Xét Nghiệm APTT được Chỉ định để Làm Gì? | TCI Hospital

Xét nghiệm APTT là một trong những xét nghiệm đánh giá chức năng cầm đông máu của bệnh nhân. Thông thường, xét nghiệm này được chỉ định nhằm kiểm tra tình trạng máu trước khi tiến hành làm phẫu thuật hoặc phát hiện các bệnh lý liên quan.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Tìm hiểu về xét nghiệm APTT 
    • 1.1. Xét nghiệm APTT là gì?
    • 1.2. Nên thực hiện lấy máu xét nghiệm APTT khi nào?
  • 2. Quy trình tiến hành và ý nghĩa của xét nghiệm máu APTT
  • 3. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu APTT

1. Tìm hiểu về xét nghiệm APTT 

Xét nghiệm máu APTT hay còn được gọi là xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa, là một trong những xét nghiệm bắt buộc khi tiến hành quy trình khám sức khỏe định kỳ hoặc trước khi thực hiện phẫu thuật.

1.1. Xét nghiệm APTT là gì?

Xét nghiệm máu APTT giúp đánh giá khả năng đông cầm máu, có tác dụng kiểm tra thời gian hồi phục canxi trong huyết tương citrat sau khi được ủ với lượng kaolin và cephalin để đánh giá con đường đông máu nội sinh.

1.2. Nên thực hiện lấy máu xét nghiệm APTT khi nào?

Xét nghiệm đánh giá đông cầm máu APTT cần phải được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật: Việc xét nghiệm máu APTT sẽ giúp bác sĩ biết chính xác khả năng cầm máu của bệnh nhân, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục trong quá trình phẫu thuật. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sẽ có thuốc hỗ trợ sau khi phẫu thuật xong.

– Chẩn đoán bệnh rối loạn đông máu và mức độ rối loạn

– Tìm hiểu nguyên nhân gây chảy máu bất thường và bầm tím

– Kiểm tra chức năng hoạt động của gan

– Kiểm tra mức độ thấp của các yếu tố gây đông máu

– Chỉ định cho bệnh nhân điều trị thuốc chống đông, thay van tim, thiếu vitamin K…

– Truyền máu nhiều lần

xét nghiệm aptt

Đây là một trong những xét nghiệm giúp đánh giá khả năng đông máu hiệu quả

2. Quy trình tiến hành và ý nghĩa của xét nghiệm máu APTT

Quy trình tiến hành lấy máu xét nghiệm của APTT diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Bao gồm:

– Ống nghiệm 75×9,5mm

– CaCl2 M/40

– Bình cách thủy 37 độ C

– Kaolin-cephalin thương phẩm đông khô: pha theo chỉ dẫn, nghiêng nhẹ cho tan hết sau 20 phút mới tiến hành làm xét nghiệm

– Kaolin-cephalin tự sản xuất: pha kaolin với 0.9% NaCl nồng độ 5mg/ml. Sau đó trộn hỗn dịch kaolin-cephalin với tỷ lệ 1-1 sử dụng.

xét nghiệm máu

Phân tích chỉ số máu trong phòng thí nghiệm để đánh giá mức độ

Bước 2: Thực hiện xét nghiệm

S1: Lấy máu và tách huyết tương nghèo tiểu cầu

S2: Lấy 0.1 ml huyết tương nghèo tiểu cầu vào ống nghiệm, rồi cho vào bình cách thủy 37 độ C

S3: Trộn thêm 0.1 ml Kaolin – cephalin vào bình cách thủy trong 3 phút. Cứ 15 giây thì lắc đều 1 lần trong quá trình ủ

S4: Trộn thêm 0.1 ml CaCl M/40, theo dõi đến khi màng đông, ghi lại thời gian đông

S5: Mỗi mẫu huyết tương cần lấy 2 lần

S6: Thực hiện tương tự với mẫu chứng

APTT của huyết tương bình thường dao động từ 25 – 35 giây tùy vào loại kaolin – cephalin và kỹ thuật phòng xét nghiệm sử dụng. Kết quả xét nghiệm biểu thị bằng tỷ lệ bệnh/chứng. Lưu ý rAPTT bình thường nằm trong khoảng 0.85 – 1.2.

lọc huyết tương

Lọc huyết tương là việc làm đầu tiên khi tiến hành phân tích máu

Nếu APTT kéo dài, mẫu bệnh dài hơn mẫu chứng trên 8 giây hoặc rAPTT >1.2  thì bệnh nhân đang mắc chứng rối loạn đông máu nội sinh. Điều này có thể là do nguyên nhân:

– Thiếu yếu tố bẩm sinh

– Suy gan nặng

– Trong máu có chất ức chế đông máu nội sinh

– Bệnh nhân điều trị bằng heparin tiêu chuẩn

Rối loạn đông máu có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm, bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm sớm để bác sĩ có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết ở người mắc rối loạn đông máu:

– Chảy máu nhiều sau khi nhổ răng

– Thường xuyên chảy máu cam kéo dài

– Chảy máu bất thường mà không có nguyên nhân cụ thể

– Máu trong phân và nước tiểu

– Nôn mửa kèm theo máu

– Xuất hiện huyết khối tĩnh mạch, gây ra tình trạng suy tĩnh mạch ở chân, đùi 

– Nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ

– Đau đầu kéo dài

– Khớp đầu gối, vai, hông, bắp tay, bắp chân bị sưng đột ngột

– Đau ngực, khó thở kéo dài do rối loạn đông máu ở phổi

3. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu APTT

Kết quả xét nghiệm máu chỉ số APTT có thể xảy ra tình trạng sai số do nhiều nguyên nhân gây ra:

Do mẫu bệnh phẩm:

– Mẫu máu bị đông, lấy sai tỷ lệ chống đông hoặc chất chống đông bị hỏng

– Huyết tương màu đục hoặc vỡ hồng cầu

– Mẫu máu để quá 4 giờ

Do phương tiện và hóa chất, kỹ thuật

– Lượng kaolin-cephalin không đảm bảo, quá thời gian bảo quản

– Ống nghiệm không sạch

– Pipet hỏng, không đảm bảo thể tích

– Máy phân tích đông máu không chính xác

– Người thực hiện không làm đúng quy trình, đọc và tính sai kết quả

Nói chung, để thực hiện phân tích APTT cần có kỹ thuật và máy móc hiện đại và trình độ nhân viên kỹ thuật cao, giám sát tiêu chuẩn để đảm bảo chính xác xét nghiệm.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết cho quý vị về phương pháp xét nghiệm APTT để đánh giá tình trạng đông máu, từ đó phát hiện một số bệnh lý liên quan đến đường máu, có biện pháp điều trị kịp thời.

Từ khóa » Chỉ Số Aptt Là Gì