Xe Siêu Sang Rolls-Royce Tứ Quý 7 Của Bà Dương Thị Bạch Diệp

17h30 ngày 29/1/2008, chiếc Rolls-Royce Phantom chính hãng đầu tiên về tới cảng hàng không Tân Sơn Nhất (TP HCM), kết thúc hai ngày hành trình từ Anh quốc về Việt Nam. Chủ nhân của xe, đại gia bất động sản Dương Thị Bạch Diệp ra tận sân bay để đón chiếc xế hộp mới tậu. Chi phí để chở xe lên tới 10.000 USD. Bà Diệp nổi tiếng là người sở hữu nhiều xe sang BMW, trong khi đó Rolls-Royce thuộc sở hữu của BMW.

Bà Diệp ra sân bay đón xế hộp năm 2008. Ảnh: Hoàng Lộc.

Bà Diệp ra sân bay đón xế hộp năm 2008. Ảnh: Hoàng Lộc.

Vài ngày sau khi về nước, hai chuyên gia kỹ thuật của hãng tại chi nhánh châu Á - Thái Bình Dương ở Singapore bay sang Việt Nam để lắp đặt các bộ phận cần thiết để xe vận hành cũng như hướng dẫn sử dụng. 

Mẫu xe siêu sang trở nên thu hút bởi nhiều yếu tố như giá, màu sơn, biển số, chính ngạch. Giá xe sau thuế là 1,3 triệu USD (tương đương 23 tỷ lúc bấy giờ), trở thành chiếc ôtô đắt nhất Việt Nam theo đánh giá của cơ quan hải quan. Riêng tiền thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng khi đó bà Diệp phải nộp là hơn 13 tỷ đồng. 

Phantom sở hữu màu xanh ở thân và bạc ở nắp ca-pô kéo dài tới nóc, là màu độc nhất Việt Nam lúc đó. Màu sắc này còn ám chỉ bạc-xanh như tên của bà Bạch-Diệp. 

Chiếc Rolls-Royce chính hãng còn đặc biệt bởi biển số "siêu đẹp" 77L-7777. Nữ đại gia gốc Bình Định cho biết thời điểm đó Bình Định bắt đầu ra biển số 77L, không bốc thăm ngẫu nhiên, bà được xem danh sách số và tự lựa chọn.

Xe sở hữu màu sơn xanh và bạc.

Xe tại nhà riêng của nữ đại gia năm 2014.

Chữ L trong biển số khi quay ngược lại cũng là số 7, bởi vậy dân chơi xe dịch biển số này là 7 số 7 - thất trùng thất. Tuy vậy, chính biển số này lại bị đặt vào một luồng ý kiến khác là xui xẻo, vì "thất" là "mất" theo nghĩa Hán Việt.

Quãng 2008, Việt Nam đã xuất hiện những chiếc Rolls-Royce nhưng chủ yếu đeo biển ngoại giao (NG), nước ngoài (NN) và nhập về dưới dạng xe qua sử dụng, không chính hãng nên không chiếc nào đắt và nổi bật như xe bà Diệp.

Vài năm sau khi mua xe, bà Diệp dần ít sử dụng. Có nhiều lời đồn đoán xung quanh số phận của chiếc siêu sang Rolls-Royce. Năm 2014, chủ nhân cho biết xe vẫn nằm trong garage ở nhà riêng.

Năm 2013, Rolls-Royce mở đại lý chính hãng đầu tiên tại Hà Nội. Những chiếc Phantom, Ghost, Wraith về Việt Nam nhiều hơn, các phiên bản hàng thửa về nhiều chưa từng có, vì vậy Phantom của bà Diệp cũng dần không còn độc nhất. Từ đó tới nay, xe "thất trùng thất" cũng hiếm khi bị bắt gặp xuất hiện trên phố.

Rolls-Royce Phantom đời 2008 là bản kéo dài, với chiều dài 6,10 m rộng 1,99 m trọng lượng 2.670 kg. Động cơ xe loại 6,75 lít V12, hộp số 8 cấp, công suất 453 mã lực và mô-men xoắn cực đại 720 Nm.

Điểm nổi bật của xe nằm ở thiết kế nội thất với bộ ghế da được chế tác từ da 400 con bò, sơn của xe được phun phủ 16 lớp với sơn xiralli. Trên táp-lô in tên Dương Thị Bạch Diệp. Nội thất màu xanh, các chi tiết gỗ được làm gỗ óc chó (Walnut) theo tiêu chuẩn của Rolls-Royce nhập từ California (Mỹ).

Một số ảnh của xe chụp tại nhà riêng của bà Diệp năm 2014.

Chiếc Rolls-Royce mang biển thất trùng thất.

Chiếc Rolls-Royce mang biển thất trùng thất.

Nội thất cổ điển.

Nội thất cổ điển.

Dòng chữ thiết kế riêng cho Diệp Bạch Dương.

Dòng chữ "thiết kế riêng cho Diệp Bạch Dương".

Nội thất hai ghế tách biệt.

Nội thất hai ghế tách biệt.

Nguyên Khoa Ảnh: Mạnh Dương

  • Bà Dương Thị Bạch Diệp và nhiều cựu lãnh đạo TP HCM bị bắt

Từ khóa » Diệp Bạch Dương Siêu Xe