Xét Nghiệm Gan Chẩn đoán Xơ Gan Và đánh Giá Chức Năng Gan

1. Xét nghiệm chẩn đoán xơ gan

xơ gan chính là giai đoạn cuối của căn bệnh viêm gan mạn tính, khi mô gan được thay thế bởi mô xơ, sẹo gây ra mất chức năng gan. Điều này xảy ra khi các mô tế bào của gan thường xuyên bị tác động, gây tổn thương trong một khoảng thời gian dài, dẫn đến việc chúng tự sửa chữa bằng việc thay các mô gan thành mô xơ trên bề mặt của gan.

Khi mô sẹo được hình thành ngày càng nhiều sẽ khiến cho dòng máu lưu thông qua gan gặp phải trở ngại, bị chặn lại, dẫn đến chức năng của gan bị suy giảm nghiêm trọng.

Mô xơ xuất hiện trên bề mặt gan do gan bị tổn thương

Mô xơ xuất hiện trên bề mặt gan do gan bị tổn thương

Nên làm xét nghiệm chẩn đoán xơ gan khi nào?

Xơ gan sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, kéo theo nhiều hệ lụy xấu. Do đó, bạn nên cân nhắc làm xét nghiệm xơ gan khi gặp phải một trong những biểu hiện sau đây:

  • Ăn uống không ngon miệng, chán ăn.

  • Giảm cân.

  • Mệt mỏi trong thời gian dài.

  • Buồn nôn, nôn ra máu.

  • Xuất hiện hiện tượng vàng da.

Vàng da là một trong những dấu hiệu cần đặc biệt chú ý của bệnh xơ gan

Vàng da là một trong những dấu hiệu cần đặc biệt chú ý của bệnh xơ gan

  • Bầm tím hoặc chảy máu, chân sưng nề, bụng to nhanh.

  • Bị ngứa da kéo dài.

  • Nổi các mạch như mạng nhện trên bề mặt da (sao mạch).

  • Không tập trung, suy giảm trí nhớ.

  • Kinh nguyệt không ổn định, bỗng nhiên không còn kinh nguyệt.

  • Đi tiểu sẫm màu.

  • Mắc các bệnh về xương.

  • Sốt.

Các xét nghiệm chẩn đoán xơ gan

Nếu dựa vào các triệu chứng ban đầu mà nghi ngờ bệnh nhân đang bị xơ gan thì các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm chẩn đoán xơ gan, kiểm tra hình ảnh của gan. Dưới đây là 5 xét nghiệm đánh giá chức năng gan phổ biến nhất:

  • Xét nghiệm nước tiểu: tiến hành tổng phân tích nước tiểu và điện giải niệu.

  • Xét nghiệm máu: bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm sinh hóa máu, đông máu, tổng phân tích tế bào máu.

Dựa vào xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng hiện tại của gan

Dựa vào xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng hiện tại của gan

  • Chụp cộng hưởng từ gan kết hợp với siêu âm bụng và chụp CT các lớp nhằm xác định mức độ tổn thương của gan.

  • Soi thực quả dạ dày của người bệnh để kiểm tra giãn tĩnh mạch thực quản.

  • Làm các xét nghiệm sinh thiết gan.

Sau khi chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết trong các xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ đọc kết quả cho bạn và đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho tình trạng sức khỏe của bạn.

2. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan

Xét nghiệm gan đánh giá chức năng gan sẽ tiến hành định lượng nồng độ các chất trong máu, từ đó phát hiện tổn thương của gan, tình trạng hoạt động của gan.

Kết quả xét nghiệm chức năng gan không phải lúc nào cũng có kết quả bạn đang mắc bệnh về gan, bác sĩ sẽ có trách nhiệm giải thích kết quả xét nghiệm cho bạn.

Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên làm xét nghiệm chức năng gan để:

  • Sàng lọc một số bệnh nhiễm trùng gan như viêm gan.

  • Ước lượng mức độ nguy hiểm của bệnh liên quan đến gan, ví dụ như xơ gan.

  • Theo dõi một số tác dụng phụ có thể xảy ra do thuốc điều trị.

  • Theo dõi tiến triển của quá trình điều trị bệnh (như viêm gan do rượu/virus), đánh giá hiệu quả điều trị.

  • Kiểm tra nồng độ một số chất trong máu để đánh giá chức năng gan. Nếu mức độ cao hay thấp hơn bình thường sẽ chỉ ra các vấn đề về gan của bạn.

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn làm một trong các loại xét nghiệm chức năng gan sau đây:

Alanin transaminase (ALT)

ALT là tên gọi của một loại enzyme được người ta tìm thấy trong gan, có vai trò giúp cơ thể bạn chuyển hóa Alanin. Nếu gan của bạn bị tổn thương, ALT sẽ được giải phóng vào trong máu, do đó khi xét nghiệm người ta có thể thấy nồng độ ALT trong máu tăng hơn mức bình thường khi gan gặp vấn đề.

ALT trong gan giúp chuyển hóa protein

ALT trong gan giúp chuyển hóa protein

Aspartate transaminase (AST)

Đây là một enzyme có khả năng giúp chuyển hóa Aspartate, chúng thường xuất hiện trong máu với nồng độ thấp, do đó nếu AST trong máu tăng cao thì đấy chính là dấu hiệu cho thấy gan của bạn đang bị tổn thương.

Albumin và Protein toàn phần

Albumin chiếm 60-80% protein toàn phần, có chức năng duy trì áp lực keo trong lòng mạch, đồng thời đóng vai trò là protein vận chuyển 1 số chất trong máu. Nếu kiểm tra thấy nồng độ albumin và protein tổng có giá trị bị thấp hơn bình thường thì có khả năng bạn đang gặp phải tình trạng tổn thương gan.

Bilirubin

Đây là một trong những chất được tạo ra từ quá trình thoái giáng hồng cầu thông thường, chúng đi qua gan và sẽ được bài tiết ra ngoài bằng đường phân. Nếu nồng độ Bilrubin tăng cao sẽ gây vàng da và chính là dấu hiệu của một số loại thiếu máu hoặc tổn thương gan.

L–Lactate dehydrogenase (LD) Đây cũng là một enzyme được tìm thấy trong gan và nhiều tế bào khác, nếu nồng độ của chúng cao hơn mức bình thường chứng tỏ có khả năng gan của bạn đang bị tổn thương. Tuy nhiên, có một số trường hợp nồng độ LDH tăng do nhiều rối loạn khác.

Thời gian prothrombin (PT)

Đây là thời gian để máu của bạn bị đông lại và tạo thành cục máu đông, nếu chỉ số PT tăng thì có thể do gan của bạn đang bị tổn thương hoặc do bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu.

Xét nghiệm gan để chẩn đoán xơ gan cũng như đánh giá chức năng gan cần làm ở những cơ sở uy tín thì kết quả mới đảm bảo chính xác.

MEDLATEC tự hào là cơ sở y tế nhận được đánh giá rất tích cực từ bệnh nhân. Với trình độ bác sỹ chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại, chắc chắn sẽ cho ra kết quả xét nghiệm gan chính xác nhất, từ đó bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Xét Nghiệm Trong Bệnh Xơ Gan