Xác định Huyết Thống Qua Nhóm Máu ABO Có Chính Xác Không?
Có thể bạn quan tâm
Xác định huyết thống qua nhóm máu ABO
Trong quá trình tư vấn xét nghiệm ADN và giám định gen, các chuyên gia tại Trung tâm xét nghiệm ADN NOVAGEN nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề xác định huyết thống qua nhóm máu ABO có chính xác không?
Ví dụ như là:
- Bố mẹ đều là nhóm máu A, có thể sinh con có nhóm máu O
- Bố mẹ nhóm máu O thì con nhóm máu gì
- Bố nhóm máu AB mẹ nhóm máu O con nhóm máu gì
- Bố nhóm máu A mẹ nhóm máu O con nhóm máu gì
- Bố nhóm máu O mẹ nhóm máu B con nhóm máu gì
- Bố nhóm máu B mà con trai thì lại nhóm máu AB, còn con gái lại có nhóm máu O
- Mẹ nhóm máu AB, sinh con nhóm máu AB thì bố có nhóm máu gì
- Trong một gia đình có một người con nhóm máu B và một người con nhóm máu O. nhóm máu của bố mẹ có thể là trường hợp nào
Dưới góc độ di truyền học, máu được di truyền theo định luật Mendel.
Mỗi nhóm máu thuộc hệ thống phân loại ABO đều được quy định bởi các gen đặc trưng mang tính trội (gen trội) hoặc tính lặn (gen lặn).
Sự kết hợp giữa các gen lặn và gen trội sẽ quy định nhóm máu đặc trưng của mỗi người.
Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng phương pháp tính toán nhóm máu ABO có thể dự đoán được khả năng mối quan hệ huyết thống cha con nhưng độ chính xác rất thấp.
Do vậy, đối với các trường hợp yêu cầu tính pháp lý cao thì KHÔNG thể dựa vào nhóm máu A, B,O để xác định mối quan hệ huyết thống giữa hai người.
Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cơ sở khoa học của phương pháp xác định huyết thống bằng nhóm máu trong các phần tiếp theo của bài viết này.
Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu hệ thống nhóm máu ABO là như thế nào?
HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
Cấu tạo của máu đều chứa các thành phần cơ bản giống nhau, bao gồm:
- hồng cầu
- bạch cầu
- tiểu cầu
- huyết tương
Dựa vào sự hiện diện của các kháng nguyên và protein đặc thù có trên màng hồng cầu mà máu được phân loại thành các nhóm khác nhau.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể con người có khoảng 46 nhóm máu khác nhau. Máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia.
Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu gây tác hại cho cơ thể.
Trong số các phân loại nhóm máu, hệ thống nhóm máu ABO là phổ biến nhất và được phân loại thành 4 nhóm máu chính là O, A, B và AB.
Trên bề mặt màng hồng cầu của mỗi nhóm máu A, B, O và AB sẽ có các kháng nguyên đặc trưng riêng của mỗi nhóm:
Nhóm máu ABO được phân loại dựa vào kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu.
1. Nhóm máu A
Nhóm máu A khá phổ biến, chiếm 35.7%, chỉ đứng sau nhóm máu O về sự phổ biến, được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B (để tấn công kháng nguyên B) trong huyết tương.
Vì vậy, người có nhóm máu A có thể:
- Cho người có nhóm máu A và người có nhóm máu AB.
- Nhận máu từ người có nhóm máu O và A.
2. Nhóm máu B
Đây là nhóm máu khá hiếm, chiếm 8.5%, chỉ đứng sau nhóm máu AB. Nó chứa các kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, và kháng thể A (để tấn công kháng nguyên A) trong huyết tương.
Vì vậy, người có nhóm máu B có thể:
- Cho, hiến tặng máu cho người có nhóm máu B, người có nhóm máu AB.
- Nhận máu truyền từ những người có nhóm máu B hoặc O.
3. Nhóm máu AB
Khác với nhóm máu O, nhóm máu AB không phổ biến, chỉ chiếm 3.4%. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương.
Vì vậy, người có nhóm máu AB có thể:
- Cho, hiến tặng máu cho những người có nhóm máu AB.
- Nhận máu truyền từ tất cả những người có nhóm máu A, B, AB, O.
4. Nhóm máu O
Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất, chiếm 37.4%. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương.
Vì vậy, người có nhóm máu O có thể:
- Cho, hiến tặng máu cho tất cả các nhóm máu còn lại là A, B, AB, O.
- Nhận máu truyền từ những người có nhóm máu O.
Như vậy, đến đây chúng ta có thể thấy rằng mỗi một nhóm máu trong hệ thống phân loại ABO đều có những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.
Do đó, việc biết bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nó ra sao là thông tin rất quan trọng cần được xác định ngay từ nhỏ và lưu trữ kèm theo hồ sơ sức khỏe cá nhân của mỗi người.
CƠ CHẾ DI TRUYỀN CỦA NHÓM MÁU ABO
Như đã được đề cập ở phần đầu của bài viết, nhóm máu được di truyền theo định luật Mendel.
Định luật Mendel hay quy tắc Mendel mô tả quá trình di truyền các đặc tính biểu hiện bên ngoài, được xác định bởi một gen duy nhất.
Quy tắc này được đặt theo tên của người phát hiện ra chúng Gregor Mendel. Ông là người đã công bố đầu tiên kết quả thí nghiệm ở cây đậu Hà Lan vào năm 1866.
Kiểu gen khác nhau sẽ tạo ra nhóm máu khác nhau
Mỗi nhóm máu thuộc hệ thống phân loại ABO đều được quy định bởi các gen đặc trưng mang tính trội (gen trội) hoặc tính lặn (gen lặn). Sự kết hợp giữa các gen lặn và gen trội sẽ quy định nhóm máu đặc trưng của mỗi người.
- Có 2 gen trội quy định tính trạng nhóm máu, đó là gen A và gen B
- Có 1 gen lặn quy định tính trạng nhóm máu, đó là gen O
Người nhóm máu A có thể mang kiểu gen AA hoặc AO, người nhóm máu B mang kiểu gen BB hoặc BO, người nhóm máu AB mang kiểu gen AB, người có nhóm máu O mang kiểu gen OO.
Do đó, sự kết hợp giữa người bố mang nhóm A, mẹ mang nhóm máu B có thể sinh ra con mang nhóm máu AB.
Dưới đây là sơ đồ về cơ chế di truyền của nhóm máu ABO:
Tính tương đối của việc dựa vào nhóm máu để xác định huyết thống có thể được giải thích qua các trường hợp kết hợp của các nhóm máu như sau:
Tư vấn xét nghiệm ADN Cha Con
Như vậy, khi biết được nhóm máu của Bố và Mẹ thì sẽ biết được thông tin nhóm máu của Con.
- Theo đó, bố nhóm máu A kết hợp với mẹ nhóm máu B cho con có nhóm máu O, A, B, AB. Hoặc bố nhóm máu A kết hợp với mẹ nhóm máu O thì con sẽ có nhóm máu A, O; bố có nhóm máu A kết hợp với mẹ có nhóm máu AB thì con sinh ra có thể mang các nhóm máu như A, B, AB…Tương tự, nếu mẹ có nhóm máu AB, con có nhóm máu A thì bố của đứa bé sẽ có thể mang một nhóm máu bất kỳ trong 4 nhóm máu ==> vì thế việc xác định quan hệ cha con theo nhóm máu trong trường hợp này là không hề chính xác.
- Bố và mẹ đều có nhóm máu O chỉ có thể sinh ra người con có nhóm máu O ==> Do vậy, nếu người “Con” không có nhóm máu O thì rất có thể đó không phải là Con của cặp bố mẹ này.
Chúng ta có thể xem sơ đồ sau để thấy rõ ràng và trực quan hơn về sự di truyền nhóm máu ABO:
Cơ sở xác định huyết thống qua nhóm máu ABO
Ở khía cạnh ngược lại, nếu biết nhóm máu của Mẹ và nhóm máu của Con thì có suy ra được nhóm máu của Bố đứa trẻ hay không?
Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng:
- Nếu Mẹ có nhóm máu A, con có nhóm máu A ==> nhóm máu của người cha sinh học có thể là 1 trong 4 loại A hoặc B hoặc AB hoặc O
- Nếu Mẹ có nhóm máu A, con có nhóm máu B ==> người cha sinh học có thể có nhóm máu B hoặc AB
- Đặc biệt, nếu Mẹ là AB thì Con không thể là O, nếu Mẹ là O thì con không thể là AB.
Từ những điều trên có thể thấy, nếu chỉ dựa vào nhóm máu để xác định quan hệ huyết thống sẽ KHÔNG có kết quả chính xác ==> kết quả xác định nhóm máu này chỉ mang tính chất tương đối và có ý nghĩa tham khảo khi xác định quan hệ huyết thống Cha-Con.
XÁC ĐỊNH HUYẾT THỐNG THEO NHÓM MÁU ABO
Vì mang tính chất tương đối như đã phân tích ở trên nên vẫn có trường hợp các giám định viên có thể dùng nhóm máu để xác định quan hệ huyết thống.
Từ năm 1920, các nhà khoa học đã xác định rằng nhóm máu có thể di truyền cho thế hệ sau và có thể dự đoán một cách tương đối của đứa trẻ dựa trên nhóm máu của bố mẹ.
Ngược lại, khi biết được nhóm máu của con và nhóm máu của mẹ thì cũng sẽ dự đoán được nhóm máu của người cha sinh học của đứa trẻ.
Ví dụ như:
- Bố và mẹ đều mang nhóm máu O thì con sinh ra chỉ có thể mang nhóm máu O mà không thể là nhóm A, B hay AB.
- Bố và mẹ đều mang nhóm máu AB thì con sinh ra sẽ có nhóm máu A, B, AB mà không thể có nhóm máu O.
- Bố và mẹ đều mang nhóm máu B thì con sinh ra không thể có nhóm máu A, AB.
- Bố và mẹ đều mang nhóm máu A thì con sinh ra không thể có nhóm máu B, AB.
Như vậy, dựa trên những phân tích nêu trên, chúng ta có thể kết luận rằng: xác định huyết thống qua nhóm máu ABO có mức độ chính xác khá thấp và việc này không được thừa nhận về mặt pháp lý. Chỉ có xét nghiệm ADN mới giúp xác định huyết thống một cách chính xác và có độ tin cậy cao nhất.
Cho đến nay việc xác định xem hai người có cùng hay không cùng quan hệ huyết thống chủ yếu vẫn dựa vào xét nghiệm ADN. Muốn thực hiện được xét nghiệm này thì phải lấy mẫu máu, tóc hay tế bào niêm mạc miệng của những người cần xét nghiệm để phân tích và so sánh thông tin ADN của mỗi người với nhau.
>> Đọc thêm:
- XÉT NGHIỆM ADN CHA CON
- XÉT NGHIỆM ADN MẸ CON
- XÉT NGHIỆM ADN THAI NHI
- XÉT NGHIỆM ADN LÀM GIẤY KHAI SINH
- BẢNG GIÁ XÉT NGHIỆM ADN TẠI HÀ NỘI
- NHÓM MÁU AB LÀ NHÓM MÁU HIẾM NHẤT TRÊN THẾ GIỚI
TS. Đặng Trần Hoàng Viện trưởng Viện Công nghệ ADN và Phân tích di truyền www.xetnghiemadnchacon.com
==> Kết nối với Dr Hoàng NOVAGEN
-
Youtube: https://youtube.com/DrHoangNOVAGEN
-
Facebook: https://fb.com/DrHoangNOVAGEN
-
Zalo: https://zalo.me/DrHoangNOVAGEN
-
Tiktok: https://tiktok.com/DrHoangNOVAGEN
Từ khóa » Cha Nhóm Máu O Con Nhóm Máu Ab
-
Bố Nhóm Máu AB Mẹ Nhóm Máu O Con Nhóm Máu Gì? - NOVAGEN
-
Cha Máu O, Mẹ Máu AB, Tại Sao Con Lại Nhóm Máu Khác?
-
XÁC ĐỊNH HUYẾT THỐNG THEO NHÓM MÁU
-
Sự Liên Quan Giữa Nhóm Máu Cha Mẹ Và Con Cái - Vinmec
-
Nỗi Oan 'không Cùng Nhóm Máu Nên Không Phải Con Tôi' - VnExpress
-
Những Trường Hợp Bạn Cần Biết Chính Xác Nhóm Máu Của Bản Thân
-
[Chuyên Gia Giải đáp]: Anh Em Ruột Có Cùng Nhóm Máu Không?
-
Cha Máu O, Mẹ Máu AB Thì Con Cái Thuộc Nhóm Máu Nào? - AloBacsi
-
CÓ THỂ DỰA VÀO NHÓM MÁU ĐỂ XÁC ĐỊNH HUYẾT THỐNG?
-
XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU CỦA CON KHI BIẾT NHÓM MÁU CỦA BỐ MẸ
-
Con Nhóm Máu Ab Thì Bố Mẹ Nhóm Máu Gì?
-
Bố Nhóm Máu A Mà Con Lại Nhóm Máu O, Có Phải Tôi đã Bị Vợ "cắm ...
-
Mẹ Nhóm Máu 0, Bố Nhóm Máu AB Có Thể Sinh Con Máu 0 được ...
-
Nhóm Máu Của Cha Mẹ Và Con - Webtretho