XÂY DỰNG Môi TRƯỜNG Văn Hóa, PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Trung học cơ sở - phổ thông
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.04 KB, 16 trang )
CHUN ĐỀ 10XÂY DỰNG MƠI TRƯỜNG VĂN HĨA, PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆUNHÀ TRƯỜNG VÀ LIÊN KẾT HỢP TÁC QUỐC TẾI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA1.Một số vấn đề chung về văn hóa1.1 Khái niệm văn hóaVăn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngơnngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, cácphương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là mộtphần của văn hóa.Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh mộtcách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loạihọc Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 địnhnghĩa khác nhau về văn hóaVăn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộchọc, nhân loại học , dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...vàtrong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau.Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mànghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộngđất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâmhồn con người".1.2. Chức năng, nhiệm vụ của văn hóa- Văn hóa có chức năng tổ chức: Xã hội loài người được tổ chức theonhững cách thức đặc biệt thành những làng xã, quốc gia, đô thị, hội đồn, tổnhóm, v.v. mà giới động vật chưa hề biết tới - đó là nhờ văn hóa. Làng xã, quốcgia, đơ thị... của mỗi dân tộc lại có những đặc trưng khác nhau - cái đó cũng dosự chi phối của văn hóa. Chính tính hệ thống của văn hóa là cơ sở cho chức năngnày.- Văn hóa có chức năng điều chỉnh: Mọi sinh vật đều có khả năng thíchnghi với mơi trường xung quanh bằng cách tự biến đổi mình sao cho phù hợpvới tự nhiên qua cơ chế di truyền và chọn lọc tự nhiên. Con người thì hành xửtheo một cách thức hồn tồn khác hẳn: dùng văn hóa để biến đổi tự nhiên phụcvụ cho mình bằng cách tạo ra đồ ăn, quần áo, nhà cửa, vũ khí, máy móc, thuốcmen... Tính giá trị là cơ sở cho chức năng điều chỉnh của văn hóa. Nhờ có chứcnăng điều chỉnh, văn hóa trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển trongxã hội loài người. - Văn hóa có chức năng giao tiếp: Một trong những đặc điểm khác biệtcon người với động vật là ở sự hợp quần thành xã hội, mà xã hội khơng thể hìnhthành và tồn tại được nếu thiếu sự giao tiếp. Văn hóa tạo ra những điều kiện vàphương tiện (như ngôn ngữ và các hệ thống ký hiệu) cho sự giao tiếp ấy, văn hóalà mơi trường giao tiếp của con người. Đến lượt mình, văn hóa cũng là sản phẩmcủa giao tiếp: các sản phẩm của văn hóa thì cịn có thể được tạo ra bằng hoạtđộng của các cá nhân riêng rẽ chứ bản thân văn hóa thì chỉ có thể là sản phẩmcủa hoạt động xã hội mà thơi. Tính nhân sinh là cơ sở cho chức năng giao tiếpcủa văn hóa.- Văn hóa có chức năng giáo dục: văn hóa đóng vai trị quyết định trongviệc hình thành nhân cách con người, tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội.Văn hóa đưa con người gia nhập vào cộng đồng xã hội; bởi vậy mà có người gọichức năng này của văn hóa là chức năng xã hội hóa.Như một thuộc tính quan trọng bậc nhất, văn hóa chi phối tồn bộ q trình hìnhthành và phát triển của con người nói riêng và nhân loại nói chung. Văn hóa tổchức và điều chỉnh xã hội, giúp con người giao tiếp và thông tin, văn hóa giáodục và đưa con người gia nhập vào cộng đồng xã hội. Văn hóa vừa là nền tảngtinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu và động lực phát triển của xã hội xuyênsuốt thời gian và khơng gian. Văn hóa là chất men gắn kết con người trong cộngđồng xã hội.Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và pháttriển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lạitham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội.Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hộihóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tácxã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hộiđược biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động củacon người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.2. Văn hóa tổ chứcKhái niệm "văn hóa tổ chức" (Organization Culture) tích hợp từ hai kháiniệm "văn hóa" và "tổ chức". Khi kết hợp thành khái niệm "văn hóa tổ chức” màtrong thực tế được biểu đạt gắn với từng loại hình thể chế nghề nghiệp như: sảnxuất - kinh doanh, hành chính, giáo dục - đào tạo... Từ các định nghĩa nêu trêncó thể đưa ra quan niệm chung nhất về văn hóa tổ chức, đó là: "Văn hóa tổ chứclà tồn bộ các yếu tố văn hóa được chủ thể (tổ chức) chọn lọc, tạo ra, sử dụngvà biểu hiện trong q trình hoạt động từ đó tạo nên bản sắc riêng có của mộttổ chức".Với những đặc trưng như vậy, văn hóa tổ chức có vai trị gắn kết cácthành viên thành một khối cộng cảm, cộng lợi và cộng mệnh; tạo nên sự ổn địnhbằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng dẫn các thành viên đi theo mụcđích chung của tổ chức một cách tự giác, tự nguyện. Các yếu tố văn hóa đượcchọn lọc và tạo ra có vai trị như là một cơ chế khẳng định mục tiêu của tổ chức, hướng dẫn, uốn nắn những hành vi ứng xử lẫn nhau giữa các thành viên trong tổchức, giữa cá nhân với tổ chức, giữa thành viên với lãnh đạo.Mỗi một tổ chức bao giờ cũng có một giới hạn về mặt không gian, thể chế vàmục tiêu quản trị nhất định. Trong khi đó văn hóa là sáng tạo và mang tính cáthể hóa cao. Khi nói đến văn hóa là nói đến cái giá trị, chuẩn mực và biểu tượngcủa một cộng đồng người hình thành từ dưới lên, từ tự thân, mang tính tự giác,tự nguyện; cịn văn hóa tổ chức lại được định ra có tính khn mẫu mang tínhđịnh chế. Đây là một mâu thuẫn khơng dễ giải quyết, đặc biệt trong bối cảnhhiện nay của Việt Nam khi môi trường hoạt động chưa thực sự tạo nên cơ chế tựchủ, tự chịu trách nhiệm cao cho các tổ chức, và bản thân các tổ chức chưa có ýthức đầy đủ về vai trị của xây dựng văn hóa tổ chức mà đặc biệt là đạo đứcnghề nghiệp và trách nhiệm xã hội.Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một tổ chức phải là nơi thu hút đội ngũ nhânviên có chất lượng cao cả ở trong nước và quốc tế. Tuy nhiên khi môi trườnglàm việc có tính đa dạng về nguồn gốc xuất thân, dân tộc, tơn giáo hay trình độhọc vấn dường như sẽ xuất hiện mâu thuẫn là làm giảm những giá trị văn hóamà các thành viên của tổ chức đó đang cố gắng để xây dựng và gìn giữ. Do đókhi khi xây dựng văn hóa tổ chức nếu khơng xem xét đến khía cạnh này, chínhvăn hóa sẽ là rào cản cho sự đổi mới, hợp tác và hội nhập. Tính tốn bối cảnhhội nhập địi hỏi phải xây dựng một cơ chế tự điều chỉnh của các thể chế nghềnghiệp cho phép dung nạp và tiếp biến những yếu tố mới nảy sinh, nếu điều đóphù hợp với xu thế phát triển - vì văn hố chỉ hình thành và phát triển trong quátrình giao lưu và tiếp biến. Tổ chức liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinhthần của một tổ chức. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu,triết lý, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý…, bầu không khí tâm lý. Thểhiện thành một hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xửđược xem là tốt đẹp và được mỗi người trong tổ chức chấp nhận.2.1 Một số đặc trưng cơ bản của văn hóa tổ chức- Tính tổng thể: văn hóa của tồn bộ tổ chức nhìn từ góc độ tổng thể,khơng phải là một phép cộng đơn thuần các yếu tố rời rạc, đơn lẻ.- Tính lịch sử: văn hóa tổ chức/cơng ty bắt nguồn từ lịch sử hình thành vàphát triển của tổ chức/cơng ty.- Tính nghi thức: mỗi tổ chức/cơng ty thường có nghi thức, biểu tượng đặctrưng. Chẳng hạn trong các công ty Hàn Quốc hay Nhật Bản, các nhân viênthường hô to các khẩu hiệu của công ty khi cuộc họp kết thúc.- Tính xã hội: văn hóa tổ chức/cơng ty do chính tổ chức/cơng ty sáng tạo,duy trì và có thể phá vỡ. Nói cách khác, văn hóa tổ chức/cơng ty, khơng giốngnhư văn hóa dân tộc, là một kiến lập xã hội.- Tính bảo thủ: văn hóa tổ chức/cơng ty một khi đã được xác lập thì sẽkhó thay đổi theo thời gian, giống như văn hóa dân tộc.2.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức Có một số cách để phân loại các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức, nhưyếu tố vật thể, phi vật thể... Song có nhiều nhà nghiên cứu tán đồng theo cáchphân chia của của Edgar H. Schein với việc chia văn hóa tổ chức bao gồm: 1)Những quá trình và cấu trúc hữu hình (Artifacts), 2) Hệ thống giá trị được tuyênbố (Espoused values); 3) Những quan niệm chung (Basic underlyingassumption).Về những quá trình và cấu trúc hữu hình: đó là những cái có thể nhìnthấy, dễ cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức. Là những biểu hiện bên ngồicủa văn hóa tổ chức. Những yếu tố này có thể được phân chia như sau:- Phong cách thiết kế kiến trúc xây dựng, nội - ngoại thất, trang thiết bị,các vật dụng, lôgô, biểu trưng...- Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành, hoạt động.- Những thực thể vơ hình như: triết lý, ngun tắc, phương pháp, phươngchâm giải quyết vấn đề; hệ thống thủ tục, quy định...- Các chuẩn mực hành vi: nghi thức các hoạt động sinh hoạt tập thể, cáchthức tổ chức các hội nghị, ngày lễ, các hoạt động văn nghệ, thể thao, câu lạcbộ...- Ngôn ngữ, cách ăn mặc, chức danh...- Các hình thức sử dụng ngơn ngữ như: các băng rôn, khẩu hiệu, ngôn ngữxưng hô, giao tiếp... các bài hát, các truyền thuyết, câu chuyện vui...- Các hình thức giao tiếp và ứng xử với bên ngồi.Về hệ thống giá trị được tuyên bố: hệ thống giá trị tuyên bố bao gồm: cácchiến lược, mục tiêu, triết lý, giá trị cốt lõi các bộ quy tắc ứng xử thành văn, cáccam kết, quy định...Hệ thống giá trị tuyên bố là nền tảng, kim chỉ nam cho hoạtđộng của một tổ chức được công bố rộng rãi. Những giá trị này cũng có tính hữuhình vì người ta có thể dễ nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chínhxác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn, định hướng và là tài liệu đầu tiêndiễn tả về một tổ chức.Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tìnhcảm có tính vơ thức, mặc nhiên và ngầm định): các ngầm định nền tảng thườnglà những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân vàtạo thành nét chung trong tập thể tổ chức. Những ngầm định này thường lànhững quy ước bất thành văn, đương nhiên tồn tại và tạo nền mạch ngầm kếtdính các thành viên trong tổ chức; tạo nên nền tảng giá trị, lối suy nghĩ, cáchhành động của họ.Hệ thống giá trị được tuyên bố và các ngầm định nền tảng của một tổchức là những thước đo đúng và sai, xác định những gì nên làm và khơng nênlàm trong cách hành xử chung và riêng của cán bộ, nhân viên.II. VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG1. Khái niệm Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quenvà truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được cácthành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong cáchình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sưphạm.Văn hố nhà trường có đầy đủ đặc tính của văn hố tổ chức song nó cónhững đặc trưng riêng.Văn hố nhà trường liên quan đến tồn bộ đời sống vật chất, tinh thần củamột nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mụctiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý... bầu khơng khí tâm lý. Thể hiệnthành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử... được xemlà tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận.2. Những hình thái và cấp độ thể hiện của văn hoá nhà trường2.1 Giá trịGiá trị được coi như là thước đo đúng và sai, xác định những gì nên làmvà khơng nên làm trong cách hành xử chung và riêng của con người trong một tổchức. Có nhà trường đề cao các giá trị nhân văn, tình u thương giữa nhữngcon người trong tập thể. Có nhà trường đề cao tính cộng đồng trách nhiệm và sựsáng tạo trong cơng việc. Lại có nhà trường đề cao các giá trị như sự trung thực,tính thực chất hoặc khả năng đổi mới thường xuyên để nâng cao chất lượng cáchoạt động dạy học, giáo dục…Giá trị trong tổ chức nhà trường được phân chia thành 2 loại.Loại thứ nhất là các giá trị mà nhà trường đã hình thành và vun đắp trongcả quá trình xây dựng và trưởng thành.Loại thứ hai là những giá trị mới mà cán bộ quản lý hoặc tập thể giáoviên, học sinh mong muốn nhà trường mình có và tạo lập từng bước nhằm đemđến sự phát triển mới phù hợp với yêu cầu của xã hội.BẢNG SO SÁNH GIÁ TRỊ VĂN HÓAGIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNGDOAN NGHIỆPNHÀ TRƯỜNG 1. Cạnh tranh1. Sự đổi mới (nhà trường luônluôn đặt ở vị trí đầu tiên)2. Sự cơng bằng2. Chấp nhận rủi ro3. Dám làm3. Trao quyền lực4. Tinh thần nhóm4. Sự tham gia của mọi người5. Sự đổi mới5. Tập trung vào kết quả6. Cá nhân6. Tập trung vào con người7. Sự thi hành7. Làm việc nhóm8. Truyền thống8. Sự ổn định(Trương Yên Minh - Học viện Giáo dục NIE, Singapore, 2007)Như vậy hệ thống các giá trị cốt lõi của nhà trường, trong đó có các nhàtrường ở Việt Nam liên quan đến sự tôn trọng người thầy với “tôn sư trọng đạo”,nhấn mạnh “tiên học lễ, hậu học văn”. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giá trị cốtlõi của văn hóa nói chung, văn hóa vận dụng trong nhà trường nói riêng là coitrọng con người, kết hợp đức trị với pháp trị để duy trì sự ổn định, hướng tới sựhài hòa và phát triển bền vững.2.2. Niềm tinNiềm tin “là một sự hỗn hợp độc đáo giữa các thành phần nhận thức, cảmxúc, ý chí, nó có sức mạnh như một sự tất yếu bên trong quy định hành vi cánhân ». Có thể nói bản chất của xây dựng văn hóa là định hướng tư duy. Tiếntrình xây dựng và thay đổi VH trong tổ chức là quá trình để người ta tin rằngnên tư duy như thế nào là đúng, là tốt, trên cơ sử niềm tin đó người ta có hànhđộng tương ứng.2.3. Các chuẩn mực xử sựChuẩn mực xử sự là các kiểu hành vi cụ thể, là sự cụ thể hóa các giá trị,niềm tin và trơng đợi của các thành viên trong tổ chức, là cách thức con ngườiứng xử trong một XH nhất định. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là chuẩn mực khơngmang tính tuyệt đốiCác chuẩn mực có thể liên quan đến mọi khía cạnh đời sốnglàm việc, từ cách tư duy, nhìn nhận vấn đề, cách gắn sự kiện với công việc, vớicác mục tiêu lâu dài, cách cụ thể hóa mục tiêu, đến lịng tự trọng, quan hệ liên cánhân, quan hệ với cộng đồng và xã hội, và các biểu tượng như lôgô, phù hiệu...Trong các chuẩn mực, có chuẩn mực về hình thức và chuẩn mực về nộidung. Các chuẩn mực về hình thức- Lơgơ, biểu tượng- Khẩu hiệu, phương châm làm việc- Kiến trúc và cách bài trí nơi làm việc- Trang phụcChuẩn mực về nội dung- Sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường- Quy trình, thủ tục, nề nếp, phong cách làm việc : các quy trình, thủ tục,các nghi thức là các chuẩn mực hành động : chẳng hạn như trình ký văn bản, thủtục kiểm định chất lượng, quy trình tổ chức hội họp và các nghi thức như khaitrương, khánh thành, kỷ niệm...Trong nỗ lực duy trì một nề nếp làm việc khoahọc và chuyên nghiệp, quy chế làm việc và hệ thống các quy định, nội quy đóngmột vai trị hết sức quan trọng.3. Tầm quan trọng của văn hoá nhà trường với chất lượng giáo dục3.1 Văn hoá là một thứ tài sản lớn của bất kỳ một tổ chức nào.Có khơng ít người đã khẳng định: nó quyết định trường tồn của một tổchức. Đó là ý nghĩa và tầm quan trọng lớn nhất của văn hố. Nó càng có ý nghĩavà tầm quan trọng đặc biệt đối với nhà trường, bởi lẽ, tính văn hố là một tínhchất đặc thù của nhà trường, hơn bất kỳ một tổ chức nào. Điều này được xácđịnh dựa trên những căn cứ sau:- Nhà trường là nơi bảo tồn vào lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại;- Nhà trường là nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ vàsáng tạo văn hoá cho tương lai;- Nhà trường là nơi con người với con người (người dạy với người học)cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức vănhoá, dựa trên những phương tiện văn hố, trong mơi trường văn hố đạii diệncho mỗi vùng, miền, địa phương.3.2. Văn hoá nhà trường tạo động lực làm việc:Động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hố là mộtđộng lực vơ hình nhưng có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế. Cụthể:- Văn hoá nhà trường giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bảnchất cơng việc mình làm;- Văn hố nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹpgiữa các các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viênvà học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lànhmạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đốivới hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người; - Văn hố nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗingười trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì đượclà thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cảcủa nhà trường;Muốn tạo động lực cần khơi dậy nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chính đángcủa mọi người. Khi khả năng đáp ứng nhu cầu thấp, động lực với người laođộng sư phạm là đồng lương, thu nhập và những giá trị vật chất. Khi thu nhậpđạt đến một mức nào đó, nhu cầu vật chất thoả mãn một mức độ nào đó, ngườilao động nói chung, nhà sư phạm nói riêng sẵn sàng đánh đổi, chọn mức thunhập thấp hơn để được làm việc ở một mơi trường hồ đồng, thân thiện, thoảimái, được cống hiến, sáng tạo và được thừa nhận và tơn trọng.3.3 Văn hố nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm sốtVăn hóa nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhânbằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thốngdo những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên.Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa tổchức là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ giáo viênhợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.3.4 Văn hóa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung độtVăn hóa nhà trường giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhậnthức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Nó tựa như chấtkeo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực hạnchế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổchức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; và, khi xung đột làkhơng thẻ tránh khỏi thì văn hóa nhà trường tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phùhợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên ngun tắc khơng để phávỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.3.5 Nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trườngTổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phốikiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ ràng là,văn hóa tổ chức đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sởđó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trườnghọc. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho cácbước phát triển tốt hơn.4.Cách thức xây dựng và phát triển văn hố nhà trườngTrong mỗi nhà trường, văn hóa tồn tại một cách tự nhiên, khách quan. Dovậy, nhà trường nào cũng có văn hóa của riêng mình, chỉ có điều bản chất củathứ văn hóa đó là gì? các giá trị của nó ra sao? Văn hóa đó được hình thành tựphát hay là kết quả của cả một quá trình xây dựng có chủ đích rõ ràng của quảnlý nhà trường cũng như sự thống nhât của tập thể sư phạm? Còn nữa, nhà trường đó có ý thức rõ những điểm mạnh để phát huy và điểm chưa mạnh để khắc phụchay không?Phát triển văn hóa nhà trường khơng phải chuyện ngày một ngày hai màcần có những bước đi phù hợp. Xây dựng văn hóa nhà trường có thể tiến hànhtheo các bước sau:1) Tìm hiểu mơi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triểncủa nhà trường trong tương lai xem những yếu tố nào có ảnh hưởng nhất làmthay đổi chiến lược phát triển của tổ chức nhà trường;2) Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công. Đây là bướccơ bản nhất. Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị khơng phai nhịa theo thời gianvà là trái tim và linh hồn của nhà trường;3) Xây dựng tầm nhìn – một bức tranh lý tưởng trong tương lai – mà nhàtrường sẽ vươn tới. Đây là định hướng để xây dựng văn hóa nhà trường, thâmchí có thể tạo lập một nền văn hóa tường lai cho nhà trường khác hẳn trạng tháihiện tại;4) Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cầnthay đổi. Văn hóa thường tiềm ẩn, khó thấy nên việc đánh giá là cực kỳ khókhăn, dẽ gây nhầm lẫn vì các chủ thể văn hóa vốn đã hịa mình vào nền văn hóađương đại, khó nhìn nhận một cách khách quan sự tồn tại của những hạn chế vànhững mặt trái, mặt tiêu cực cần thay đổi;5) Tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp làm gì và làm thế nào để thuhẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai của nhàtrường;6) Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dăt thay đổi và phát triểnvăn hóa nhà trường. Lãnh đạo phải thực hiện vai trò người đề xướng, ngườihướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo lại có vai trị hoạch định tầm nhìn,truyền bá cho mọi thành viên nhận thức đúng tầm nhìn đó, có sự tin tưởng vàcũng nỗ lực thực hiện; cũng như chính lãnh đạo là người coa vai trò xua đinhững đám mây ngờ vực, lo âu của các thành viên trong tổ chức nhà trường;7) Soạn thảo một kế hoạch, một phương án hành động cụ thể, chi tiết tớitừng việc, từng người, phù hợp với các điều kiện thời gian và nguồn lực khác đểcó thể thực thi được kế hoạch đó;8)Phổ biến nhu cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai để mọi người cùng chiasẻ, từ đó, động viên tinh thần, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên trongnhà trường có sự đồng thuận, hiểu rõ vai trị, vị trí, quyền lợi và trách nhiệm củamình trong việc nỗ lực tham gia xây dựng, phát triển văn hóa mới cho nhàtrường;9) Giúp cho mọi người, mọi bộ phận nhận rõ những trở ngại của sự thayđổi một cách cụ thể, từ đó, động viên, khích lệ các cá nhân mạnh dạn từ bỏ thóiquen cũ khơng tốt, chấp nhận vất vả để có sự thay đổi tích cực hơn; 10) Thể chế hóa , mơ hình hóa và củng cố, cải thiện liên tục sự thay đổivăn hóa; coi trọng việc xây dựng và động viên mọi người noi theo các hình mẫulý tưởng phù hợp với mơ hình văn hóa nhà trường đang hướng tới. Sự khích lệkèm theo một cơ chế khen thưởng có sức động viên thiết thực là rất cần thiết;11) Thường xuyên đánh giá văn hóa nhà trường và thiết lập các chuẩnmực mới, những giá trị mới mang tính thời đại; đặc biệt là các giá trị học tậpkhông ngừng và thay đổi thường xuyên. Việc truyền bá các giá trị mới cho mọithành viên trong nhà trường cần được coi trọng song song với việc duy trì nhữnggiá trị, chuẩn mực tốt đã xây dựng được là lọc bỏ những chuẩn mực, giá trị cũlỗi thời hoặc gây ra ảnh hưởng tiêu cưc cho tiến trình phát triển của văn hóa nhàtrường.III. PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG BỐICẢNH HIỆN NAY1.Xây dựng thương hiệu nhà trường1.1 Thương hiệuXây dựng và phát triển thương hiệu trên thế giới đã có từ lâu. Trong suynghĩ của các doanh nghiệp, ban đầu thương hiệu chỉ là cái tên để phân biệt cácsản phẩm của mình với sản phẩm của các nhà sản xuất, kinh doanh khác,nhưng dần dần họ nhận ra rằng thương hiệu là chất lượng, đẳng cấp của sảnphẩm, là niềm tin của khách hàng, là yếu tố vững bền để khách hàng đưa raquyết định tiêu dùng. Nếu một doanh nghiệp không đủ khả năng tạo ra một hìnhảnh có chất lượng cao cho mình, thì đó chính là sự thể hiện nội lực yếu kém củachính doanh nghiệp đó. Do vậy, đối với các doanh nghiệp, nếu chỉ quan tâmchú trọng chất lượng thơi thì chưa đủ để họ thành công trên thị trường cả trongnước và hế giới mà còn phải xây dựng được thương hiệu, tức là xác lập hìnhtượng doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng. Thơng qua hình tượng đó màgười tiêu dùng tin tưởng hơn, yên tâm hơn và có mong muốn được lựa chọn,tiêu dùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.Theo lý thuyết, thương hiệu là một dấu hiệu nhận biết được tạo nên bởitên gọi, tổ hợp các dấu hiệu đặc trưng về màu sắc, hình ảnh, âm thanh, kiểu chữ,hình dáng… và có giá trị thể hiện khả năng đáp ứng cho những nhu cầu cụ thểcủa người tiêu dùng. Về bản chất, thương hiệu là mối liên hệ giữa các giá trị củasản phẩm với người tiêu dùng. Do vậy, việc xây dựng thương hiệu không chỉ làviệc tạo ra các yếu tố nhận biết thông thường mà quan trọng hơn là xây dựng cáccảm nhận tốt đẹp của người tiêu dùng về sản phẩm, làm cho người tiêu dùngphải nhớ tới bất cứ khi nào họ có nhu cầu.Có nhiều yếu tố cấu thành nên một thương hiệu. Mỗi thương hiệu đượctạo dựng thành cơng là nhờ vào bí quyết riêng kèm theo cả yếu tố may mắn.Tuy nhiên, xét ở tầm khái quát có thể đưa ra một số yếu tố cơ bản cấu thành nênmột thương hiệu như sau:- Ý tưởng thương hiệu - Chất lượng hàng hóa, dịch vụ- Chiến lược marketing- Uy tín và lợi thế cạnh tranh vốn có.1.2 Xây dựng và phát triển thương hiệu nhà trườngXây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu giáo dục ở Việt Nam, phảiđến đầu những năm 1990, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường thì cáctrường mớiquan tâm đến thương hiệu của mình. Những viên gạch đầu tiên choq trình truyền thơng thương hiệu mới ch ỉ là việc thiết kế những website sơsài mang tính thơng tin hơn là quảng bá, thiết kế logo, slogan, tổ chức các cuộcthi, hoạt động về thể thao văn hóa giữa các trường… Những yếu tố đó phần lớnmang tính hình thức và giá trị thông tin tối thiểu hơn là quảng bá thương hiệuthực sự. Nguyên nhân chính là do chưa thực sự coi học sinh là “khách hàngđặc biệt” của dịch vụ giáo dục và quan hệ cung – cầu trong giáo dục ở ViệtNam có nhiều điểm khác xa so với một dịch vụ thông thường được cung cấp thểhiện ở: tình trạng cầu vượt cung trong thời gian dài, các đơn vị cung cấp dị chvụ không cần bỏ tiền ra cho khâu quảng bá, PR (quan hệ công chúng) mà vẫnđảm bảo lượng khách hàng sử dụng dịch vụ; cơ chế “ bao cấp” trong giáo dục đãtồn tại trong một thời gian quá dài.Xin được đưa ra 3 nhóm giải pháp áp dụng trong để phát triển và duy trìthương hiệu giáo dục các trường học hiện nay.1) Tạo dựng hình ảnh và truyền thơng thương hiệuTrong lĩnh vực thương mại hàng hóa hữu hình, muốn bán một sản phẩm (dùchất lượng tốt đến mấy) thì phải làm quảng cáo đề người tiêu dùng biết đến sảnphẩm và dùng thử. Đánh giá của học sinh, phụ huynh học sinh hay người dân vềchất lượng đào tạo của một trường học nào đó khơng chính xác bằng nhữngchuyên gia do hiện tượng thiếu thông tin trên thị trường. Tuy nhiên, ngườiquyết định sử dụng dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của thươnghiệu lại là học sin và gia đình chứ khơng phải các chuyên gia trong ngành. Vìvậy, việc tạo dựng hình ảnh và truyền thơng thương hi ệu là q trình làm saođể một trường học có chất lượng đào tạo thực sự được công nhận bởi không chỉchuyên gia trong ngành mà những thông tin cung cấp phong phú và đến đượcvới người sử dụng dịch vụ cuối cùng trong nước cũng như quốc tế trong mộtthị trường thông tin thi ếu hụt.Tạo dựng hình ảnhĐây là bước đầu tiên trong công cuộc xúc tiến quảng bá truyền thôngthương hiệu. Theo đó, cũng như dịch vụ vơ hình khác, các trường h ọc cũngcần tạo dựng hình ảnh riêng bắt đầu từ việc nâng cấp website, thiết kế logo vàt ạo thơng điệp riêng của trường. Trong đó logo và thơng điệp riêng là yếu tốquan trọng mà nhìn vào đó, học sinh cha mẹ học sinh biết được đị nh hướngđào tạo của trường, phương châm hoạt động. Tâm lý chung người tiêu dùng bao giờ cũng có ấn tượng tốt đẹp với mộtwebsite sáng sủa, rõ ràng với một thông điệp gây xúc cảm mạnh mẽ hơn là mộtwebsite nhạt nhịa, thơng tin hỗn độn. Mặt khác, cách thiết kế trình bày websitecũng dễ dẫn đến sự liên hệ trong tâm trí người tiêu dùng về đẳng cấp thươnghiệu.Về điều này thì website các trường cơng lập thuộc nhóm trọng điểm vànhiều trường khác thuộc nhóm có đặc điểm chung là thiết kế chưa bắt mắt, logonhàm chán và không ấn tượng. Điểm qua logo các trường đại học đượccoi là trọng điểm và cả những trường đang xem xét liệt vào danh sách trườngtrọng điểm, logo không ấn tượng và được thiết kế trùng lặp nhiều với nhữnghình ảnh quen huộc như quyển vở, ngọn đuốc…Quảng bá thương hiệu dưới nhiều hình thứcĐể phát triển được thương hiệu sau khi đã hoàn tất phần xây dựng, cáctrường học cần thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản:- Xúc tiến quan hệ công chúng trong nước, cần đẩy mạnh mối liên kếtgiữa nhà trường và học sinh, cha mẹ học sinh .Việc thu thập ý kiến phản hồi củahọc sinh về chất lư ợng đào tạo, cơ sở vật chất và gi ảng viên của nhà trường,trung bình khoảng 2 lần /năm.- Đẩy mạnh chiến dịch PR hình ảnh của trường ra nước ngồi, có thểthơng qua xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc tế.2) Quản lý và đa dạng hóa giáo dục phù hợp với yêu cầu của thực tiễnQuản lý và đa dạng hóa giáo dục vốn là những vấn đề vĩ mơ khó khăn đểhoàn thành cho tốt đối với mọi quốc gia nhưng cũng là những vấn đề sống cònđối với nền giáo dục của một đất nư ớc. Vì trên thực tế, nếu nền giáo dục có đầyđủ nhân tài, vật lực nhưng khơng có người đầu tàu lãnh đạo, thâu tóm, nắm bắtthì sẽ khơng thể phát huy hết đư ợc những điểm mạnh thuộc tính cá thể trên.Bên cạnh đó, nếu các nguồn lực đầy đủ thậm chí dư thừa mà nền giáo dụckhông linh hoạt, chậm đổi mới, lạc hậu thì cũng sẽ lãng phí nguồn lực đó. Dovậy, ổn định và phát triển quản lý và đa dạng hóa giáo dục là một vấn đề cầnđược quan tâm một cách cẩn trọng và thường xuyên.Một cán bộ quản lý ngành giáo dục không chỉ quản các cán bộ cơngchức khác mà cịn phải có trách nhiệm với một số lượng lớn học sinh. Đây mớilà những thành phần khó kiểm sốt do tính chất khơng đồng đều về trình độ,nhận thức cũng như hồn cảnh. Muốn duy trì và phát triển thành công thươnghiệu giáo dục các cán bộ quản lý cần thiết phải đi sâu đi sát vào những chi tiếtđó, từ đó mới bao quát, tổng hợp và tìm ra đường hướng tốt nhất cho tập thểmà mình lãnh đạo. Thực tế này địi hỏi các cán bộ quản lý phải thật s ự lànhững người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để ứng phó với m ọi tìnhhuống có thể xảy ra trong q trình điều hành một tập thể lãnh đạo.Hiện nay, ở Việt Nam, còn rất nhiều cán bộ quản lý giáo dục đi lêntừgiáo viên lâu năm, có lí lịch và thành tích tốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh phức tạp của nền kinh tế thị trường, chỉ kinh nghiệm thơi chưa đủ. Vì vậy, thiết nghĩViệt Nam cần tiến hành đào tạo cán bộ quản lý một cách toàn diện hơn đặc biệtlà để phát triển thương hiệu bền vững. Trong thời đ ểm hiện tại, Việt Nam chưacó nhiều trường chuyên đào tạo giảng viên hay cán bộ quản lý giáo dục. Tuynhiên, trong tương lai, khi thương hiệu giáo dục ở Việt Nam đã được xác lập, chỉcó như vậy, cán bộ quản lý giáo dục mới có thể đủ kĩ năng, linh hoạt để đối phóvới mọi tình huống trong cơng việc.Bên cạnh đó, những người thuộc thành phầnquản lý đặc biệt là hiệu trưởng cần giữ vững được định hướng giáo dục củatrường mình thực hiện đúng sứ mệnh, tầm nhìn.Ngồi ra, cơng tác quản lý hiện nay không thể chỉ dựng lại ở quản lýnhân lực và cơng tác giảng dạy mà cịn phải tiến tới quán triệt ý thức giáo dụcđến từng cá nhân bao gồm giáo viên và đặc biệt là sinh viên. Cần loại bỏ nhữngtư tưởng gian lận, học tủ, học gạo của học sinh và khiến học sinh hợp tác vìmột mơi trường đào tạo trong sạch, hiệu quả hơn. Muốn như vậy thì từng giáoviên phải thắt chặt kỉ luật trong lớp, trong thi cử cũng như giảng dạy nhiệt tình,sáng tạo hơn.3) Giữ vững nguyên tắc trung thực để duy trì thương hiệuNếu khơng thật sự xem giáo dục là thị trường thì khơng thể tồn tại vì chỉcó thể xem giáo dục là thị trường thì dị ch vụ giáo dục mới được đặt vào môitrường cạnh tranh từ đó loại bỏ đi những nhà cung cấp dịch vụ không đảm bảochất lượng. Và khi đã xem giáo dục như một thị trường đúng nghĩa của nó vàhọc sinh, sinh viên thực sự là những “khách hàng” thì thương hiệu giáo dụccũng phải tuân theo các nguyên tắc xây dựng và duy trì như bất cứ thương hi ệuhàng hóa nào khác. Một trong những nguyên tắc cơ bản để duy trì thương hiệucủa bất cứ sản phẩm gì là nguyên tắc trung thực.Trong thương mại hàng hóa, cómột sai l ầm vơ cùng nghiêm trọng mà các hãng quảng cáo các sản phẩm ởViệt Nam hay mắc phải, đó chính là sự thiếu trung thực. Điều đáng tiếc là đaphần các thương hiệu của chúng ta lại đang được quảng cáo theo những cáchthức tài tử, sáo mịn, thiếu sáng tạo, có khuynh hướng thổi phồng q mức,dùng những thơng điệp q kêu, thậm chí những cách thức thiếu trung thựcđể“câu kéo” khách hàng. Việc làm này trong ngắn hạn có thể thu hút đượcnhiều khách hàng nhưng hậu quả của việc thi ếu trung thực là vơ cùng lớnkhách hàng cảm thấy mình bị l ừa và, hoặc ồn ào hoặc lẳng lặng, từ bỏ, quaylưng lại với sản phẩm. Quá trình này thường không diễn ra “tắp lự” mà từ từkhiến doanh nghiệp khó nhận ra ngay. Câu chuyện khơng chỉ dừng ở đây mà nócịn được ghi dấu trong tâm trí họ, nó được tổng kết thành một “bài học” - bàihọc này chính là liều thuốc độc tiêu diệt thương hiệu đã được quảng cáo kiađồng thời được dùng làm “nền” để khách hàng xem xét thương hiệu của đốithủ, nếu thương hiệu của đối thủ không mắc phải lỗi tương tự thì thương hiệuđó sẽ được nâng cao hơn, tơ đậm hơn trong nhận thức khách hàng mà khôngphải tốn một xu quảng cáo nào - đây chính là tình trạng của nhiều thương hiệunội địa trong tương quan với các thương hiệu quốc tế có uy tín. Mặt khác, sựthiếu trung thực trong xây dựng thương hiệu còn để lại hậu quả mang tínhngoại ứng tiêu cực. Khi một sản phẩm trong cùng lĩnh vực được tung ra thị trường, do những kinh nghiệm vốn có, chất lượng dù tốt đến mấy cũng bị ngườitiêu dùng ngầm trừ hao đi phần trăm trong đó.Giáo dục là lĩnh vực nhạy cảm, sản phẩm đầu ra chính là con người và vìthế, nguyên tắc trung thực càng cần được duy trì. Tiếp thị giáo dục chỉ đượcdựa trên những gì trường thực sự làm được, những dịch vụ và những hứa hẹnđối với học sinh . Điều này cũng có nghĩa là việc phát triển khái niệm “thươnghiệu” cho nhà trường phải dựa trên chất lượng thực sự của nhà trường, chấtlượng đó phải đến mức có thể hình thành thương hiệu chứ không chỉ là sự ngộnhận nội bộ. Các trường nên thành lập phòng ban phụ trách vấn đề marketingcho trường và phải tuyển những người có đạo đức làm công tác tiếp thị.3.Liên kết, hợp tác quốc tế trong phát triển giáo dục ở phổ thông3.1 Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khóa XI (nghị quyết số29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu tăngcường hợp tác quốc tế trong giáo dục, tập trung chủ yếu vào một số vấn đề sau:Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục,đào tạo; Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độclập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giátrị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thànhtựu khoa học, cơng nghệ của nhân loại.Hồn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các camkết quốc tế về giáo dục, đào tạo.Tăng quy mơ đào tạo ở nước ngồi bằng ngânsách nhà nước đối với giảng viên các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũinhọn, đặc thù. Khuyến khích việc học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng cácnguồn kinh phí ngồi ngân sách nhà nước. Mở rộng liên kết đào tạo với nhữngcơ sở đào tạo nước ngồi có uy tín, chủ yếu trong giáo dục đại học và giáo dụcnghề nghiệp; đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo. Có cơ chế khuyếnkhích các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoàitham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học vàcông nghệ ở Việt Nam. Tăng cường giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế. Cóchính sách hỗ trợ, quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên ViệtNam đang học ở nước ngoài và tại các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nướcngồi tại Việt Nam.3.2 Một số biện pháp tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế-Tăng cường ký kết và triển khai thực hiện các văn bản hợp tác với cáctrường học, các tổ chức quốc tế, nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế ở tất cảcác khâu, các mặt nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của các tổ chức, cơ quan nướcngoài để phát triển sự nghiệp đào tạo và NCKH của trường;- Tăng cường quảng bá, xúc tiến triển khai các hoạt động đào tạo hướngtới nước ngoài - Chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độcao để thực hiện HTQT trong điều kiện hợp tác các bên cùng có lợi vì phát triểntrong điều kiện đa phương hóa hiện nay;- Tích cực tạo nguồn tài chính để tăng khả năng mở rộng hợp tác quốc tế;mặt khác cần chủ động tìm và tạo nguồn hỗ trợ cho hợp tác quốc tế từ các doanhnghiệp, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước;- Tăng cường cử giáo viên, cán bộ quản lý ra nước ngoài học tập, giảngdạy và nghiên cứu; đồng thời mở rộng việc nhận chuyên gia các nước đếnTrường để giảng dạy và nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viêncủa Trường có cơ hội tiếp cận và hịa nhập trình độ của khu vực và thế giới.Khai thác triệt để các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm mở rộng hình thức "du họctại chỗ" cho cán bộ, giáo viên và học sinh .- Gắn các chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động hợptác quốc tế: Xây dựng các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học trong mộtsố lĩnh vực đặc thù phù hợp sở trường của nhà trường và được nhiều nơi quantâm như: các dự án khoa học, dự án môi trường….- Thường xuyên tổ chức và tham gia các cuộc thi, hội nghị, hội thảo khoahọc quốc tế, đẩy mạnh các chương trình giao lưu trao đổi học thuật, trao đổi sinhviên nhằm mở rộng quan hệ, tìm kiếm đối tác hướng tới việc tạo ra một mạnglưới liên kết mở rộng, quảng bá hình ảnh nhà trường một cách rộng rãi.IV.MỐI QUAN HỆ GIỮA XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG VỚIPHÁT TRIỀN THƯƠNG HIỆU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾĐối với bất kỳ tổ chức nào, làm nên sức sống cho nó chính là đội ngũ nhậnsự. Tinh thần, động lực và cách thức làm việc của họ phải được nuôi dưỡngtrong môi trường văn hóa tổ chức. Vì vậy khi một đơn vị xác định thương hiệulà trọng tâm để phát triển bền vững thì văn hóa đơn vị đó cũng phải đổi mớitheo hướng hỗ trợ cho thương hiệu.Đối với sự phát triển của các nhà trường thì thương hiệu khơng chỉ là hìnhảnh bên ngồi mà “thương hiệu” được tạo dựng bền vững bởi các yếu tố bêntrong chính là văn hóa của nhà trường. Vì vậy phát triển văn hóa nhà trường lànguồn sản sinh năng lượng cho thương hiệu. Bởi cộng đồng này không chỉ baogồm giáo viên, nhân viên, học sinh mà cịn có thể mở rộng sang các đối tượngbên ngồi phụ huynh học sinh, cơng chúng. Nếu làm tốt công việc xây dựngthương hiệu nội bộ mang ý nghĩa “chinh phục và lan tỏa chí hướng” này, thìnhà trường sẽ con người có cùng hướng nhìn và tin tưởng lẫn nhau, cùng chấpnhận thách thức và cống hiến vì mục tiêu lâu dài của thương hiệu. Hệ quả làhình thành nên ý thức thuộc về và tự hào là thành viên trong cộng đồng ở bảnthân họ, từ đó tạo nên một mơi trường văn hóa tự nguyện hợp tác và tuân thủ kỷcương, liên tục tạo ra năng lượng cho thương hiệu theo thời gian.Giữa phát triển thương hiệu với văn hóa nhà trường là mối quan hệ tươnghỗ, Bởi vì thương hiệu mạnh thương hiệu phải nằm trong văn hóa và ngược lạivăn hóa phải nằm trong thương hiệu, đó là mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ. Ở bên trong, ý nghĩa của thương hiệu phải được lan tỏa vào văn hóa nhà trườngnhằm tạo ra giá trị gia tăng về mặt cảm xúc cho thương hiệu tại tất cả các hoạtđộng của nhà trường. Nó phải bắt nguồn từ sự đồng cảm với chí hướng, từ đóhình thành động cơ, lan tỏa sang ý thức và hành vi trong tất cả thành viên củacác thành viên trong nhà trường.Như vậy việc xây dựng văn hóa nhà trường là vô cùng cần thiết đối với sựphát triển của mỗi nhà trường, đặc biệt là xây dựng phát triển thương hiệu. Cũngbởi vì đơn vị nhà trường vừa mang những nét giống doanh nghiệp nhưng cónhững điểm vơ cùng khác biệt với đối tượng “khách hàng đặc biệt”. Cho nên“niềm tin” là yếu tố quan trọng đầu tiên mà “niềm tin” đấy được xây dựng mộtcách bền vững nhất từ những thành viên của nhà trường.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Mullen, Carol A. (2007). Curriculum Leadership Development: A Guidefor Aspiring School Leaders. Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates.2. Yenming Zhang NIE Nanyang. Shaping School Culture. TechnologicalUniversity Objectives, 20083.Nguyễn Tuấn Anh, Xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Nam tronggiai đoạn hội nhập quốc tế - thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu quốctế, 3/2013.
Tài liệu liên quan
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái.doc
- 54
- 845
- 3
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái
- 47
- 654
- 0
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Văn Chấn -Yên Bái
- 56
- 593
- 0
- Xây dựng kế hoạch, quy định phát triển thương mại dịch vụ trên đia bàn huyện văn chấn, yên bái
- 47
- 688
- 0
- Công văn xây dựng kế hoạch xúc tiến phát triển thương mại điện tử từ năm 2013 tại địa phương
- 2
- 603
- 0
- Một số giải pháp tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu tại xí nghiệp liên doanh sản xuất ô tô hoà Bình
- 42
- 560
- 1
- xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện văn chấn -yên bái
- 44
- 349
- 0
- Phát triển thương hiệu dulichtrongoi.biz của công ty Cổ phần Quốc tế truyền thông và du lịch Rồng Việt qua các hoạt động truyền thông online
- 58
- 621
- 0
- Hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty Cổ phần TM&DL Quốc tế
- 168
- 528
- 1
- Mối quan hệ giữa giữ vững độc lập dân tộc và mở rộng hợp tác Quốc tế trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
- 78
- 533
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(37.79 KB - 16 trang) - XÂY DỰNG môi TRƯỜNG văn hóa, PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NHÀ TRƯỜNG và LIÊN kết hợp tác QUỐC tế Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Chuyên đề 10 Xây Dựng Văn Hóa Nhà Trường
-
Chuyên De 10 Xây Dựng Môi Trường Văn Hóa, Phát Triển Thương Hiệu ...
-
CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG | Xemtailieu
-
Chuyên Đề 10: Xây Dựng Môi Trường Văn Hóa, Phát Triển Thương ...
-
Chuyên đề 10: Xây Dựng Văn Hóa Nhà Trường - Học Tốt
-
Xây Dựng Văn Hóa Nhà Trường Trong Các Cơ Sở Giáo Dục Phổ Thông
-
Xay Dung Van Hoa Nha Truong - Slideshare
-
Bài Thu Hoạch Lớp Bồi Dưỡng Chức Dạnh Nghề Nghiệp GVTH Hạng II
-
[PDF] MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
-
Bài Giảng Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hóa Nhà Trường - TaiLieu.VN
-
Quy Tắc ứng Xử Văn Hóa Của Giáo Viên - Sở GD&ĐT Ninh Bình
-
Văn Hóa ứng Xử Trong Trường Học – Thực Trạng Và Giải Pháp
-
CHUYÊN ĐỀ: - Microsoft Sway
-
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VĂN HÓA, ỨNG SỬ TRONG TRƯỜNG MN
-
Nội Dung Chuyên đề Tư Vấn, Hỗ Trợ Người Học Trong Hoạt động Học ...