Xạ Hương - Thuốc Khai Khiếu Tỉnh Thần, Chỉ Thống
Có thể bạn quan tâm
Xạ hương là chất tiết có trong túi xạ. Túi xạ là một tuyến ở giữa hậu môn và dương vật của con hươu xạ (Moschus moschiferus L.), họ hươu xạ (Moschidae), phát triển mạnh trong thời kỳ sinh sản và chỉ có ở con đực trưởng thành. Ngoài con hươu xạ, loài cầy hương (Viverricula malaccensis Gmelin.) và cầy giông (con giông) (Viverra zibetha L.), họ cầy (Viverridae) cũng cho chất xạ. Chất xạ chứa amoniac, tinh dầu, chất mỡ, muối canxi và kali.
Xạ hương có vị cay, tính ôn, không độc, vào 12 đường kinh. Có tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương ở liều thấp, liều cao có tác dụng ức chế; giảm phù nề và cải thiện tuần hoàn não nên có tác dụng tỉnh thần; tác dụng với cơn đau thắt ngực bệnh động mạch vành. Có tác dụng khai khiếu tỉnh thần, hoạt huyết tán ứ, chỉ thống, thôi sản. Trong Đông y, xạ hương được dùng một cách phổ biến làm thuốc hồi sinh, trừ trúng độc trong trường hợp đau bụng dữ dội, trúng phong hôn mê, bụng ngực đau thắt. Dùng ngoài tiêu ung sang thũng. Liều dùng và cách dùng: 0,04g - 0,2g. Dùng để bào chế thuốc hoàn và thuốc bột. Không dùng trong thuốc sắc.
Một số cách dùng xạ hương làm thuốc:
Khai khiếu, tỉnh thần: trị trúng phong, kinh giản, đột nhiên ngã lăn quay, hôn mê, bất tỉnh, chân tay lạnh, kéo đờm.
Bài “Thái ất tử kim đĩnh”: sơn từ cô 80g, thiên kim tử 40g, hùng hoàng 12g, đại kích 60g, ngũ bội 40g, chu sa 12g, xạ hương 12g. Các vị tán bột mịn, làm thành thỏi hình trụ, mỗi thỏi nặng 4g. Người lớn 2 - 6g. Chữa trúng độc do thức ăn, hôn mê ngã quay, chết đuối hay thắt cổ mà ngực còn ấm.
Trừ ứ, trị chấn thương: xạ hương 0,4g; tô mộc 20g; đinh hương 20g; đồng thiên nhiên 12g; nhũ hương12g; một dược 12g; huyết kiệt 12g; hồng hoa 8g; mã tiền chế 4g. Chế thành thuốc bột. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần, uống với rượu trắng. Trị thương tích do ngã, đòn đánh.
Tống mủ, tan nhọt:
Lục thần hoàn: xạ hương 1,0g; ngưu hoàng 1,5g; bột trân châu 1,5g; băng phiến 1,0g; hùng hoàng 1,0g; thiềm tô 1,0g. Các vị tán bột mịn. Thiềm tô hòa tan bằng rượu trắng, làm thành viên hoàn nhỏ như hạt cải, bao áo bằng than củi (bách thảo sương). Người lớn mỗi lần uống 10 viên; trẻ em giảm liều. Ngày uống 2 lần, với nước đun sôi. Trị viêm họng cấp tính, áp-xe vú, các nhọt độc sưng đau, sốt cấp tính, trúng độc, mê loạn, tâm trạng suy nhược.
Thúc đẻ, xổ thai:
Thuốc bột hương quế: xạ hương 0,02g, nhục quế 2g. Hai vị nghiền thành bột, chia 2 lần, uống với nước nóng. Dùng trong trường hợp thai chết lưu hoặc sót rau không ra.
Làm đẹp da: xạ hương 0,4g; bạch cương tằm 1,6g; mai hoa băng phiến 0,8g; sơn trà 1,6g; đậu xanh 2,4g. Tất cả nghiền thành bột mịn, nhào với nước đánh nhuyễn như kem. Đây là bài thuốc dưỡng da cung đình.
Xạ hương là một hương liệu cao cấp vì nó cho mùi thơm rất bền. Hiện nay, xạ hương được dùng nhiều làm chất định hương trong công nghệ hóa mỹ phẩm.
Kiêng kỵ: Người âm hư, suy yếu, phụ nữ có thai cấm uống.
Từ khóa » Khai Khiếu Là Gì
-
Những Bài Thuốc Khai Khiếu
-
Thuốc Khai Khiếu - Health Việt Nam
-
Học Thuyết Tạng Phủ-Hội Chứng Bệnh Thường Gặp
-
Thuốc Khai Khiếu: Vị Thuốc, Bài Thuốc Dân Gian
-
Gan Khai Khiếu Là Gì - Bắt Bệnh Qua Thất Khiếu
-
Các Vị Dược Liệu Có Tác Dụng Khai Khiếu Trong đông Y
-
HỌC THUYẾT TẠNG PHỦ
-
THUỐC KHAI KHIẾU
-
Xương Bồ - Thuốc Khai Khiếu, Hòa Vị - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
CÁC BÀI THUỐC KHAI KHIẾU - Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền
-
Bắt Bệnh Qua Thất Khiếu | Báo Dân Trí
-
QUAN NIỆM CƠ THỂ HỌC THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
-
Thuốc Thông Khí Khai Khiếu | Y Học Căn Bản
-
Khiếu - Wiktionary Tiếng Việt