Vườn Quốc Gia Cúc Phương: “Lớp Học” Nơi Rừng Xanh - Báo Hòa Bình

(HBĐT) - "Nếu còn có dịp sang Việt Nam lần nữa, tôi sẽ lại đưa Eric đến Cúc Phương. Chuyến đi này không chỉ cậu bé mà chúng tôi cũng đã được học những bài học bổ ích từ rừng...”, chị Elke Schwierz, quốc tịch Đức chỉ vào cậu bé đang hào hứng với phần khám phá thiên nhiên tại Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã thuộc Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương (Nho Quan - Ninh Bình) nói về dự định cho lần đến Việt Nam tiếp theo của gia đình...

Nhân viên Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã – Vườn quốc gia Cúc Phương tái thả tê tê do Công an tỉnh Hoà Bình bàn giao về môi trường tự nhiên

Được thành lập ngày 7/7/1962 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, VQG Cúc Phương là VQG đầu tiên của Việt Nam thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá với tổng diện tích 22.408 ha. Với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm, VQG Cúc Phương có quần hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo số liệu điều tra gần đây, chỉ tính riêng các loài động vật có xương sống, tại VQG Cúc Phương đã có tới 659 loài bao gồm 66 loài cá, 76 loài bò sát, 46 loài ếch nhái, 336 loài chim và 135 loài thú. Về động vật không xương sống đã ghi nhận được 1.899 loài và dạng loài, thuộc 169 họ, 33 bộ, 6 lớp và 3 ngành. Trong số đó có 81 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN (danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giớđgbtmanh sách này được giám sát bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế). Đáng nói, trong số 659 loài động vật có xương sống, có những loài rất quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt trủng cao như: Voọc mông trắng, báo gấm, sơn dương, cá niếc hang và loài sóc bụng đỏ đuôi hoe. Riêng loài voọc mông trắng đã từng bị coi là tuyệt chủng cách đây hơn 50 năm nhưng vào đầu thập kỷ 90 lại được tái phát hiện tại Cúc Phương. Bên cạnh một thế giới động, thực vật phong phú, VQG Cúc Phương còn có thế giới côn trùng vô cùng phong phú. Hiện nay, các nhà khoa học đã biết tới ở Cúc Phương có 1.899 loài và dạng loài thuộc 169 họ, 33 bộ. Có nhiều loài lạ như bọ que với cơ thể và chân như những chiếc que, chúng có màu xanh lá cây hay màu nâu đất như thân hoặc cành cây, chỉ có thể nhận ra khi chúng khởi động. Về mùa hè có thể thấy nhiều đàn bướm màu sắc sặc sỡ trên dọc đường đi hay bên các dòng suối cạn... Cùng với đó, VQG Cúc Phương còn nổi tiếng vì tính đa dạng các loài thực vật. Với trên 2.000 loài thực vật bậc cao trong đó có những cây đại thụ như chò xanh, đăng, sấu mà bạnh vè của chúng sừng sững như bức tường thành giữa đại ngàn; có những dây leo thân gỗ uốn lượn như những con rắn chạy dài mấy trăm mét giữa các tầng rừng... Tất cả tạo nên một cảnh hoang sơ đầy bí ẩn nhưng vô cùng hùng vĩ mang đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới. Đặc biệt, tại đây các nhà khoa học đã phát hiện thêm 12 loài thực vật mới cho khoa học. Trong đó có một chi và loài lan rất hiếm. Loài này chỉ phân bố duy nhất ở một vùng hẹp tại VQG Cúc Phương, chưa được ghi nhận tồn tại nơi nào khác trên thế giới.

Tuy vậy, điếm nhấn đáng nói nhất ở VQG Cúc Phương đó chính là Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp. Được xây dựng từ đầu năm 1994, trải qua nhiều chặng đường khó khăn với cơ sở ban đầu là khu chuồng nuôi 2 cá thể voọc mông trắng và voọc Hà Tĩnh tịch thu được từ các đối tượng săn bắn, mua bán. Đến nay, Trung tâm đã được quan tâm, mở rộng. Hiện Trung tâm đang cứu hộ và nuôi dưỡng khoảng 160 cá thể của 15 loài và phân loài linh trưởng. Trong đó có 6 loài duy nhất được chăm giữ mà không nơi nào trên thế giới cứu hộ và nuôi nhốt các loài này. Đó là voọc mông trắng, voọc Hà Tĩnh, voọc đen tuyền, voọc Lào, voọc Cát Bà, voọc chà vá chân xám. Theo ông Lê Phương Triều, Giám đốc Trung tâm cứu hộ động vật VQG Cúc Phương được biết: Quá trình cứu hộ và chăm sóc đã có 9 loài thú linh trưởng đã sinh sản thành công tại Trung tâm. Trong đó có 3 loài lần đầu tiên trên thế giới đã sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt đó là voọc mông trắng, voọc Hà Tĩnh, voọc chà vá chân xám. Trung tâm cũng là cơ sở duy nhất trên thế giới đang cứu hộ và chăm sóc trong điều kiện nuôi nhốt cho 3 loài tinh trưởng trong nhóm ngũ sắc là voọc chà vá chân nâu, voọc chà vá chân xám và voọc chà vá chân đen với tổng số 28 cá thể.

Bên cạnh nhiệm vụ cứu hộ, Trung tâm còn tiến hành một số nội dung rất quan trọng khác như chương trình tái thả động vật vào trong tự nhiên. Điển hình như trong 8/2017, VQG Cúc Phương tiếp nhận và tái thả 19 cá thể động vật hoang dã từ Công an tỉnh. Trong số 19 cá thể động vật có 4 cá thể cầy vòi mốc, 8 cá thể cầy vòi hương và 7 cá thể don. Các cá thể động vật này trước khi tái thả về tự nhiên đã được chăm sóc, điều trị tại Khu kiểm dịch thuộc Trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật - VQG Cúc Phương. Toàn bộ số cá thể động vật hoang dã này được lực lượng CSGT - Công an tỉnh phát hiện và thu giữ khi bị các đối tượng mua bán, săn bắt động vật hoang dã trái phép đang di chuyển từ Thanh Hoá ra Hà Nội để tiêu thụ. Gần đây nhất, VQG Cúc Phương và Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã tái thả về tự nhiên 93 cá thể tê tê Java với tổng trọng lượng trên 500 kg. Số tê tê này do Phòng Cảnh sát phòng - chống tội phạm về môi trường (PC49) - Công an tỉnh phát hiện, bắt giữ, tịch thu của các đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép. Sau khiđược chăm sóc tại Trung tâm, 93 cá thể tê tê khỏe mạnh đã được tái thả về tự nhiên. Đây là đợt cứu hộ và tái thả động vật hoang dã về tự nhiên lớn nhất từ trước đến nay ở VQG Cúc Phương.

Những "lớp học" dành cho người yêu thiên nhiên thường được VQG Cúc Phương mở, góp phần xây dựng tình yêu, ý thức bảo vệ thiện nhiên trong mỗi người.

Không chỉ là nơi bảo tồn và nghiên cứu khoa học, Trung tâm cứu hộ linh trưởng, Trung tâm cứu hộ rùa ở VQG Cúc Phương còn là nơi tổ chức những "lớp học” dành cho những người yêu thích thiên nhiên có thể quan sát các hoạt động, vẻ độc đáo của từng loài linh trưởng, loài rùa và thu thập các kiến thức bổ ích. Từ đó, thức tỉnh tình yêu, ý thức bảo vệ thiên nhiên trong mỗi người, tạo cơ sở cho các hành vi có trách nhiệm với môi trường thiên thiên trong thực tế. Với ý nghĩa đó, hàng năm, VQG Cúc Phương đã tổ chức đón tiếp hàng chục nghìn lượt khách đến thăm quan, du lịch. Mỗi khi khách đến với VQG Cúc Phương, những cán bộ của trung tâm lại tổ chức các "lớp học” về bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Những lớp học này đã gieo hạt giống của tình yêu thiên nhiên trong mỗi người khi đến với Cúc Phương. Chính những lớp học, bài học từ nơi rừng xanh đã góp phần làm thay đổi nhận thức và lối ứng xử có trách nhiệm của mỗi người với thiên nhiên và môi trường sống của bản thân, cộng đồng xã hội.

Mạnh Hùng

Về Lỗ Sơn xem hội đánh cá… Du lịch trên đất "chén vàng" Du lịch về miền đất Tổ Tháng 4, đón 29.500 lượt khách du lịch

Về Làng Sen

Ở Làng Sen, từ xa xưa sen đã ở với người. Sen trong ao nhà, sen ở ngõ làng, sen giữa những cánh đồng bát ngát… Sen làm nên tên làng. Sen làm nên hồn người. Và Làng Sen đã nở ra một đóa sen thơm, đã hun đúc nên một con người Việt Nam đẹp nhất: Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng!

Du lịch Kim Bôi trên đà cất cánh

(HBĐT) - Đã từ lâu, Kim Bôi được du khách gần xa biết đến bởi nguồn nước khoáng nóng có công dụng hữu ích cho việc chăm sóc sứa khỏe con người. Cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên, sự nổi tiếng về văn hóa dân gian đã gợi mở những tiềm năng để phát triển du lịch.

Hoang sơ Gành Yến

Trải qua hàng triệu năm kiến tạo địa chất, những bãi đá trầm tích xếp chồng lên nhau, tạo vòng cung ôm quanh bờ biển hình thành nên thắng cảnh Gành Yến (Quảng Ngãi). Bao năm qua, Gành Yến vẫn giữ được vẻ đẹp tuyệt tác, thuần khiết giữa biển khơi mênh mông.

Du khách đổ lên Đà Lạt trốn nóng, giá phòng nghỉ tăng cao

Trong các ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) lại nhộn nhịp đón du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Biển người chen chúc trên các bãi tắm ở Sầm Sơn trong ngày đầu nghỉ lễ

Ngay trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, bãi biển Sầm Sơn ken đặc người dân và du khách đến tắm biển. Dòng người từ khắp nơi vẫn đang ùn ùn hướng về Sầm Sơn nghỉ mát.

Khởi sắc du lịch cộng đồng Đà Bắc

(HBĐT) - Là huyện vùng cao, địa hình tương đối khó khăn, núi cao, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dài đất hẹp chia cắt, độ dốc lớn. Mấy năm trở lại đây, huyện Đà Bắc khai thác tiềm năng, lợi thế các xã vùng hồ Hòa Bình phát triển du lịch cộng đồng homestay đã tạo nên diện mạo mới và đang trở thành ngành kinh tế triển vọng của huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Từ khóa » đàn Trâu Rừng ở Quốc Gia Cúc Phương Thuộc Cấp độ Tổ Chức Nào