Xã Là Gì? Phường Là Gì? Đơn Vị Hành Chính Cấp Xã/phường?

4. Quy định về đơn vị hành chính ở Việt Nam:

Theo quy định cụ thể tại Điều 110 Hiến Pháp 2013 và theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định các đơn vị hành chính tại Việt Nam hiện nay gồm có các đơn vị sau đây:

– Thứ nhất: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây chúng ta có thể gọi chung là cấp tỉnh).

– Thứ hai: Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây chúng ta có thể gọi chung là cấp huyện).

– Thứ ba: Xã, phường, thị trấn (sau đây chúng ta có thể gọi chung là cấp xã).

– Thứ tư: Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt: đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt sẽ do Quốc hội quyết định thành lập, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế – xã hội, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt sẽ có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đó.

Theo đó, ta nhận thấy, về cơ bản thì ở tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay sẽ có 3 cấp hành chính cụ thể như sau:

– Thứ nhất: Cấp tỉnh: Sau nhiều lần thực hiện việc chia tách và nhập lại, cho đến giai đoạn hiện nay, Việt Nam ta đã có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, các đơn vị hành chính cấp tỉnh bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương và 58 tỉnh.

– Thứ hai: Cấp huyện:

Cấp huyện được hiểu chính là cấp hành chính cấp 2 của Việt Nam, thấp hơn về thẩm quyền so với cấp tỉnh, và thông thường thì cấp huyện cũng có quy mô dân số, diện tích, kinh tế nhỏ hơn so với cấp tỉnh. Cấp huyện được hiểu cơ bản chính là cấp hành chính cao hơn cấp xã, phường, thị trấn.

Cấp hành chính này ở trên thực tế trong giai đoạn hiện nay, ta nhận thấy rằng, cũng có nhiều tên gọi khác nhau căn cứ cụ thể theo cấp hành chính nó trực thuộc, gồm huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, gọi tuần tự cụ thể theo mức đô thị hóa.

Trong đó, ta nhận thấy rằng, hiện nay các quận và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương không có trong tỉnh, sẽ chỉ áp dụng cho các đơn vị nội thành của thành phố thuộc trung ương. Thành phố thuộc tỉnh thì sẽ không có trong thành phố trực thuộc trung ương. Trên thực tế thì các đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam sẽ có tổng cộng 705 đơn vị, bao gồm: 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 79 thành phố thuộc tỉnh, 51 thị xã, 46 quận và có đến 528 huyện.

– Thứ ba: Cấp xã: Cấp xã như chúng ta đã nói cụ thể ở trên là đơn vị hành chính cấp cơ sở, cấp xã thấp hơn cấp Huyện. Cấp xã có thể được gọi là xã, phường, thị trấn tùy theo mức đô thị hóa của khu vực đó. Trong đó, phường thì sẽ không có trong huyện, xã không có trong quận, thị trấn thì sẽ chỉ có trong huyện. Hiện nay, tại nước ta hiện đang có 4 đơn vị hành chính cấp huyện không có đơn vị cấp xã (đều là các huyện đảo), bao gồm: Hoàng Sa, Lý Sơn, Côn Đảo, Cồn Cỏ.

Thực chất thì dưới xã thì vẫn còn có làng, thôn, bản, buôn, sóc, ấp,… Và, dưới phường hay là dưới các thị trấn sẽ có khu dân cư, khu phố, khu vực, khóm, ấp. Khi tại đây đã có lượng dân cư đông thì thôn làng dưới xã có thể chia ra các xóm, còn khu dân cư ở phường hay ở các thị trấn thì sẽ có thể chia ra tổ dân phố, dưới tổ dân phố thì sẽ còn chia ra cụm dân cư. Đây được hiểu và biết đến là cấp cơ sở không pháp nhân, cấp cơ sở này thực chất sẽ phục vụ cho quản lý dân cư nhưng cấp cơ sở này cũng sẽ không được xem là cấp hành chính, và những chủ thể là người tham gia quản lý hoạt động ở cấp cơ sở này chỉ được hưởng phụ cấp công tác mà không được coi là công chức.

Việc thực hiện thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đều sẽ cần phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và tuân theo đúng như các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Chúng ta nhận thấy, đơn vị hành chính trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam là đơn vị được phân chia trên lãnh thổ của quốc gia để nhằm mục đích chính là có thể tổ chức quản lý nhà nước về hành chính.

Việc phân loại đơn vị hành chính đã góp phần quan trọng đối với việc bảo đảm sự ổn định của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và đã giúp có thể nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Việc pân loại đơn vị hành chính đã làm căn cứ để nhằm mục đích có thể thông qua đó hoạch định chính sách phát triển kinh tế và xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Việc phân loại đơn vị hành chính cũng là cơ sở để nhằm có thể xây dựng chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức sao cho phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.

Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:

– Hiến Pháp năm 2013.

– Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

Từ khóa » Khác Nhau Giữa Xã Và Phường