần trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ lại ởtrên núi cao Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà

Về cấu trúc nhà ở của người Dao có ba loại nhà: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sànnửa đất; nhà ở bằng gỗ, tre, nứa rất chắc chắn, đơn giản nhưng được kết hợp khéoléo toát lên sự kín đáo, tế nhị của người Á Đông Kiểu nhà truyền thống của ngườiDao quần trắng là nhà sàn, thường được làm ba gian, cách chắp nối các cấu kiệnbằng nguyên liệu rời Tuy nhiên, họ không phải dùng đinh trong quá trình lắp ghépnhà ở Kiểu nhà này chỉ có một cầu thang lên xuống, cầu thang có số bậc lẻ; trongnhà thường có hai bếp

Nhà nửa sàn, nửa đất chia theo chiều dọc nửa sau là nền đất, nửa trước là sàn.Nền đất người Dao, gian bên phải có chạn bát, đặt bếp, cối xay, cối giã và bàn thờ.Kề với gian này ở phía ngoài còn có chuồng gà, gian bên trái đặt bàn thờ nhìn racửa giữa Mùa rét gian này còn có bếp khách Nửa nhà trước là nền sàn: phần nàydùng làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình nó được chia thành các buồngnhỏ Có gian bên phải là buồng ngủ kè với gian này là máng nước và cũng làbuồng tắm, gian bên trái là buồng ngủ của khách và có vách ngăn với lối xuống sànPhần sàn có một cửa lớn đối diện với bàn thờ đặt ở phần nền đất, cửa này gọi làcửa ma Lợn để cúng Bàn vương được nuôi ở gầm sàn dưới cửa này Nhà nửa sànnửa đất do cấu tạo của sàn thấp nên gầm sàn chỉ nhốt lợn, gà còn trâu, bò cóchuồng riêng

Nhà đất( nhà trình tường): Vật liệu chính để làm tường nhà là đất sét, đất caolanh hay đất thịt dưới chân núi đá vôi Trình xong tường xung quanh, lấy gỗ làmkhung nhà bên trong tường Bên trong nhà sẽ là hệ thống cột gỗ để phân chia cácphòng Bên ngoài tường mài nhẵn, giã đất mịn, trơn và quét lớp vôi tạo nên màutrắng trang nhã cho ngôi nhà Mái nhà được lợp ngói âm dương Cạnh nhà là tườngrào đá cao nửa người, chủ yếu để phân tách đất nhà với vùng đất đồi nương phíabên ngoài Kiến trúc ngôi nhà trình tường khá là thống nhất, dù to hay nhỏ đều phảicó ba gian, hai cửa, gồm: Một cửa chính giữa nhà và một cửa phụ ở đầu hồi nhàbên trái, hoặc bên phải để ra chuồng trâu, chuồng lợn phía sau

Trang 8

Nhà nửa sàn nửa đất của người Dao

Nhà sàn của người Dao

Trang 9

c) Người H’mông Nhà trình tường người H’mông thường thống nhất 3 gian 2 cửa, một cửa chính,một cửa phụ và phải có hai cửa sổ trở lên Trong 3 gian nhà chính, gian bên tráidùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà Gian bên phải đặt bếp sưởivà giường khách Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ănuống của gia đình Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo…

Đồng bào dân tộc Mông rất chú trọng việc chọn đất làm nhà Sau khi chọn đượcđất tốt, đất lành, người ta tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà Để trìnhtường nhà, người Mông phải làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5m, rộng0,45-0,5m Khi trình tường, người ta đổ đất đầy khuôn gỗ, dùng những chiếc vồnền chặt đất Đất dùng để trình tường phải được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác.Khi tiến hành trình tường, người ta huy động vài chục thanh niên trai tráng tronglàng đến giúp; cứ như vậy khuôn nọ nối tiếp khuôn kia cho đến khi hoàn thành.Sau khi trình tường xong, gia chủ sẽ tiến hành chọn ngày tốt, hợp với tuổi chủ nhàmới được vào rừng chặt hạ cây cột cái, cây đòn nóc Chọn được ngày chặt cây, câycột cái được gia chủ chặt xong đem thẳng từ rừng về, không được đặt xuống đấtmà phải đưa lên nóc ngay

Một nét độc đáo nữa trong cấu trúc nhà truyền thống của người Mông là tất cảcác ngôi nhà thường được xếp đá xung quanh vô cùng chắc chắn Để có được hàngrào đá hoàn chỉnh bao quanh ngôi nhà và mảnh đất rộng chừng 200-300m2, giachủ cùng với người thân phải mất hàng tháng trời nhặt những mảnh đá vỡ quanhnhà về xếp thành hàng rào đá Những viên đá có kích cỡ khác nhau với nhiều góccạnh được xếp lèn vào nhau, tạo nên bức tường bao kiên cố, phẳng mà không cầnsử dụng chất kết dính

nào

Trang 10

d) Người Sán Chay Người Sán Chay cho biết, từ xa xưa tổ tiên họ đã ở nhà sàn với hai kiểu nhà trâuđực, trâu cái Đây chính là nét độc đáo kiến trúc dân gian trong văn hóa cư trú SánChay.

Nhà trâu cái vì kèo bốn cột, các cột liên kết với nhau bằng bộ kèo và dầm sànkhông có xà ngang, câu đầu Các vì kèo liên kết với nhau bằng đầu dọc Nhà chỉ cóhai vì kèo nên các cột đặt trên mặt bằng nền nhà gần như là hình vuông Nhà cóbốn mái, diện tích mái gần bằng nhau, lợp cỏ gianh Vách nứa được quây kín từmái tới suốt mặt nền, che cỏ phần gầm sàn sát mặt đất Nhà sàn thấp nên không cócầu thang, chỉ có mẩu gỗ làm bậc lên xuống

Trong nhà có nơi thờ gia trạch, khu vực bếp núc, các phòng nhỏ ngăn vách nứa đanthưa Phòng góc trái là gian tiếp khách, các phòng còn lại giành cho gia chủ, phíacuối là kho chứa lương thực Gần sàn là nơi nuôi nhốt trâu bò, gà vịt

Nhà trâu đực thường được coi là nhà phụ, nhà ngang, vì kèo chỉ có ba cột, mộtcột cái chính giữa nóc và hai cột con hai bên liên kết với nhau bằng dầm sàn Cáchbố trí mặt bằng sinh hoạt cũng tương tự như nhà trâu cái heo sự giao lưu biến đổi,một số vùng đồng bào Sán Chay ngày nay tiếp thu, biến đổi ngôi nhà truyền thốngcủa mình Vẫn mang dáng dấp nhà trâu cái, nhà trâu đực nhưng đã được cải biếnthành nhà sàn, nửa đất hoặc nhà chính là nhà sàn, nhà phụ là nhà đất, nhà sàn có vìkèo năm cột, nhà sàn hai gian hai chái hình chữ nhật để mở rộng không gian sửdụng

Trang 11

3.1.2 Trang phục

a) Dân tộc Tày- Nùng

- Trang phục của người Tày- Nùng có tính thống nhất, được phân biệt thoe giới

tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương + Y phục của nam giới Tày: gồm có áo cánh 4 thân, áo dài 5 thân, khăn đội đầuvà giày vải Trang phục khá giản dị, không có sự trang trí bằng hoa văn Giữa namgiới Tày và nam giới Nùng chỉ khác nhau đôi chút về kích thước trong trang phục + Y phục nữ Tày- Nùng gồm có áo cánh, áo dài 5 thân, quần, thắt lưng, khăn độiđầu, hài vải Đồ trang sức cũng đơn giản, ngày trước chị em thường đeo vòng cổ,vòng tay, vòng chân và xà tích Người phụ nữ Nùng chỉ mặc một màu chàm, khácvới người phụ nữ Tày mặc chiếc áo lót trong màu trắng

Trang phục nam và nữ của dân tộc Tày- Nùng

- Trang phục cưới: Nếu như ngày xưa, cô dâu và chú rể sính trên mình trang phụctruyền thống thì ngày nay họ lại diện cho mình bộ vest đẹp và trang phục áo dàitruyền thống của dân tộc Kinh

Trang 12

Trang phục của thầy cúng

b) Dân tộc Dao Nhóm Dao Đỏ khi nhìn vào bộ quần áo trang phục là có thể nhận thấy ngay vìmàu sắc nổi bật là màu đỏ Màu đỏ chiếm hầu hết trăng phục của họ từ áo quầnváy đến khắn, thắt lưng trên trng phục nữ thì màu đỏ chiếm màu chủ đạo Vậy khinhìn Dao Đỏ là có thể nhìn nhận qua trang phục Hay như Dao Tiền thì là nhómDao duy nhất mặc váy trong 7 nhóm Dao Những nhóm khác thường mặc quần áo.Trên trang phục nữ nười Dao tiền thì in sáp ong Khi in trên váy hiển thị rõ nhất làhoa văn đồng tiền Nhóm Dao quần chạt (Sơn Đầu) ở có đặc điểm riêng biệt đó làđầu người phụ nữ cạo trọc và sơn đầu và họ dùng những khăn truyền thống Haynhư nhóm Dao quần Trắng, nhóm dân tộc Dao này chỉ sử dụng quần màu trắngtrong trang phục của họ, Hay nhóm Dao Thanh Y họ thường mặc quần ngắn

Trang 13

Dao Thanh Y

Trang phục cưới của dan tộc Dao đỏ

Trang phục cưới của người Dao Thanh Y

Trang 14

c) Dân tộc H’mông Trang phục quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt Trang phục nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp,ống tay hơi rộng Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân Loại bốn thân xẻngực, hai túi trên, hai túi dưới Loại năm thân xẻ nách phải dài quá mông Loại bốnthân thường không trang trí loại năm thân được trang trí những đường vằn ngangtrên ống tay Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc trong khuvực Đầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình trònbạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc cổ, có khi không mang.

Trang phục nữ H’mông có nhiều nhóm khác nhau, trang phục nữ các nhóm cũngcó sự khác biệt Tuy nhiên nhìn chung có thể thấy phụ nữ Hmông thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy Ống tay áo thường trang trí hoa văn những đường vằn ngang từ nách đến cửa tay, đườngviền cổ và nẹp hai thân trước được trang trí viền vải khác màu (thường là đỏ và hoavăn trên nền chàm)

Trang 15

d) Dân tộc Lô Lô Trang phục của hai nhóm người Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen đều sử dụng kỹ thuậttrang trí bằng cách khâu vá các mảnh vải mầu lên trang phục Thông thường, mộtbộ trang phục đầy đủ của người Lô Lô gồm có áo, quần hoặc váy, khăn Áo là loạiáo ngắn, cổ tròn may kiểu xẻ ngực, tay dài, gấu áo vừa chạm cạp quần tạo cảm giáckhỏe khoắn và tôn lên những đường nét cơ thể Thân trước và thân sau trang trí cácmảng màu hình tam giác, ghép lại với nhau thành các khối hình vuông Hai vạttrước có hai đường trang trí lớn dọc theo nẹp áo và đường ngang sát gấu áo Vạtlưng cũng có hai đường trang trí như vậy chạy dọc sống lưng và nằm ngang sát gấuáo

Nam giới Lô Lô, không kể nhóm nào đều mặc áo cánh ngắn, mặc quần và chítkhăn, may bằng vải bông nhuộm chàm Tuy nhiên, cũng có một vài chi tiết khácbiệt giữa các nhóm Nam giới Lô Lô Hoa mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, “quần loe”,cạp lá tọa, đầu bít khăn có những tua màu và hạt cườm, gần giống như phụ nữ.Nam giới Lô Lô Đen thì lại mặc áo kiểu năm thân, xẻ và cài cúc bên nách Namgiới Lô Lô Trắng mặc khá cầu kỳ, trang trí hoa văn sặc sỡ, áo cánh ngắn, xẻ ngực,tay áo may kiểu hai lớp, thắt lưng vải buộc ra hai vạt áo

Trang 16

e) Dân tộc Sán Chay Trang phục của người Sán Chay thì giống với người Kinh và người Tày.

3.1.3 Ẩm thực

Món ăn ngày thường

Từ khóa » Khí Hậu Vùng Văn Hóa Việt Bắc