Xã Mão Điền - Huyện Thuận Thành

Thực đơn
  • Truy cập nội dung luôn
  • Giới thiệu
    • Viết về Thuận Thành
    • Lịch sử - Văn hóa
    • Điều kiện tự nhiên
    • Cơ sở hạ tầng
    • Tiềm năng phát triển
  • Tổ chức bộ máy
    • Thị ủy
    • HĐND Thị xã
    • UBND Thị xã
    • Cơ quan, đơn vị sự nghiệp
    • Đơn vị hành chính
    • Thông tin liên hệ
  • Hệ thống văn bản
    • Văn bản chỉ đạo điều hành của Thị xã
    • Góp ý dự thảo văn bản
  • Thông tin Kinh tế - xã hội
    • Báo cáo kinh tế xã hội
    • Khen thưởng - xử phạt
    • Danh sách dự án, đầu tư
    • Đấu thầu - Mua sắm công
  • Thông tin quy hoạch
    • Quy hoạch sử dụng đất
    • Quy hoạch đô thị
    • Quy hoạch xử lý chất thải
    • Khu công nghiệp
    • Quy hoạch tài nguyên thiên nhiên
  • Công khai ngân sách
  • Tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật
  • Niên giám thống kê
  • Chương trình đề tài
    • Danh mục các đề tài khoa học
    • Kết quả tổng hợp
  • Cổng TTĐT xã, phường
    • Phường Hồ
    • Phường An Bình
    • Phường Song Hồ
    • Phường Gia Đông
    • Phường Trạm Lộ
    • Phường Ninh Xá
    • Phường Thanh Khương
    • Phường Xuân Lâm
    • Phường Hà Mãn
    • Phường Trí Quả
    • Xã Hoài Thượng
    • Xã Mão Điền
    • Xã Nguyệt Đức
    • Xã Song Liễu
    • Xã Ngũ Thái
    • Xã Nghĩa Đạo
    • Xã Đình Tổ
    • Xã Đại Đồng Thành
  • Tiếp cận thông tin
  • Phòng chống tham nhũng
  • Chuyển đổi số

Trạng thái chung

Xã Mão Điền 31/10/2011 11:42 Số lượt xem: 5816 Mão Điền là một xã nằm ở phía cực đông huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Phía đông giáp với làng Ngăm của huyện Gia Bình, phía bắc giáp với xã Hoài Thượng và sông Đuống, phía tây giáp với thị trấn Hồ, phía nam giáp với xã An Bình. Ranh giới: - Phía đông giáp với làng Ngăm của huyện Gia Bình. - Phía bắc giáp với xã Hoài Thượng và sông Đuống. - Phía tây giáp với thị trấn Hồ. - Phía nam giáp với xã An Bình. Diện tích, dân số: - Diện tích:431ha - Dân số: hơn một vạn người (tính đến năm 2004)Mão Điền là một trong trong những xã có diện tích hẹp nhưng dân số đông nhất trong huyện, dân cư sống tập trung với mật độ cao.Hành chính:Xã Mão Điền gồm 2 làng chính là làng Thụy Mão và làng Mão Điền. Trong đó làng Mão Điền - theo cách gọi mới - chiếm diện tích và dân số chủ yếu (trước đây làng Mão Điền đã từng được chia thành 2 làng Đông và làng Đoài, nhưng sống không tách biệt, sau này lại gọi chung là một). Tên Mão Điền theo nghĩa chữ Hán là ruộng của làng Thụy Mão.Trong làng lại chia nhỏ thành các xóm. Phân chia làng, xóm là cách gọi truyền thống từ xưa cho tới nay.Hiện tại, phân chia hành chính hiện đại phân cấp như sau: Xã - Khu (Thôn) - Xóm.Làng Mão Điền gồm có các xóm sau: xóm Bàng, xóm Cả, xóm Ngòi, xóm Mận, xóm Công, xóm Hồ, xóm Đình, xóm Tủng, xóm Hậu, xóm Táo, xóm Lũy, 3 xóm Ba (Ba trong, Ba giữa, Ba ngòai) và xóm Nội.Lịch sử:Mão Điền là một xã có lịch sử nghìn năm, gắn liền với sự kiện nhà vua thời Lý lấy đất để xây dựng khu lăng mộ, đền Lý Bát Đế (Đền Đô - Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh). Cư dân sinh sống trên diện tích đất đó đã được nhà vua cho di chuyển đến địa điểm mới, chính là vị trí xã Mão Điền ngày nay.Văn hóa - lễ hội - di tích lịch sử:Toàn xã có 4 kỳ lễ hội lớn, trong đó có 3 ngày lễ hội được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Mở đầu là Đình Đoài, được tổ chức ngày 3-2 âm lịch; tiếp theo là Đình Đông, được tổ chức ngày 7-2 âm lịch. Ngày 8-2 âm lịch là Đình Đám của làng Thụy Mão; tiếp đến là Hội Chùa, được tổ chức ngày 15-3 âm lịch( Hội này chỉ tổ chức 3-5 năm/ 1 lần).Trong lễ hội, có tổ chức rước tượng Thánh hoặc Thành Hoàng làng, và có rước Thánh giao hảo giữa các làng.Những nét độc đáo đặc trưng:Mão Điền là làng duy nhất trên cả nước có Đình Vật, là nơi chuyên tổ chức thi đấu vật để chọn ra người bản lĩnh, tài giỏi (Vừa phục vụ mục đích tuyển quân trong thời chiến, và phục vụ vui chơi trong lễ hội thời bình). Tuy vậy, Đình Vật đến nay không còn nữa, chỉ còn di tích và các câu chuyện để lại.Mão Điền là một trong số ít nơi trên cả nước có chợ Âm - Dương, nơi diễn ra sự trao đổi mua bán giữa người âm và người dương lẫn lộn. Phiên chợ chỉ diễn ra một lần trong năm vào ngày mùng 4 tết âm lịch với nhiều truyền thuyết ly kì hấp dẫn.Từ thời phong kiến đến những năm cuối của thế kỷ XX, Mão Điền nổi lên một nghề truyền thống là buôn bán cá giống. Cho đến nay nghề vẫn được duy trì tuy nhiên không còn phát triển mạnh như xưa. Nghề cá giống có rất nhiều khó khăn vất vả, nhưng có đặc trưng là người dân phải bôn ba đi khắp nơi trên cả nước để buôn bán nên tầm nhìn, cũng như thông tin của người dân được mở rộng, bên cạnh đó cũng kéo theo những câu chuyện ly kì, thú vị.

Từ khóa » Dân Số Xã Mão điền