Xây Nhà Cấp 4 Thế Nào để Tiết Kiệm Chi Phí Nhất ở Nông Thôn Và Hà ...

1. Cách tiết kiệm chi phí trong giai đoạn chuẩn bị xây nhà cấp 4

Việc lập kế hoạch trước khi xây nhà luôn là một việc hết sức quan trọng, đóng vai trò như một kim chỉ nam cho cả một quá trình xây dựng, tránh việc lúng túng trong lúc tiến hành: - Dự toán được tổng chi phí để xây dựng nhà, có thể tham khảo thêm từ người thân, bạn bè, hàng xóm xung quanh mới xây nhà đồng thời dự trù chi phí gia tăng do lạm phát. - Hỏi giá VLXD, giá nhân công hiện tại thực tế. - Biết cân đối giữa diện tích sinh hoạt và diện tích xây dựng. Ví dụ bạn xây một ngôi nhà với diện tích 50m2, trong đó diện tích cầu thang, lối đi chiếm 30% còn lại bạn có 35m2 để xây dựng các phòng sinh hoạt. Hãy tính thử xem bạn sẽ xây được bao nhiêu phòng, diện tích ra sao cho cân đối nhất.

Xây nhà cấp 4 tiết kiệm nhất

- Tùy theo số lượng thành viên trong gia đình bạn hãy ước tính nhu cầu để xây phòng cho phù hợp với túi tiền. - Chuẩn bị tâm lý vững vàng, tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra để hạn chế chi phí phát sinh, tránh việc xây theo ý muốn, sở thích nhất thời. Rất nhiều gia chủ bị cuốn theo vòng xoáy này khiến kế hoạch xây nhà bị phá vỡ, gánh nặng tiền bạc ngày càng nhiều. - Mọi ý kiến đóng góp từ bên ngoài chỉ để tham khảo, đừng để ảnh hưởng nhiều tới việc xây nhà bởi bạn mới là người bỏ chi phí và quyết định mọi thứ. - Tận dụng sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè để tìm thấy tư vấn của các chuyên gia, nhà thiết kế chuyên nghiệp , uy tín trước khi đặt móng cho ngôi nhà. - Tham khảo một số mẫu thiết kế của những người cùng địa phương sẽ cho bạn một ý tưởng phù hợp với phong tục tập quán. - Đọc sách chuyên môn, tham khảo các mẫu thiết kế trên mạng, tìm một vài công trình tiêu biểu của các công ty thiết kế nổi tiếng. - Khi thiết kế nhà cấp 4 cũng nên chú ý đến khẩu độ cột của nhà, khẩu độ quá lớn hoặc quá bé cũng gây tốn kém. - Thiết kế chuẩn mực cũng góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư cho phần thi công bởi tính hợp lý và những lợi ích về mặt không gian sử dụng cho nhà.

2. Tiết kiệm chi phí xây nhà cấp 4 trong giai đoạn thiết kế

Chọn nhà thiết kế: Nếu bạn không muốn thuê nhà thiết kế: - Nếu muốn tiết kiệm chi phí thiết kế có thể lấy mẫu thiết kế miễn phí rồi chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu. Cũng có thể làm nhà theo mẫu thiết kế có sẵn từ một ngôi nhà ưng ý để tiết kiệm khoản chi phí cho mẫu thiết kế. Nhưng cách này rất nhiều rủi ro. Lựa chọn nhà thiết kế: - Nên chọn nhà thiết kế am hiểu về phong thủy để tiết kiệm thêm chi phí mời thầy phong thủy, tránh trường hợp trong lúc thi công lại đưa thầy phong thủy về dẫn đến chi phí phát sinh. - Không nên sửa bản thiết kế nhiều lần.

Xây nhà cấp 4 tiết kiệm nhất

Các lưu ý đối với việc thiết kế nhà: 1. Cần thiết kế thế nào để có thể mở rộng diện tích hoặc xây thêm tầng khi có điều kiện hoặc khi phát sinh thêm nhu cầu ít ảnh hưởng tới phần đã thực hiện nhất. 2. Tiền làm móng thường chiếm 3/10 tổng tiền làm nhà. Cần đầu tư phần móng để khi có nhu cầu xây thêm tầng không phải tốn tiền sửa lại. 3. Không tốn tiền thuê trang trí hoa văn 4. Hãy tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời cho các phòng ngủ, bếp. Cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh có thể kém sáng, kém thoáng hơn một chút nếu không có điều kiện đất đai 5. Phòng ngủ nên gắn quạt hút gió ra đặt ở trên cao. Nơi đầu giường có thể tạo một khe hở cao mười phân, dài bằng bề ngang của giường, có bọc lưới chống côn trùng xâm nhập. Khi trời tối đến, đóng kín cửa rồi bật quạt hút, gió sẽ ùa vào theo khe hở, giúp bạn cảm thấy mát mẻ, khỏe người vì được hít thở khí tự nhiên. Thiết kế thế này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí so với việc gắn máy lạnh. 6. Chiều cao tầng nhà nên làm trong khoảng 3,3 - 4,5m để tiết kiệm vật liệu xây dựng và thông thoáng. 7. Kích thước phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp nên trong khoảng 12 -15 m2 để dễ kê đồ. 8. Cửa sổ và cửa lớn nên có kích thước hợp lý,giá tiền làm cửa gỗ chiếm đến 3/10 toàn bộ tiền xây nhà

  • Cửa ra vào chính chỉ nên làm 2 cánh rộng 1,2-1,5m, cửa vào các phòng chỉ cần rộng 70cm-90cm;

  • Cửa sổ nên làm 2 cánh rộng tổng cộng 90cm – 1,2m, cao khoảng 1,2-1,5m;

  • Nên chọn các loại vật liệu làm cửa bằng gỗ công nghiệp, nhôm – kính hoặc nhựa để giảm chi phí.

9. Gạch xây tăng cường sử dụng gạch không nung như gạch silicat, gạch bê tông nhẹ hoặc các vật liệu phổ biến tại địa phương như đá vôi, đá ong… 10. Gạch lát sân và lối đi nên để đất tối đa nhằm mục đích hút nước mưa, nhiệt mùa nắng, lối đi lát gạch tự chèn hoặc các loại vật liệu cho phép nước mưa thấm qua, nền nhà có thể cân nhắc lát loại gạch không nung (như granito mài). Bậc thang có thể đặt loại granito nhà máy hoặc cho thợ thi công tại chỗ, kiểu mẫu và mầu sắc có thể theo ý thích. 11. Bể phốt xây cùng với hầm bio-gas (nhất là hộ có chăn nuôi, chế biến thức ăn) để tái chế rác hữu cơ làm phân bón và chất đốt cho bếp. 12. Mái nhà ngoài việc đổ mái bằng nên cân nhắc mái dốc lợp ngói để đỡ nắng nóng, dễ thoát nước mưa. Có thể làm thêm máng thu nước mưa vào bể để tận dụng nguồn nước sạch này. 13. Đường dây điện không nên đi ngầm trong tường mà nên đi trong ống gen. 14. Đối với đồ nội thất bạn có thể mua sắm dần sau khi đã làm xong nhà và phải có kế hoạch mua đồ cho đồng bộ và hài hòa, có thể sử dụng nội thất làm từ vật liệu nhân tạo hoặc sản phẩm công nghiệp.

3. Tiết kiệm chi phí xây nhà cấp 4 trong khi thi công

Chọn nhà thầu thi công: - Nên tham khảo nhiều nhà thầu trước khi giao lòng tin và ngôi nhà của bạn. Một điều cần lưu ý là giá cả rẻ lúc đầu chưa chắc là tiết kiệm về sau. Bởi có thể chi phí sửa chữa cho ngôi nhà của bạn có thể cao hơn so với chi phí trả cho nhà thầu uy tín ban đầu. - Để đánh giá nhà thầu bạn cần tổng hợp từ nhiều nguồn. Một trong những nguồn đó chính là việc kiểm tra các công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện. Bạn có thể yêu cầu nhà thầu đưa đến tham quan một số công trình tiêu biểu có phong cách và quy mô gần giống yêu cầu của bạn. - Bạn hãy trực tiếp hỏi chuyện các chủ nhà cũng như quan sát tỉ mỉ căn nhà đó nhằm rút ra nhận định của riêng bạn. Bên cạnh đó hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra phương án thi công công trình và phương án điều động nhân công theo tiến độ. Phương án cần tính đến các điều kiện thực tế (hiện trường công trình, đường vận chuyển vật liệu...). - Bạn cần thoả thuận với nhà thầu tiến độ thời gian chi tiết của từng hạng mục công việc. Tất cả nhà thầu đều phải lập bảng tiến độ công trình chi tiết và yêu cầu vật liệu từng thời điểm. Bảng tiến độ này sẽ là căn cứ để chủ nhà kiểm tra đôn đốc và hai bên tiến hành quyết toán theo hạng mục công việc thực hiện. Thông thường với dạng nhà phố đơn giản, điều kiện thi công thuận lợi thì quá trình thi công thường kéo dài trong 5 tháng. Nên thỏa thuận với nhà thầu về thời gian giao nhà tránh chi phí phát sinh do việc kéo dài thời gian thi công. - Bạn cũng cần phải biết có bao nhiêu nhóm nhân công tham gia quá trình xây nhà để thương lượng và định giá với nhà thầu được dễ dàng hơn. >> Xem ngay danh sách các công ty thiết kế nội thất uy tín được rất nhiều người lựa chọn. Chọn hình thức thi công: Nên chọn hình thức thi công trọn gói mặc dù chất lượng sẽ khó kiểm soát. Để hạn chế việc khó kiểm soát chất lượng, cần làm rõ với chủ thầu về đơn giá (thường theo m2 xây dựng) gắn liền với quy cách, chất liệu và tiến độ. Ví dụ như cần làm rõ loại gạch xây, mác vữa, loại sơn, bả, chủng loại sắt thép. >> Tham khảo 4 gói thi công nội thất chuyên nghiệp tại Hà Nội của Nội Thất Trẻ với giá hấp dẫn nhất Chọn vật liệu xây dựng: - Dự kiến toàn bộ các chủng loại vật liệu sẽ sử dụng bằng việc yêu cầu nhà thiết kế cung cấp một bảng "Danh mục vật tư". Đi tham khảo giá của từng loại vật liệu mà mình dự định mua và mang về đưa cho người tính dự toán yêu cầu nạp các đơn giá mình đã tìm hiểu vào dự toán. - Nhiều trường hợp giá cả phát sinh do chủ nhà chưa bao giờ xem qua vật liệu, chỉ nhìn hình, xem giá rồi quyết định chọn. Nhưng khi đi vào thực tế lại phát hiện vật liệu này không tốt, vật liệu kia tốt hơn thế là nảy sinh việc thay đổi vật liệu. Để khắc phục thì chủ nhà cần dự trù ngân sách phát sinh khoảng 20-50%. - Chọn vật liệu có khả năng chống bám bẩn (thiết bị vệ sinh), khả năng tự làm sạch (kính, sơn) sẽ giúp giảm chi phí bảo dưỡng sau này. - Không nên chọn loại vật liệu rẻ tiền nhưng lại có hại cho sức khỏe. Tăng việc sử dụng các vật liệu mới thân thiện với môi trường, vật liệu sẵn có ở địa phương. Một số vấn đề cần quan tâm: - Khi thi công thật trung thành với những gì đã dự kiến, từ bản thiết kế đến chủng loại vật tư đã tham khảo. Giám sát thật chặt chẽ tránh việc thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu... - Việc phân đoạn xây dựng giúp ích rất nhiều cho việc đảm bảo tài chính cho chủ nhà, tránh được việc vay mượn để xây nhà. Các câu hỏi cần được đặt ra mỗi khi cân nhắc các hạng mục xây dựng là: phần này có cần phải xây dựng ngay chưa? Nếu không có thì sẽ ảnh hưởng các phần khác thế nào? Nếu bây giờ chưa làm thì sau này có bổ sung được không? Ví dụ đường dây điện, ống nước nếu làm chìm trong tường thì phải làm trước, thiết bị như vòi nước, ổ cắm, công tắc, bóng đèn có thể lắp sau. Nếu đi đường điện và nước nổi thì dây điện và ống có thể đi sau cũng được. - Trước khi tiến hành xây dựng cần lên dự toán các phần việc cần thuê nhân công, mua vật tư. Việc này đòi hỏi phải tỉ mỉ, tốn thời gian nhưng lại rất có ích trong việc quản lý chi phí xây dựng. Các khoản chi phí được tiên liệu trước sẽ giúp cho việc xây nhà được suôn sẻ. - Hằng ngày nên tổng kết các khoản chi tiêu, tính trước các khoản chi tiêu cho vài ngày tiếp theo. Các thông tin này sẽ giúp cho việc khống chế tiền xây nhà không bị vượt kế hoạch ban đầu. >> Xem ngay 3 lời khuyên thiết kế nội thất nhà ở của chuyên gia mà gia chủ nào cũng cần phải biết.

Noithattrevietnam.com

Từ khóa » Cách Xây Nhà ít Tốn Kém