X QUANG ĐÁNH GIÁ TUỔI XƯƠNG

  1. Nguyên tắc chung
  • Trong giai đoạn phát triển, có sự tương ứng giữa thời điểm xuất hiện và mức độ cốt hóa của các điểm cốt hóa đầu xương với tuổi thực của trẻ.
  • Theo qui ước, chụp XQ xương bàn tay trái, ở tư thế thẳng, đánh giá sự có mặt và hình dạng của các điểm cốt hóa được coi như thang chuẩn, dùng để ước lượng một cách tương đối tuổi thực của trẻ.
  • Bảng tuổi xương chuẩn hiện nay, đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, dựa theo cuốn “Radiographic Atlas of Skeletal Development of Hand and Wrist” của hai tác giả Greulich và Pyle, xuất bản từ năm 1959.
  • Chúng ta chưa có bảng tuổi xương theo chuẩn Việt Nam

Để download Atlas ” Hand bone age” xin click chuột phải vào ảnh trên

2. Một số chỉ định đánh giá tuổi xương

  • Rối loạn về nội tiết (dậy thì sớm, dậy thì muộn)
  • Xác định tuổi thực của trẻ (một chỉ định khá hay gặp ở VN, liên quan đến vấn đề pháp y).
  • Rối loạn chuyển hóa, liên quan đến bất thường quá trình phát triển
  • Bệnh lý thận mạn tính
  • Béo phì
  • Rối loạn phát triển cột sống
  • Can thiệp về chấn thương, chỉnh hình

3. Các bước đánh giá tuổi xương

  • Chụp phim XQ bàn tay trái thẳng
  • So sánh với Atlas
  • Tìm lứa tuổi phù hợp nhất với hình ảnh XQ có được

4. Các vùng cần phân tích (ROI)

  • Hình dạng của các điểm cốt hóa đầu xương của các xương đốt ngón tay
  • Sự có mặt, kích thước của các điểm cốt hóa của các xương con vùng cổ tay
  • Mức độ liền của điểm cốt hóa đầu dưới xương quay
  • Hình dạng của các điểm cốt hóa đầu xương của các xương đốt bàn

  • Sự có mặt, kích thước của các điểm cốt hóa của các xương con vùng cổ tay
  • Mức độ liền của điểm cốt hóa đầu dưới xương quay

5. Các vùng có “độ tin cậy” cao theo nhóm tuổi

  • Trẻ gái 0-5 tuổi, trẻ trai 0-7 tuổi:

–Các xương đốt bàn, ngón tay

  • Trẻ gái 6-13 tuổi, trẻ trai 8-15 tuổi

–Các xương con vùng cổ tay

  • Trẻ gái 14-18 tuổi, trẻ trai 16-18 tuổi

–Đầu dưới xương quay

Từ khóa » X Quang Xương Bàn Chân Trẻ Em