XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU CỦA CON KHI BIẾT NHÓM MÁU CỦA BỐ MẸ

Trong thực tế nhiều cha mẹ vẫn có những thắc mắc về nhóm máu của con mình. Để giải đáp những thắc mắc này, chúng ta hãy tìm hiểu xem kết quả của sự kết hợp giữa nhóm máu của bố với mẹ sẽ cho ra đứa trẻ có nhóm máu như thế nào nhé.

Nhóm máu ABO

Hệ thống phân loại nhóm máu ABO được xác định dựa trên sự có mặt của các kháng nguyên trên màng hồng cầu. Theo đó, con người có 4 loại nhóm máu khác nhau là: A, B, AB và O.

Nhóm máu A

Nhóm máu A được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B trong huyết tương.

Những người có nhóm máu A có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu A, hoặc những người mang nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có nhóm máu A cũng có thể nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu O.

Nhóm máu B

Nhóm máu B được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, và kháng thể A trong huyết tương.

Những người có nhóm máu B có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có máu B cũng có thể an toàn nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu O.

Nhóm máu AB

Nhóm máu này không phổ biến. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương.

Những người có nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ bất cứ ai. Tuy nhiên, vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB, những người có nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.

Nhóm máu O

      Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Kết quả là những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên.

Cách phân loại nhóm máu này là cơ sở quan trọng để các bác sĩ lựa chọn người cho nhóm máu phù hợp để truyền máu.

Từ năm 1920, các nhà khoa học đã xác định rằng nhóm máu có thể di truyền cho thế hệ sau và có thể dự đoán một cách tương đối của đứa trẻ dựa trên nhóm máu của bố mẹ.

Ngược lại, khi biết được nhóm máu của con và nhóm máu của mẹ thì cũng sẽ dự đoán được nhóm máu của người cha sinh học của đứa trẻ.

Trường hợp 1: Biết được nhóm máu của Cha và Mẹ, từ đó suy ra nhóm máu của người con

Ví dụ:

  • Bố và mẹ đều có nhóm máu O chỉ có thể sinh ra người con có nhóm máu O. Nếu người “Con” không có nhóm máu O thì đó không phải là CON của cặp bố mẹ này.
  • Nếu Bố nhóm máu A và Mẹ nhóm máu B thì nhóm máu của con có thể là: A, B, AB hoặc O. Trường hợp này thì nhóm máu hoàn toàn không có ý nghĩa trong xác định huyết thống.

Trường hợp 2: Biết được nhóm máu của Mẹ và Con, từ đó suy ra nhóm máu của người Cha

Nhìn vào bảng 2 ta thấy, chỉ có thể xác định tương đối nhóm máu của người Cha phải có.

Ví dụ:

  • Nếu Mẹ là B, Con là A thì người Cha là A hoặc AB.
  • Nếu Mẹ là AB, Con là A thì người cha sinh học có khả năng mang nhóm máu bất kỳ trong 4 nhóm máu. Điều này cho thấy nếu chỉ dựa trên nhóm máu, sẽ không có người đàn ông nào bị loại trừ khả năng là cha của đứa trẻ.
  • Đặc biệt, nếu Mẹ là AB thì Con không thể là O, nếu Mẹ là O thì con không thể là AB.

Từ khóa » Cha Nhóm Máu O Con Nhóm Máu Ab