Xác định Tính Hợp Pháp Của Di Chúc Bằng Miệng - Hỏi đáp Trực Tuyến

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • VKSND tỉnh Vĩnh Phúc đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba
  • Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Pháp luật trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên pháp quyền Việt Nam”
  • VKSND tối cao công bố và trao quyết định bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp
  • Tin hoạt động VKSND địa phương Hải Phòng – Thái Nguyên – Gia Lai – Trà Vinh
  • VKSND tỉnh Thanh Hoá triển khai công tác năm 2025
  • Vụ 1 VKSND tối cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2024
  • VKSND thành phố Hà Nội đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ
  • Tin hoạt động VKSND địa phương Nghệ An – Quảng Nam – Nam Định – Hà Tĩnh
  • Vụ 11 VKSND tối cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2024
  • Vụ 7 VKSND tối cao triển khai công tác năm 2025
  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Hỏi đáp pháp luật
Lĩnh vực
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hôn nhân gia đình
  • Hành chính
  • Thương mại
  • Lao động
  • Đất đai
  • Các lĩnh vực khác
Câu hỏi xem nhiều
  • Hành vi cố ý gây thương tích
  • Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
  • Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và giả mạo văn bản, con dấu thì phải chịu hình phạt gì?
  • Xử phạt hoạt động cho vay nặng lãi
  • Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm
  • Điểm c khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
  • Thời hạn điều tra và ra Quyết định truy nã
  • Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không?
  • “Bệnh hiểm nghèo” quy định điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
  • Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất
Hỏi đáp trực tuyến

Xác định tính hợp pháp của di chúc bằng miệng

Người gửi: Chị A có chồng là B, hai con là C và D. Chị A bị ốm nặng, trước khi mất, có để lại di chúc bằng miệng và nói rõ để 1/2 di sản cho chồng và 2 con, 1/2 di sản cho bố mẹ đẻ. Tại thời điểm chị A để lại di chúc bằng miệng, chỉ có chồng và bố mẹ đẻ cùng 1 người hàng xóm làm chứng, ngoài ra không có ai. Như vậy, di chúc miệng mà chị A để lại có hợp pháp hay không?

Câu trả lời

Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc miệng như sau: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.” Trong tình huống trên, có 4 người làm chứng cho di chúc miệng của chị A . Tuy nhiên, những người sau đây không được làm chứng cho việc lập di chúc theo quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015 là: - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; - Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Chị A đã để lại di sản cho chồng, 2 con và bố mẹ đẻ. Trong 4 người làm chứng cho việc lập di chúc, có 3 người là chồng, bố đẻ, mẹ đẻ chị nằm trong diện thừa kế theo di chúc, chỉ có người hàng xóm là không thuộc 3 trường hợp quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015. Như vậy, di chúc miệng của chị A để lại không hợp pháp. Di sản của chị A sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Ban biên tập In In bài viết

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người 20/05/2020
2 Thẩm quyền ban hành Quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 20/05/2020
3 Đăng ký khai sinh quá hạn cho con khi chưa đăng ký kết hôn 20/05/2020
4 Vận chuyển trái phép chất ma túy 54000 viên ma túy tổng hợp thì bị phạm vào Điều nào và khoản nào Bộ luật Hình sự? 20/05/2020
5 Có bắt buộc các vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải có Bản yêu cầu điều tra không? 20/05/2020
6 Có bắt buộc phải áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn đối với bị can hay không? 20/05/2020
7 Các trường hợp nghỉ việc không hưởng lương và nghỉ ốm đau 20/05/2020
8 Xử phạt công trình chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC đã đi vào hoạt động 20/05/2020
9 Xe may 20/05/2020
10 Bắt buộc chữa bệnh 20/05/2020
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Văn bản
  • Thư điện tử
  • Các ứng dụng trong ngành
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Dự thảo văn bản lấy ý kiến
  • Danh bạ điện thoại

Đang truy cập:

36

Tổng lượt truy cập:

47.184.553

Từ khóa » Di Chúc Không Hợp Pháp Khi Nào