Xe Tăng Của Thế Giới - Танки мира
Có thể bạn quan tâm
Xe tăng của thế giới - Танки мира
<< < (11/120) > >>
daibangden: 15. MS-1 (T-18) MS-1 hay là T-18 – dòng xe tăng nội địa được sản xuất với số lượng lớn đầu tiên của Liên Xô. Nó trở thành bản lề cho thế hệ lính xe tăng đầu tiên của Hồng quân và là thử thách đầu tiên cho nền công nghiệp của Liên Xô trong khả năng sản xuất xe tăng hạng nhẹ. Nhiệm vụ chiến thuật cơ bản của MS-1 – sử dụng để hỗ trợ tấn công với bộ binh. Vì thế, nó được mã hóa ký hiệu “sự hỗ trợ nhỏ, phiên bản đầu tiên”. Loại xe tăng này được chế tạo dựa trên những thử nghiệm thành công của người Italia trong việc hoàn thiện xe tăng Pháp Reno FT-17. Kết cấu bên ngoài của MS-1 có những đặc điểm chung hao hao với Fiat 3000, sự khác biệt nằm ở hình dáng tháp pháo và thân xe, bộ phần truyền động được hoàn thiện hơn, tăng sức mạnh pháo chính. Những mẫu trước của MS-1, trên tháp pháo trang bị pháo chính 37mm và súng máy đồng trục 6,5mm Fedorov. Động cơ bộ chế hòa khí và bộ phận truyền động được liên kết với nhau trong một khoang, phân bố ngang thân – kích thước xe tăng được thu gọn một cách đáng kể. Vào năm 1930, MS-1 được hiện đại hóa. Động cơ được tăng lên từ 35 đến 40 sức ngựa, đồng thời cơ số đạn cũng tăng lên nhờ sự hoàn thiện tháp pháo. Tháp pháo của MS-1 được nhận thêm phần “trán” – không gia bên trong, ban đầu được thiết kế dành cho hệ thống liên lạc vô tuyến điện, nhưng thực tế để dành tăng cơ số đạn. Súng máy đồng trục được thay thế có độ tin cậy cao hơn: súng máy Degtiarev với đường kính đạn tiêu chuẩn 7,62mm. Trong gần 20 năm sau, MS-1 là loại xe hỗ trợ bộ binh cơ bản trong lực lượng xe tăng Liên Xô. Kíp xe của MS-1 gồm chỉ huy – trưởng xe và lái xe – thợ máy. MS-1 được sản xuất với số lượng 959 chiếc, và trong số đó, có hơn 100 xe tăng được đưa ngay vào các trường huấn luyện. Loại xe tăng này trải qua những thử thách chiến trường đầu tiên vào mùa xuân năm 1929. Trong thời gia diễn ra cuộc xung đột vũ trang tại Viễn Đông, 10 chiếc MS-1 đã tham gia cuộc tấn công vào mặt trận có công sự vững chắc của quân Trung Quốc tại khu vực Mãn Châu Lý. Kết cấu của loại xe tăng Liên Xô đầu tiên rất dễ cải tiến, hoàn thiện. Trang bị của nó theo thời gia đã trở nên không phù hợp, bộ phận truyền động được bố trí lại tốt hơn. Vào giữa những năm 30, những chiếc xe tăng này bị thu hồi từ bộ phận tái thiết, nhưng lịch sử của nó vẫn chưa được kết thúc. Thân xe và tháp pháo với trang bị được sử dụng trong việc tăng số lượng những hỏa điểm dài hạn trên “phòng tuyến Stalin” – hệ thống những vùng phía tây biên giới Liên Xô được gia cố khả năng phòng thủ. Hai hoặc ba chục MS-1 còn lại có khả năng chiến đấu được biên chế trong những đơn vị xe tăng hỗn hợp tham gia vào các trận đánh trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Các thông số chính:Tên gọi : MS-1 (T-18)Phân loại : Hạng nhẹKíp xe : 2 ngườiKhối lượng chiến đấu: 5,3 tấnChiều dài,m : 4,4 (thêm “đuôi”)Chiều rộng,m : 1,76Chiều cao,m : 2,12Số lượng vũ khí :Pháo chính/mm : 1/37Hỗ trợ/mm : 1/7,62Độ dày giáp trước : 22mm (tháp pháo), 16mm (thân xe)Độ dày giáp bên : 8mmĐộng cơ : AMO, bộ chế hòa khí, 40 sức ngựaTốc độ tối đa : 17,5km/hTầm hoạt động : 120km.
daibangden: MS-1 (T-18) tại bảo tàng các lực lượng vũ trang Liên Xô (tên gọi này vẫn tồn tại cho đến bây giờ):
daibangden: 16. Xe tăng Grotte Xe tăng GR được thiết kế bởi nhóm kỹ sư người Đức dưới sự chỉ đạo chính Edward Grotte, được mời qua Liên Xô một cách đặc biệt vào tháng 3 năm 1930. Tiêu bản TG duy nhất với thân nghiêng được chế tạo và thử nghiệm ở Leningrad, tại nhà máy “Bolshevich”. TG đã không được trang bị cho lực lượng thiết giáp Liên Xô vì ngành công nghiệp của Liên Xô khi đó chưa đáp ứng được thậm chí là khả năng sản xuất vừa và nhỏ phần lớn những tổ hợp phức tạp của loại xe này. Kết cấu của TG đã sớm vượt lên trình độ chế tạo xe tăng của thế giới khi đó rất nhiều và cung cấp hàng loạt những ý tưởng cải tiến, đổi mới mà một vài trong số đó sau này rất có ý nghĩa và đã được áp dụng. Thậm chí hình dáng bên ngoài của TG còn gần với những xe tăng của năm 40 hơn là những xe tăng cùng lứa. TG có thân được kết nối hoàn toàn bằng phương pháp hàn – phương pháp mới so với thời kỳ đó. Phần mũi được vát và những tấm thép được lắp nghiêng. “Hộp” trên tháp pháo có hình thuôn. Hai tháp pháp, đảm bảo khả năng hoạt động động lập, không phụ thuộc vào nhau trong quá trình quay và khi tác xạ với hai pháo chính 76mm và 37mm. Tháp pháo trên, đồng thời có thể đảm nhiệm chức năng phòng không. Cho sự quan sát trên chiến trường, trên chỗ bố trí dành cho lái xe có 3 lỗ cửa với khe quan sát, còn chỉ huy của xe được trang bị máy hoạt nghiệm, đặt trên nóc tháp pháo nhỏ. Khoang truyền động, trong cấu tạo được sử dụng bánh răng có răng chữ V ăn khớp với nhau. Với sự giúp đỡ của bộ máy đảo chiều đặc biệt, TG có thể di chuyển tiến và lùi với cùng một tốc độ. Năm bánh đỡ với hệ thống nâng riêng biệt được trang bị máy giảm xóc thủy lực và bộ phận chuyển động được che một nửa bởi một diềm chắn thép. Xích được làm từ những chi tiết rèn, có khả năng chống chịu cao để chống đứt, gãy, còn các bánh đỡ được lắp thêm bộ hãm cho những trường hợp xe dừng khẩn cấp trong trường hợp bị đứt, gãy xích. Ngoài hỏa lực mạnh, khả năng tự bảo vệ và tốc độ tốt, tăng GR còn có khả năng lội nước và sự sắp xếp hợp lý cho kíp xe. Tuy nhiên, trong thời gian chế tạo thân xe đã nhận ra sự biến dạng của phần mép lớn dưới tháp pháo. Vì thế, thay vì có khả năng quay, tháp pháo dưới đã được cố định. Ngoài ra, động cơ 250 sức ngựa được làm mát bằng không khí tỏ ra không an toàn khi hoạt động, đã được Grotte lắp bằng động cơ máy bay chắc, nặng hơn M-6. Sự thí nghiệm xe tăng được bắt đầu vào ngày 27 tháng 6 năm 1931. Và mặc dù TG đã đạt đến tốc độ 34km/h và có khả năng cơ động cũng như vượt chướng ngại vật không tồi, nhưng đồng thời cũng xuất hiện nhiều nhược điểm trong thiết kế. Buồng chiến đấu chật. Cơ cấu khí nén của sự điều khiển làm bánh lái hay bị văng khỏi xe trong khi hoạt động do chất lượng của vành cao su bị độn chặt. Nhược điểm còn biểu hiện ở hiệu quả của xích trên sự phức tạp của nền lót nhớt rất khó bảo quản. Xe tăng đước đánh giá có độ tin cậy thấp. Không tính đến việc TG không được trang bị cho lực lượng thiết giáp Liên Xô, nhưng ý nghĩa của nó với ngành công nghiệp thiết kể xe tăng quốc gia là rất to lớn. Các kỹ sư Liên Xô đã nhận được kinh nghiệm lớn, cho phép họ có thể tự lực trong thiết kế mà không cần sự giúp đỡ của người Đức. Những kinh nghiệm đã được tích lũy đó được sử dụng trong việc thiết kế loại xe tăng nhiều tháp pháo T-28 và T-35, và trong các dòng xe thiết kế sau chiến tranh.Các thông số chính:Tên gọi : xe tăng Grotte (GR)Phân loại : hạng trungKíp xe : 6 ngườiKhối lượng chiến đấu: 25 tấnChiều dài,m : 7,5Chiều rộng,m : 3Chiều cao,m : 2,84Số lượng vũ khí :Pháo chính/mm : 1/76; 1/37Hỗ trợ/mm : 5/7,62Độ dày giáp trước : 50mmĐộ dày giáp bên : 24mmĐộng cơ : M-6, bộ chế hòa khí, 300 sức ngựa.Tốc độ tối đa : 34km/hTầm hoạt động : 350km.
daibangden: Tank Grotte được đóng tại xưởng "Bolshevich" Leningrad (nay là St. Peterburg):
daibangden: 17. T-24 Vào năm 1927, tại Liên Xô các công trình sư nhận được quyết định về sự sản xuất loại xe tăng có tên gọi “đa năng” (“cơ động”-NV) với nhiều tháp pháo nhằm trang bị cho các lực lượng vũ trang- trên cơ sở sử dụng các loại xe của Mỹ trong thời kỳ này. Trong việc thiết kế tại thời điểm đó mang lại những điểm tích cực và hạn chế. Trong những điểm tích cực là chế tạo được những dòng xe tăng có thể đồng thời tác xạ theo nhiều hướng. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc chiều cao của xe tăng phải tăng một cách rõ rệt. Còn khả năng quay của tháp pháo dưới, khi tháp pháo phía trên hoạt động (quay) sẽ bị cố định một cách rõ ràng. Công việc nghiên cứu được giao cho xưởng quân giới chế tạo vũ khí hạng nặng (OAT – Oruzeino-arsenalnyi trest), còn để cho sự sản xuất hàng loạt được giao cho xưởng sản xuất đầu máy xe lửa Kharcov. Sự chỉ đạo công việc chung do Tổng công trình sư S. Shukalov thực hiện. Loạt sản xuất đầu tiên là xe tăng hạng trung T-12 với hai tầng được trang bị pháo nòng dài 45mm và 3 súng máy 7,62mm. Tuy nhiên, tầm hoạt động ngắn làm cho khả năng hoạt động khi tiến sâu vào hậu cứ của đối phương bị hạn chế nên cùng thời gian đó, một loại xe tăng mới được nghiên cứu và chế tạo, T-24, với khối lượng xe tăng được giảm đi, chất đốt dành cho động cơ và trang bị được gia tăng. Lần thử nghiệm cuối cùng được thực hiện vào mùa hè năm 1930 và có 3 tầng được bố trí vũ khí như sau: tháp pháo chính được trang bị pháo 45mm và hai súng máy DT 7,62mm, và tháp pháo trên cùng và đầu xe, mỗi nơi được bố trí một súng máy nữa. Kíp xe của T-24 gồm có chỉ huy, liên lạc viên, lái xe – thợ máy và hai xạ thủ súng máy. Chỉ huy và liên lạc viên được bố trí ngồi gần pháo chính trong tháp pháo lớn, lái xe – trong phòng điều khiển, một xạ thủ súng máy được bố trí trên tháp nhỏ phía trên, được trang bị bệ nâng, người còn lại ngồi bên trái lái xe. Thân xe và tháp pháo được làm từ những miếng thép, được liên kết với nhau bằng phương pháp tán đinh. Đầu của T-24 với những miếng thép được xếp nghiêng dưới góc lớn gần kiểu phẳng đứng làm tăng tính chất tự vệ. Nó giúp khả năng bảo vệ kíp xe khỏi hỏa lực từ những súng máy cỡ lớn. Toàn bộ bánh đỡ và bánh truyền, dẫn động bộ phận chuyển động đều có vàng đai bọc ngoài bằng cao su. Vai trò của những vật liệu đàn hồi với lò xo dạng xoẳn ốc thực hiện khả năng giảm xóc theo phương thẳng đứng, có vỏ bọc thép. Để tăng khả năng vượt chướng ngại vật, xe tăng được trang bị thêm bộ phận “đuôi” có thể tháo được. T-24 trang bị động cơ máy bay 8 xilanh kiểu V với 300 sức ngựa. Hệ thống chất làm mát bằng chất lỏng đã gây cháy cho động cơ làm cho lái xe lung túng khi tiến hành dập tắt trong lần thử nghiệm đầu tiên. Cơ số đạn của pháo chính là 89 viên, gồm đạn xuyên thép, đạn mảnh (chống bộ binh), đồng thời có cả đạn ria. Tuy nhiên, pháo chỉ được trang bị vào năm 1932, trước đó, trên xe tăng chỉ được trang bị súng máy. 15 chiếc T-24 đầu tiên được sản xuất vào nửa sau năm 1930. Thân xe được chế tạo tại Izorcky, còn toàn bộ xe tăng được sản xuất tại xưởng sản xuất đầu máy tàu hỏa Kharcov. Tổng cộng có khoảng 25 chiếc T-24 được sản xuất. Sau đó, Liên Xô đã ngừng sản xuất loại xe tăng này. Trong Hồng quân, T-24 phục vụ không lâu và bị thay thế nhanh chóng bởi các loại xe hiện đại hơn. Sau đó, nó được sử dụng cho mục đích huấn luyện. Từ khi được trang bị cho Hồng quân cho đến lúc được thay thế, T-24 tuyệt đối không tham gia bất kỳ hoạt động chiến đấu nào.Các thông số chính:Tên gọi : T-24Phân loại : hạng trungKíp xe : 5 ngườiKhối lượng chiến đấu: 18,5 tấnChiều dài,m : 6,5 (với “đuôi”)Chiều rộng,m : 2,8Chiều cao,m : 3,0Số lượng vũ khí : Pháo chính/mm : 1/45Hỗ trợ/mm : 4/7,62Độ dày giáp trước : 20mmĐộ dày giáp bên : 20mm Động cơ : M-6, bộ chế hòa khí, 300 sức ngựaTốc độ tối đa : 22km/hTầm hoạt động : 120km.
Navigation
[0] Message Index
[#] Next page
[*] Previous page
Từ khóa » Bộ Phận Xe Tăng
-
Xe Tăng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thành Viên:Họa Còi/xe Tăng đoạn đầu - Wikipedia
-
[Quân Sự] Kiến Thức Cơ Bản Về Xe Tank - Tinhte
-
Cấu Tạo Xe Tăng - YouTube
-
Tài Liệu Cấu Tạo Của Xe Tăng Ppt - 123doc
-
Cấu Tạo Xe Tăng ( Phần 1 ) | MES Forums
-
Điều ít Biết Về Xe Tăng Chủ Lực T-64
-
Xe Tăng T-72 Lộ điểm Yếu Trên Chiến Trường Ukraine - VnExpress
-
Từ Vựng Về Các Bộ Phận Xe Tăng Trong Tiếng Nhật
-
Bộ Bánh Xích Xe Tăng Robot Kèm Cả Khớp Nối Hàng Chính Hãng
-
Xu Hướng Phát Triển Xe Tăng Trong Tác Chiến Hiện đại
-
Phụ Tùng Xe RC, Phụ Kiện Thay Thế Máy Tạo Khói Chạy Không Tải ...
-
Xe Tăng - Lịch Sử đổi Thay - Kỳ 5: Xe Tăng Hiện đại đối đầu Tên Lửa