Xây Dựng Chiến Lược Phát Triển Ngành Nghề Nông Thôn đến 2030
Có thể bạn quan tâm
| ||
(ngày cập nhật 13/12/2021) | ||
Khu vực nông thôn Việt Nam hiện chiếm 65% tổng dân số và 67,6% tổng lực lượng lao động cả nước (GSO, 2019). Thu nhập từ ngành nghề nông thôn vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình nông thôn. Chính vì vậy, phát triển ngành nghề nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. | ||
Phát triển ngành nghề nông thôn trước năm 2021 Để thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn, trong những năm vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn cho giai đoạn 2006-2018 sau đó là Nghị định 52/NĐ-CP ngày 12/4/2018 thay thế cho Nghị định 66/2006/NĐ-CP. Sau 12 năm thực hiện Nghị định 66/2006/NĐ-CP và hơn 02 năm thực hiện Nghị định số 52/NĐ/2018/NĐ-CP cho thấy phát triển ngành nghề nông thôn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Tổng số cơ sở ngành nghề nông thôn cả nước năm 2020 đạt trên 817.000 cơ sở, tốc độ tăng số cơ sở nghề đạt bình quân 9-10%/năm, tạo công ăn việc làm cho khoảng 2,3 triệu lao động, doanh thu từ các hoạt động ngành nghề nông thôn đạt trên 236.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng thủ công mỹ nghệ đạt 2,3 tỷ USD. Nhiều nghề, làng nghề truyền thống được khôi phục, bảo tồn, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được gìn giữ phát triển, nhiều nghề, làng nghề từng bị mai một dần được khôi phục và phát triển. Thu nhập của người dân nông thôn từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, phát triển ngành nghề nông thôn hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển như: bảo tồn và phát huy các giá trị làng nghề truyền thống tại nhiều địa phương còn hạn chế; công tác quy hoạch các làng nghề, vùng nguyên liệu phục vụ phát triển ngành nghề chưa được quan tâm; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, trang thiết bị công nghệ lạc hậu; thiếu đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, kho bãi, hệ thống logistic; vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề; thương hiệu, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn hạn chế; sản phẩm chế biến chưa đa dạng, giá trị gia tăng thấp, sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu; cơ chế chính sách chưa khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở nghề tham gia đầu tư. Xây dựng chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030 Trước tác động của hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng công nghệ 4.0, chuyển đổi số, biến đổi khí hậu và thiên tai dịch bệnh, định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 có nhiều thay đổi. Các định hướng, chính sách của Đảng và Nhà nước đến năm 2030 tập trung vào phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện tại các quyết sách lớn như: Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050; Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và PTNT hiện đang nghiên cứu xây dựng “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” để phù hợp với bối cảnh và định hướng phát triển kinh tế xã hội đất nước giai đoạn giai đoạn tới, với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực nông thôn, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện chất lượng đời sống cho người dân khu vực nông thôn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế nông thôn./. | ||
Thúy Hằng | ||
Số lần xem:454 | ||
Từ khóa » Kế Hoạch Phát Triển Ngành Nghề Nông Thôn
Copyright © 2022 | Thiết Kế Truyền Hình Cáp Sông Thu |