Xâm Phạm Chỗ ở Của Người Khác Xử Lý Như Thế Nào?

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác. Vậy xâm phạm chỗ ở của người khác có bị đi tù không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Xâm phạm chỗ ở của người khác có bị đi tù không?

Hiện nay, xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

Tội xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Mặt dù điều văn của điều luật nêu ba loại hành vi ( khám, đuổi hoặc hành vi khác), nhưng các hành vi này đều được gọi chung là hành vi xâm phạm, nên dù người phạm tội thực hiện một hoặc cả ba hành vi trên thì cũng chỉ định tội là “xâm phạm chỗ ở của công dân”.

Dấu hiệu của tội xâm phạm chỗ ở

  • Dấu hiệu đối tượng tác động của tội phạm:

Đối tượng tác động của tội phạm này là chỗ ở của người khác.

Chỗ ở của người khác là nơi ở hợp pháp thường xuyên hoặc tạm trú, cố định hoặc di động. Nếu nơi ở hợp pháp đó là nhà thì có thể là toà nhà nhiều tầng. Nhưng cũng có thể chỉ là căn hộ, thậm chí chỉ là một phần của căn hộ; hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở; hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ.Đây là dạng hành vi khác ngoài hai dạng hành vi đã phân tích ở trên. Nhưng có tính chất tương tự như hai dạng hành vi này.

Xâm phạm chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lí hợp pháp.

Khi xem xét hành vi khách quan của tội này cần chú ý phân biệt với những hành vi khách quan sau để giúp cho việc định tội được chính xác:

– Nếu người phạm tội có những hành vi như: dùng vũ lực, đe doạ sẽ dùng vũ lực; hay có những thủ đoạn gian dối… nhằm chiếm đoạt nhà của người khác thì tuỳ thuộc vào hành vi khách quan mà người phạm tội đã thực hiện để định tội danh theo các điều tương ứng của pháp luật.

– Nếu người phạm tội có hành vi như phá khoá; hoặc có những thủ đoạn khác như mượn chia khoá vào xem nhà chưa được bán cho ai rồi ở luôn. Thì không cấu thành tội xâm phạm chỗ ở người khác; mà cấu thành tội vi phạm các quy định về quản lí nhà ở.

  • Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

Chủ thể nhận thức hành vi xâm phạm chỗ ở người khác là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Hình phạt tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Theo quy định về tội xâm phạm chỗ ở người khác như sau:

– Khung một (khoản 1):

Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm. Hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

– Khung hai (khoản 2):

Có mức phạt tù từ một năm đến ba năm. Được áp dụng đối với một trong các hành vi phạm tội sau đây:

+ Phạm tội có tổ chức. Được hiểu là trường hợp phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Gây hậu quả nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật).

– Hình phạt bổ sung (khoản 3):

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính như nêu trên. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường găp

Như thế nào là đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ?

Đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ là hành vi đe dọa dùng vũ lực, dùng vũ lực; hoặc thủ đoạn bất kỳ nào. Nhằm buộc người khác miễn cưỡng phải rời khỏi chỗ ở trái với ý muốn của họ.

Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác là gì?

Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác là hành vi của người không có thẩm quyền, nhiệm vụ. Nhưng vì động cơ riêng tư đã tự ý vào lục soát, khám xét chỗ ở của người khác; hoặc hành vi của người có thẩm quyền, nhiệm vụ khám chỗ ở. Nhưng không chấp hành đúng những quy định về căn cứ, tiến hành khám xét,…

Những trường hợp nào được khám xét chỗ ở của người dân?

Khám xét chỗ ở theo qui định:Điều 140 – căn cứ khám chỗ ở của công dân; Điều 141 – thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân; Điều 143 – Nội dung khám chỗ ở của công dân.Khám xét chỗ ở theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, gồm: Khám nơi cất giấu tang vật phương tiện; thẩm quyền khám xét nơi cất giấu tang vật phương tiện.Như vậy, khám xét chỗ ở của công dân ngoài những quy định pháp luật nêu trên; được coi là khám xét trái pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Những Hành Vi Xâm Phạm Chỗ ở Của Người Khác