WB đánh Giá Cao ứng Dụng Quản Lý Thuế Tập Trung
Có thể bạn quan tâm
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) đáp ứng được yêu cầu mới của công tác quản lý thuế, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ứng dụng “3 trong 1” Ông Phạm Quang Toàn - Cục trưởng Cục CNTT Tổng cục Thuế cho biết, trước đây hệ thống ứng dụng quản lý thuế được triển khai phân tán ở cả 3 cấp của ngành Thuế, đã được phát triển và nâng cấp nhiều lần dựa trên kiến trúc ứng dụng cũ, dẫn đến các hệ thống này còn nhiều hạn chế trong khâu tổng hợp số liệu chung về người nộp thuế trên toàn quốc. Các chức năng quản lý thuế hiện đang được đáp ứng bởi hệ thống các ứng dụng khác nhau (QLT, TIN, QTN…), do đó không đồng nhất về số liệu kê khai, nộp thuế, nợ… của người nộp thuế, dẫn đến có sự sai lệch số liệu giữa các bộ phận của cơ quan thuế. Để khắc phục các hạn chế của hệ thống ứng dụng quản lý thuế hiện hành, đáp ứng hạch toán nghĩa vụ thuế theo chế độ kế toán thuế nội địa mới, Tổng cục Thuế quyết định nâng cấp kiến trúc hệ thống các ứng dụng quản lý thuế hiện hành lên mô hình xử lý tập trung tại Tổng cục Thuế, bằng giải pháp nâng cấp mở rộng hệ thống ứng dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân (TNCN) để quản lý các loại thuế khác, gọi tắt là hệ thống ứng dụng TMS. “Hệ thống TMS đã thay thế 16 ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang triển khai phân tán tại cục thuế và chi cục thuế, đã đáp ứng được toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ đăng ký thuế, quản lý hồ sơ, quản lý và xử lý kê khai, quyết toán thuế, kế toán thuế nội địa, quản lý nợ… Vì thế, ứng dụng TMS dễ dàng áp dụng một quy trình nghiệp vụ quản lý thuế chuẩn trên toàn quốc cho cả 3 cấp của ngành Thuế; cung cấp các dịch vụ điện tử cho người nộp thuế một cách nhanh chóng, chính xác do chỉ cần kết nối với một ứng dụng lõi là TMS, mà không phải kết nối với nhiều ứng dụng lõi như trước đây, tránh được các sai sót khi trao đổi dữ liệu giữa các cấp và giữa các hệ thống”, ông Toàn cho biết. Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, do những lợi ích của ứng dụng TMS, qua khảo sát tình hình thực tế, WB đã đánh giá hệ thống quản lý thuế TNCN và hệ thống quản lý thuế tập trung TMS là khá tốt, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thuế hiện đại. “Vì những tiện ích mà hệ thống TMS mang lại, WB đã khuyến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tiếp tục triển khai hệ thống TMS như kế hoạch đã đặt ra. WB cho rằng, hệ thống TMS là hệ thống ứng dụng tác nghiệp lõi hiện đại, tiên tiến theo chuẩn quốc tế hiện nay. Kế hoạch triển khai ứng dụng TMS là khả thi, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá công tác quản lý thuế”, ông Toàn nói. Xử lý khối lượng thông tin khổng lồ Theo thống kê của Tổng cục Thuế, đến tháng 3/2017, ứng dụng TMS đang quản lý 835.920 mã số thuế doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác, hơn 44.800 mã số thuế cá nhân; xử lý hơn 1 triệu hồ sơ của 63 cục thuế. Đặc biệt, hệ thống TMS đã hỗ trợ đắc lực trong việc lập Bộ thuế khoán trong các năm 2016, 2017. Theo thống kê, dữ liệu lập bộ hộ khoán năm 2016 đã có tổng số hơn 1,7 triệu tờ khai thuế khoán được xử lý trên TMS; hơn 1,5 triệu người nộp thuế đã được công khai thông tin. So với số liệu lập bộ hộ khoán 2015 (trên ứng dụng VAT phân tán tại các chi cục thuế), số hộ lập bộ năm 2016 tăng 25%, số hộ được công khai thông tin trên web tăng 30%. Riêng từ đầu năm 2017 đến nay, thống kê cho thấy đã có tổng số hơn 1,5 triệu tờ khai khoán được xử lý trên TMS. Về xử lý các chứng từ nộp thuế, Tổng cục Thuế cho biết, từ khi triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử (năm 2014) đến tháng 12/2016 đã có trên 554.072 doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ này với cơ quan thuế (đạt tỷ lệ 97,05%) trên tổng số trên 570.888 DN đang hoạt động; trên 547.128 doanh nghiệp hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng (đạt tỷ lệ 95,84%), với tổng số tiền nộp thuế điện tử trong năm 2016 là trên 478.073 tỷ đồng và trên 2,2 triệu chứng từ giao dịch nộp thuế điện tử. Như vậy, cơ bản chứng từ nộp thuế đã được gửi và nhận tự động 100% theo đường điện tử. Chính vì vậy, công tác xử lý chứng từ của cán bộ thuế hiện nay được tập trung chủ yếu vào việc rà soát, đối chiếu giữa cơ quan thuế, KBNN và người nộp thuế; xử lý các trường hợp sai sót trong quá trình gửi nhận thông tin và hạch toán chứng từ. Tính từ thời điểm triển khai TMS đến hết tháng 3/2017 đã có hơn 31,3 triệu chứng từ được nhận từ KBNN, trong đó tổng số chứng từ đã được cơ quan thuế đối chiếu và hạch toán là 31.365.880 chứng từ, chiếm tỷ lệ 99,1%.
TMS hỗ trợ phân loại nợ và tính tiền chậm nộp Ứng dụng TMS hỗ trợ cán bộ quản lý nợ thực hiện đầy đủ các công việc quy định tại Quy trình quản lý nợ bao gồm: Phân công thu nợ, phân loại nợ, tính tiền chậm nộp, chốt số liệu nợ theo kỳ kế toán của người nộp thuế, in các thông báo đôn đốc và các báo cáo theo quy trình quản lý nợ quy định. Theo báo cáo quản lý nợ trên TMS của kỳ khóa sổ tháng 3/2017 của các cơ quan thuế, tổng số tiền nợ thuế là hơn 75 nghìn tỷ đồng. Số nợ này đã được phân loại làm cơ sở tính tiền chậm nộp và áp dụng các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế. |
Nhật Minh
Từ khóa » Hệ Thống ứng Dụng Quản Lý Thuế Tập Trung
-
Hệ Thống Thông Tin Quản Lí Thuế Tập Trung Là Gì? - VietnamBiz
-
Chuyên đề 15 ỨNG DỤNG QUẢN LÝ THUẾ TẬP TRUNG (TMS) VÀ ...
-
Nâng Cao Kiến Thức Về Hệ Thống ứng Dụng Quản Lý Thuế Tập Trung
-
TMS Nền Tảng Cải Cách Hệ Thống Thuế đến Năm 2020 - Chi Tiết Tin
-
Hệ Thống ứng Dụng Quản Lý Thuế Tập Trung: Cần Tiếp Tục Nâng Cấp
-
Tập Huấn Về ứng Dụng Hệ Thống Quản Lý Thuế Tập Trung
-
Ứng Dụng Quản Lý Thuế Tập Trung: Dự án Trọng điểm Của Ngành Thuế
-
Không Có Tiêu đề
-
Đẩy Mạnh ứng Dụng CNTT Vào Công Tác Quản Lý Thuế
-
Chuyển Biến Trong Quản Lý Thuế Tập Trung - Báo Nhân Dân
-
Mở Rộng ứng Dụng Quản Lý Thuế Tập Trung Trong Ngành Thuế
-
Đồng Loạt Triển Khai Hệ Thống Quản Lý Thuế Tập Trung TMS
-
Tổ Chức Hệ Thống ứng Dụng CNTT Trong Công Tác Quản Lý Thuế Thực ...
-
Cục Thuế Tỉnh Thanh Hóa Với Giải Pháp Triển Khai Quản Lý Hóa đơn ...