Website Là Gì? Trang Web Là Gì? Có Những Loại Nào? - Carly

Tìm hiểu khái niệm website là gì có lẽ không phải là công việc khó khăn, trong giai đoạn internet đang bùng nổ và trở nên rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Nếu bạn đang đọc những dòng này, nghĩa là bạn đang xem website của Công ty Carly. Bạn có thể hình dung ngay rằng website là những gì tương tự như carly.com.vn này đây.

Hiểu sơ sơ thì đúng là như vậy.

Tuy nhiên để nêu lên một định nghĩa, thì chắc cũng không nhiều người để ý lắm.

Thông thường, chúng ta thường chỉ bật máy tính, mở các trình duyệt, rồi gõ các địa chỉ website để vào đọc thông tin. Hoặc tìm kiếm thông tin trên các Search Engine, rồi từ trang kết quả lại vào các trang web đích. Rất có thể, đó là việc bạn vừa làm để tìm được bài viết này của tôi.

Đó là việc mà chúng ta làm hàng ngày. Nhưng giờ mà hỏi web là gì thì có thể nhiều người thấy lúng túng để tìm câu trả lời.

Vậy tôi xin tóm tắt lại dưới đây về khái niệm…

Website là gì?

Website là một tập hợp các trang thông tin có chứa nội dung dạng văn bản, chữ số, âm thanh, hình ảnh, video, v.v... được lưu trữ trên máy chủ (web server) và có thể truy cập từ xa thông qua mạng Internet.

Về cách phát âm đã được Việt hóa, thì nên đọc là "goép-sai", chứ không phải như một số bạn đọc là "guét-sai" hay "trang guét". Tất nhiên nói cách nào thì chúng ta cũng đều hiểu, nhưng nói sai nghe hơi kỳ kỳ :).

Website là gì?

Về mặt tiếng Anh, có thể hiểu câu chữ thế này:

web = mạngsite = khu vực, trang

Vậy thì website = web site, thì có thể gọi nhanh là “trang mạng”. Hồi trước tôi thấy nhiều người dùng thuật ngữ này, nhưng giờ ít người còn sử dụng.

Trong các tài liệu quy định của Việt Nam, website thường được gọi với tên là “trang thông tin điện tử”. Cách gọi này hơi dài, nhưng đó là chính tắc, nên chúng ta có thể biết để sử dụng.

Vậy tiện đây, nếu ai đó có thắc mắc…

Trang thông tin điện tử là gì?

Trang thông tin điện tử là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet.

Đó là khái niệm nêu trong Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, khẳng định:

Website = Trang thông tin điện tử

Ngoài ra, thực tế cũng có sự nhầm lẫn về thuật ngữ: giữa “website” và “trang web”, và câu hỏi đặt ra là...

Trang web là gì?

Đó là một trang cụ thể nào đó của website, trong tiếng anh gọi là “web page” hoặc ngắn gọn hơn chỉ là “pages”. Đây là một tài liệu được hiển thị trực tiếp trên trình duyệt như Firefox, Google Chrome, Opera, Microsoft Internet Explorer hay Edge, hoặc Safari.

Một website gồm 1 hoặc nhiều trang web như vậy.

Tuy nhiên, thực tế thì chúng ta thỉnh thoảng vẫn gọi nhầm là trang web khi muốn đề cập đến website. Kiểu như “trang web của bên bạn thế nào”, “công ty bạn có trang web không?”...

Cơ bản chúng ta đều hiểu, nhưng nếu bắt lỗi câu chữ, thì như vậy là chưa chính xác lắm.

Cấu tạo và hoạt động của website

Một website gồm nhiều webpage (trang con) như đã đề cập phía trên. Đó là các tập tin dạng html hoặc xhtml, được lưu trữ tại một máy tính có chức năng là máy chủ (web server). Thông tin trên đó có nhiều dạng: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video...

Các máy tính ở các nơi khác nhau (gọi là máy trạm) sử dụng ứng dụng gọi là trình duyệt web, thông qua đường truyền internet để lấy tập tin nêu trên từ máy chủ về hiển thị lên cho người dùng có thể đọc được.

Những gì bạn đang xem chính là 1 trang webpage, hiển thị trên máy tính hoặc điện thoại của bạn thông qua trình duyệt như Chrome, Firefox, Safari, hay Cốc Cốc…

Để website hoạt động được trên môi trường internet, cần có các thành phần chính:

  1. Source Code (mã nguồn): phần mềm website do các lập trình viên thiết kế xây dựng. Phần này giống như bản thiết kế, vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất của ngôi nhà vậy.
  2. Web hosting (Lưu trữ web): dùng để lưu trữ mã nguồn. Thành phần này tương tự như mảnh đất để bạn có thể xây dựng ngôi nhà.
  3. Tên miền (domain): là địa chỉ của website để các máy tính ở các nơi trỏ tới khi muốn truy cập vào website. Tên miền có vai trò giống như địa chỉ ngôi nhà, dựa vào đó thì người khác mới có thể tìm tới thăm nhà bạn được. Có thể bao gồm tên miền phụ (subdomain).

Và tất nhiên phải cần có đường truyền và kết nối mạng toàn cầu (internet) thì website mới có thể hoạt động trên môi trường trực tuyến (online). Kết nối này có vai trò như hệ thống giao thông dẫn đến ngôi nhà. Nếu không kết nối internet, thì có thể chỉ truy cập được website trên cùng máy tính hosting, hoặc trong mạng nội bộ (LAN). Cũng giống như không có đường giao thông thì chẳng khách khứa nào có thể đến được nhà bạn.

Tiếp theo, tôi muốn nói về những gì mà người dùng nhìn thấy: giao diện website.

Giao diện website gồm những thành phần nào?

Trong quá trình hợp tác xây dựng website, rất nhiều khi các bên không hiểu hoặc hiểu không thống nhất cách gọi tên các thành phần để truyền đạt ý kiến của mình. Kiểu như “tôi muốn thêm cái ABC” vào chỗ này chỗ kia, nhưng nói mãi người bên kia không hiểu.

Vậy tôi xin tóm tắt lại những thành phần cơ bản về giao diện để bạn tham khảo nhé.

Dưới đây là bố cục phổ biến, thường thấy rõ ở trang chủ, bài viết, sản phẩm... Với những trang cụ thể có thể sẽ có thay đổi phù hợp với nhu cầu hiển thị nội dung và chức năng.

Header

Đây là phần đầu trang, và thường được hiển thị trên tất cả các trang con.

Phần này thường có logo, hotline, lựa chọn ngôn ngữ, đăng ký / đăng nhập, menu điều hướng, tìm kiếm, giỏ hàng...

Một số trang đặc biệt có thể không được thiết kế header, với mục đích đặc biệt. Chẳng hạn như với trang landing page nhiều khi không gồm thông tin header đầy đủ (có thể chỉ có logo), mục đích là để không gây sao nhãng, và hướng người dùng vào mục tiêu chính: chuyển đổi (điền form, gọi điện đặt hàng…)

Slider / Carousel

Dưới header thường được thiết kế hình ảnh thu hút và giới thiệu về chủ đề website, chẳng hạn như sản phẩm dịch vụ, kèm theo các câu khẩu hiệu (slogan) của doanh nghiệp.

Trên các ảnh có thể bố trí các nút kêu gọi hành động (Call to Action - CTA), chẳng hạn như “Liên hệ”, hoặc “Gọi hotline”.

Các ảnh có thể được lập trình để trượt ngang (dạng slide), hoặc hiển thị theo một trục nào đó với hiệu ứng đi kèm (dạng carousel). Khu vực này cũng sẽ có thanh dẫn hướng để người dùng chủ động xem ảnh tiếp theo hoặc trước đó.

Còn như những website thế hệ cũ trước đây, thì khu vực này thường chỉ là 1 ảnh tĩnh, và do đó được gọi là banner.

Content Area

Đây là khu vực chính và có vai trò quan trọng nhất trong trang web: cung cấp nội dung cho độc giả.

Nội dung có thể dưới rất nhiều dạng khác nhau: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, links…

Đây là phần giúp đánh trang web của bạn có hữu ích hay không, có thể lên Top Google hay không khi làm SEO website.

Footer

Phần chân trang nằm ở dưới cùng của trang web, thường bố trí thông tin bản quyền, các liên kết nhanh, fanpage, social network…

Những trang quan trọng nhất trong 1 website

Hiện có vài trăm triệu website trên toàn cầu, và gần như mỗi trang đều có cấu tạo và nội dung riêng. Tuy nhiên, với những website phổ thông, chẳng hạn như để phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp thì thường có 5 loại trang (page) quan trọng nhất như sau:

#1. Trang chủ: là bộ mặt của website và của công ty trên môi trường trực tuyến. Trang chủ giới thiệu tóm tắt tất cả những thành phần hay nhất, tinh túy nhất về website của bạn, trong đó bao gồm cả những đường link tới các trang quan trọng tiếp theo phía dưới.

#2. Trang giới thiệu & liên hệ: Đây là chỗ giới thiệu chi tiết về doanh nghiệp của bạn, đồng thời kèm theo những lời kêu gọi và thông tin để khách hàng tiềm năng có thể liên hệ.

#3. Trang bán hàng: giới thiệu chi tiết về từng sản phẩm dịch vụ cụ thể, kèm theo những lời kêu gọi hành động để người dùng quyết định mua hàng.

#4. Trang thiên về nội dung: là những trang có nội dung sâu sắc và hữu ích với khách hàng tiềm năng, và có liên quan đến chủ đề chính của website, thường xoay quanh sản phẩm dịch vụ mà bạn cùng cấp. Đây là tiền đề để giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm dịch vụ, từ đó có thể tìm hiểu thêm đến những sản phẩm dịch vụ trên website.

#5. Trang liên quan đến quy định pháp lý: đây là nhóm trang phụ nhưng có vài trò quan trọng khẳng định những thông tin liên quan đến yếu tố pháp lý của website. Loại này thường báo gồm các trang: Điều khoản sử dụng, Chính sách riêng tư, Chính sách thanh toán…

Bạn có thể quan sát trên chính website Carly.com.vn để nhận biết 5 loại trang tôi vừa nêu trên.

Tất nhiên đó chỉ là những loại trang phổ biến và quan trọng. Tùy theo web cụ thể mà có thêm những loại trang khác cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Các loại website

Tùy theo tiêu chí mà có cách phân loại khác nhau. Dưới đây tôi xin nêu ra một vài cách phổ biến đang được sử dụng hiện nay.

Theo cấu trúc và cách hoạt động

  • Website tĩnh: chủ yếu sử dụng ngôn ngữ html (và css, javascript), nội dung trên đó ít khi hoặc hiếm khi được chỉnh sửa (sau khi đăng), thường không có tương tác của người dùng. Do những hạn chế, hiện nay website tĩnh rất ít được sử dụng.
  • Website động: ngoài html, css, và javascript, còn dùng thêm 1 ngôn ngữ lập trình server như ASP.NET hay PHP... và một cơ sở dữ liệu như SQL Server, MySQL, web có nội dung thường xuyên và dễ dàng thay đổi, có thể dựa trên tương tác với người dùng. Đa số hiện này chúng ta thấy là website động.

CSS - Cascading Style Sheets: Biểu định kiểu xếp chồng

Theo mục đích chính của website

Khi bạn muốn thiết kế website thì thường có mục đích cụ thể trong đầu, có thể là một hoặc một vài, nhưng sẽ có 1 mục đích chính. Và công ty thiết kế website cũng sẽ căn cứ vào đó để tư vấn và chọn loại giao diện cũng như tính năng phù hợp. Nhờ đó hiệu quả đầu tư làm web cũng cao hơn.

  • Website giới thiệu công ty: chứa đầy đủ các thông tin cần thiết về công ty, bao gồm cả lịch sử hình thành phát triển, thành tựu, sản phẩm dịch vụ, thông tin liên lạc...
  • Website giới thiệu cá nhân: thường tập trung giới thiệu về thành tựu của người đó, với vai trò như 1 bản CV đẹp có sẵn, hoặc với mục đích để xây dựng thương hiệu cá nhân.
  • Website bán hàng: cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa, để giới thiệu và chào hàng.
  • Website có chức năng đặc biệt, phức tạp: chợ điện tử, mạng xã hội, diễn đàn, wiki, web-app...

Theo lĩnh vực cụ thể

Cách phân loại này chủ yếu để phục vụ cho các doanh nghiệp muốn đặt thiết kế website. Các chủ doanh nghiệp hoặc người được phân công chưa biết nhiều về lĩnh vực làm web. Đôi khi họ còn không biết mô tả những gì mình mong muốn: giao diện, tính năng…

Do đó, khi bắt tay vào việc, họ có xu hướng muốn tìm hiểu xem website trong lĩnh vực của mình thường có giao diện thế nào, tính năng gì để phục vụ mục đích chính.

Đó chính là lý do người dùng rất hay tìm kiếm những loại website theo ngành nghề mà tôi sẽ liệt kê sau đây:

  • Website tin tức
  • Web du lịch, bán vé máy bay
  • Website bất động sản
  • Website nội thất, xây dựng
  • Web khách sạn, nhà hàng
  • Website giáo dục, đào tạo, học tiếng Anh
  • Website logistics...

Nhân tiện đang nói về người dùng tìm kiếm. Họ cũng thường tìm kiếm theo tên tỉnh thành để tìm công ty dịch vụ uy tín: thiết kế website tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng… Điều này rất quan trọng với các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website như Carly chúng tôi.

Nói về chủ đề website là gì thì tôi đã nêu một số nội dung quan trọng có liên quan. Hy vọng bạn tìm thấy thông tin hữu ích.

Nếu bạn muốn tìm đơn vị thiết kế website uy tín, hoặc tối ưu hóa SEO website, thì vui lòng liên hệ với chúng tôi nhé. Chúng tôi phục vụ tốt các khách hàng cần SEO web tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, thành phố Hải Dương.

Gọi ngay số Hotline: 094 456 1874

Từ khóa » Trình Bày Khái Niệm Trang Web Website