Xét Nghiệm APTT Là Gì Và Thực Hiện Khi Nào? - ISofHcare
Có thể bạn quan tâm
1. Xét nghiệm APTT là gì?
APTT với tên gọi đầy đủ Activated Partial Thromboplastin Time là xét nghiệm đông cầm máu cơ bản. Ngoài ra, APTT còn được biết đến như là thời gian đông máu Kaolin Cephalin hay thời gian Thromboplastin từng phần với Kaolin.
Nguyên lý cơ bản của xét nghiệm là thời gian phục hồi của canxi của huyết thường citrat hóa sau khi ủ với một lượng thừa kaolin và cephalin. Điều này giúp đánh giá chủ yếu các yếu tố nội sinh (yếu tố XII, XI, IX, VIII). Tuy nhiên khi các yếu tố này bị thiếu hụt có thể làm ảnh hưởng tới con đường đông máu chung (yếu tố X, V, II, I).
APTT là xét nghiệm đông cầm máu cơ bản.
2. Quy trình tiến hành xét nghiệm APTT
Bước 1: Lấy 20ml máu vào ống nghiệm và cho thêm chất chống đông citrat. Ở bước này cần lưu ý nhiệt độ bảo quản mẫu bệnh phẩm là 37 độ C.
Bước 2: Quay ly tâm ống nghiệm. Khi ly tâm máu sẽ tách làm hai phần và chỉ lấy phần huyết tương phía trên. Bỏ phần hồng cầu ở dưới.
Bước 3: Sau khi lấy huyết tương ra thì cho thêm 2 chất là cephalin và kaolin. Phải trộn đều hỗn hợp dịch Kaolin – cephalin trước khi cho vào huyết tương. Vì kaolin rất dễ lắng xuống đáy ống nghiệm dẫn tới kết quả đông cầm máu không đúng.
Bước 4: Quan sát và đánh giá thời gian đông máu.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm APTT
Mặc dù là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện nhưng kết quả xét nghiệm APTT cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:
- Nhiệt độ bảo quản bệnh phẩm không đúng
- Không tuân thủ thời gian ủ kaolin – cephalin với huyết tương hoặc thời gian ủ của chứng và bệnh không giống nhau
- Thời gian thực hiện xét nghiệm >4h sau khi lấy mẫu bệnh phẩm
- Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch không tốt
- Không trộn đều hỗn hợp kaolin – cephalin trước khi cho vào huyết tương
- Do mẫu bệnh phẩm: mẫu máu bị đông, sai tỷ lệ chất chống đông…
- Do phương tiện, hóa chất không đảm bảo
- Do kỹ thuật không đảm bảo
Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch không tốt.
Vì vậy để kết quả xét nghiệm có sai số là thấp nhất cần đảm bảo tuân thủ đúng các bước trong quy trình làm xét nghiệm.
4. Ý nghĩa của xét nghiệm APTT
Thông thường kết quả của xét nghiệm APTT thường được thể hiện dưới dạng thời gian. Bình thường giao động trong khoảng từ 25 – 33 giây. Bên cạnh đó, chỉ số (Ratio) APTT bệnh / APTT chứng cũng được sử dụng nhiều để đánh giá con đường đông máu nội sinh. Bình thường chỉ số này ở khoảng 0,85 – 1,25, kéo dài khi chỉ số này > 1,2.
Khi APTT kéo dài chứng tỏ có tình trạng rối loạn đông máu nội sinh (giảm đông) do một trong những nguyên nhân dưới đây:
- Thiếu hụt yếu tố bẩm sinh như hemophilia…
- Các yếu tố đông máu đã bị tiêu thụ như hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch, tiêu sợi huyết
- Do suy giảm chức năng gan dẫn tới không tổng hợp được các yếu tố đông cầm máu
Suy giảm chức năng gan.
- Trong máu có chức chất ức chế đông máu nội sinh
- Bệnh nhân đang được điều trị bằng heparin
- Quá trình lấy mẫu bệnh phẩm và thực hiện xét nghiệm không đúng kỹ thuật
Nếu chỉ dựa vào một mình kết quả xét nghiệm APTT thì rất khó để tìm ra nguyên nhân bệnh. Do đó bác sĩ sẽ khai thác thêm các thông tin về bệnh sử, triệu chứng và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn trước khi đưa ra kết luận.
5. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm APTT?
Xét nghiệm APTT có kỹ thuật đơn giản, thời gian ngắn nhưng chứa đựng những thông số quan trọng. Do đó, xét nghiệm được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp như:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Xét nghiệm APTT để kiểm tra chức năng đông cầm máu trước khi bệnh nhân tiến hành các thủ thuật hoặc phẫu thuật. Hay còn gọi là xét nghiệm đánh giá tiền phẫu, trước phẫu thuật
- Xét nghiệm trước khi bệnh nhân truyền máu
- Chẩn đoán các rối loạn đông cầm máu và mức độ của bệnh
- Thực hiện để đánh giá chức năng gan
Trên đây là những thông tin cơ bản về xét nghiệm APTT mà IVIE - Bác sĩ ơi muốn cung cấp cho bạn đọc. Để thực hiện xét nghiệm APTT chuẩn xác nhất, bạn có thể liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được nhân viên tư vấn. Chúng tôi sẽ giúp bạn liên hệ với những bệnh viện uy tín và chất lượng bậc nhất ở nước ta. Hiện nay đã có rất nhiều bệnh viện lớn như Bệnh viện Thu Cúc, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội…sử dụng dịch vụ kết nối của IVIE - Bác sĩ ơi.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.Từ khóa » Chỉ Số Aptt Là Gì
-
Xét Nghiệm APTT Là Gì Và Khi Nào Cần Xét Nghiệm APTT? - Medlatec
-
Xét Nghiệm APTT Là Gì Và Khi Nào Cần Thực Hiện? - Vinmec
-
Xét Nghiệm APTT Là Gì? Ý Nghĩa Xét Nghiệm APTT - Diag
-
Xét Nghiệm đông Máu: Activated Partial Thromboplastin( APTT)
-
Xét Nghiệm APTT được Chỉ định để Làm Gì? | TCI Hospital
-
Xét Nghiệm APTT Là Gì Và Khi Nào Cần Thực Hiện? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Xét Nghiệm APTT để Làm Gì? Ai Cần Xét Nghiệm APTT - Docosan
-
Ý NGHĨA CỦA XÉT NGHIỆM BỘ ĐÔNG MÁU CƠ BẢN (Thực Hiện ...
-
Xét Nghiệm APTT | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Các Xét Nghiệm đánh Giá Chức Năng Cầm - đông Máu - Benh Vien 108
-
Xét Nghiệm APTT Là Gì Và Khi Nào Cần Thực Hiện? - Bệnh Viện Vinmec
-
Xét Nghiệm APTT Là Gì Và Khi Nào Cần Thực Hiện? - Mới Nhất 2022
-
Ý Nghĩa Kết Quả Xét Nghiệm đông Máu | BvNTP
-
TCK Là Gì? Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Đông Máu APTT Là Gì?