Xét Nghiệm Protein Toàn Phần Có ý Nghĩa Như Thế Nào? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu về protein toàn phần
Protein toàn phần trong máu gồm có 3 thành phần chính đó là albumin, globulin và fibrinogen. Trong đó tế bào gan là nơi duy nhất tổng hợp albumin và fibrinogen, còn globulin sẽ được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch (tủy xương, lách, tế bào lympho,...).
Hình 1: Gan là nơi tổng hợp protein.
Trong cơ thể người, protein có vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh lý bình thường:
- Protein được cấu tạo từ hơn 20 loại acid amin, là thành phần tham gia cấu tạo nên các mô, tế bào, giúp cho cơ thể tăng trưởng và phát triển.
- Albumin máu có chức năng duy trì áp lực thẩm thấu keo, giúp cho nước không đi ra ngoài mạch máu, ổn định quá trình trao đổi muối nước.
- Tham gia vào việc duy trì cân bằng pH cho máu.
- Globulin tham gia trực tiếp vào quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, chống lại các tác nhân vi khuẩn bên ngoài. Fibrinogen tham gia thúc đẩy quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể.
- Có vai trò liên kết, vận chuyển các acid béo, enzyme, hormone steroid,... đi khắp các cơ quan của cơ thể .
Hàm lượng protein trong cơ thể sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe và những bất thường liên quan đến các bệnh lý gan, thận, khớp,... Xét nghiệm protein tăng cao hoặc giảm thấp sẽ được phát hiện từ giai đoạn sớm của bệnh, giúp cho bác sĩ có gợi ý chẩn đoán chính xác bệnh.
2. Xét nghiệm protein toàn phần trong máu và nước tiểu
Bình thường protein sẽ có một hàm lượng nhất định trong máu và không có trong nước tiểu. Như vậy khi nồng độ protein trong máu thay đổi hoặc xuất hiện protein trong nước tiểu được coi là những dấu hiệu bất thường cảnh báo vấn đề về sức khỏe.
Xét nghiệm protein trong máu
Hình 2: Xét nghiệm đo hàm lượng protein máu.
Như đã đề cập ở trên, protein trong máu có vai trò vô cùng quan trọng, cấu tạo nên tế bào và tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh lý hoạt động của cơ thể. Xét nghiệm protein toàn phần trong máu có ý nghĩa trong việc đo hàm lượng albumin và globulin có trong huyết thanh.
Nồng độ protein trong máu giúp phản ánh các tình trạng bất thường về gan, thận, bệnh lý đường tiêu hóa, tình trạng dinh dưỡng,... của cơ thể.
Xét nghiệm protein trong nước tiểu
Trong nước tiểu của người bình thường sẽ không có hoặc có rất ít protein. Vì vậy nếu xét nghiệm kiểm tra thấy có xuất hiện một lượng protein trong nước tiểu chứng tỏ thận của bạn đang gặp vấn đề.
Thận hoạt động kém, suy giảm chức năng hoặc có vấn đề bất thường khác khiến cho protein bị bài xuất ra ngoài nhiều. Việc đo nồng độ protein niệu có ý nghĩa lớn trong việc chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu.
3. Xét nghiệm protein tăng hoặc giảm có ý nghĩa như thế nào?
3.1. Protein máu
Giá trị bình thường của protein trong máu trong khoảng từ 60 - 80 g/L, trong đó albumin từ 38 - 54 g/L và globulin từ 26 - 42 g/L.
Protein máu tăng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng protein trong máu như:
- Bệnh viêm tụy cấp, viêm tủy xương, loét dạ dày tá tràng.
- Các tình trạng nhiễm trùng cấp, mất nước, rối loạn protein máu.
- Các bệnh lý về gan như viêm gan do virus, xơ gan, ung thư gan giai đoạn tiến triển, vàng da tắc mật,...
- Đái tháo đường.
- Hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn.
- Viêm khớp dạng thấp, đa u tủy xương, U lympho Hodgkin, lupus ban đỏ hệ thống,...
Hình 3: Chỉ số protein thay đổi cảnh báo bất thường về gan
Protein máu giảm
- Các tình trạng tế bào gan suy giảm chức năng dẫn đến giảm tổng hợp albumin.
- Globulin giảm trong các trường hợp hội chứng thận hư, bỏng, bệnh lý đường ruột, do hòa loãng máu, giai đoạn sau sinh, người bị suy giảm gamma globulin bẩm sinh,...
- Fibrinogen giảm trong các bệnh lý về gan, bệnh huyết khối, sử dụng thuốc tiêu fibrinogen, suy giảm fibrinogen bẩm sinh,...
3.2. Protein nước tiểu
Bình thường trong nước tiểu sẽ không có protein hoặc có một lượng rất nhỏ dưới dưới 150 mg/24 giờ. Nếu protein xuất hiện trong nước tiểu với một hàm lượng lớn thường gặp trong:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lý suy giảm chức năng thận.
- Sốt cao.
- Suy tim phải, bệnh lý mạch vành.
- Do lao động quá sức.
- Đặc biệt đối với phụ nữ có thai, nếu xuất hiện protein niệu trong 3 tháng kèm theo tăng huyết áp và phù sẽ là dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc thai nghén.
- Bên cạnh đó nếu thai phụ xét nghiệm thấy protein trên 300 mg/ngày có khả năng nghi ngờ bị tiền sản giật.
4. Xét nghiệm protein được thực hiện khi nào?
Xét nghiệm protein toàn phần là một xét nghiệm cơ bản và được thực hiện khá phổ biến trong khám sức khỏe tổng quát. Bạn có thể đề nghị tiến hành làm xét nghiệm bất cứ lúc nào nếu có nhu cầu muốn kiểm tra nồng độ protein để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân.
Ngoài ra những người mắc các bệnh lý về gan, thận, đường tiêu hóa là đối tượng được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm protein định kỳ. Qua đó đánh giá sự tiến triển của bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị.
Một số biểu hiện trên lâm sàng mà bạn cần chú ý để đo nồng độ protein đó là:
- Chán ăn, ăn không ngon, sút cân không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Có dấu hiệu bị phù, sưng.
- Đi tiểu khó.
- Nôn và buồn nôn.
- Người bị suy dinh dưỡng.
Chỉ số protein máu và nước tiểu là xét nghiệm rất có giá trị trong việc giúp bác sĩ định hướng và gợi ý các bệnh gan, thận, tiêu hóa,... Đây là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp, do đó bạn đọc nên thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình.
Một địa chỉ y tế chất lượng gợi ý đến bạn đọc đó chính là bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là một trong những bệnh viện tư nhân hàng đầu luôn nhận được sự đánh giá cao của khách hàng và các chuyên gia y tế.
Hình 4: Thực hiện xét nghiệm tại MEDLATEC
Trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm của các y bác sĩ là một điều nổi bật không thể không nhắc đến. Bên cạnh đó bệnh viện còn chú trọng đầu tư đồng bộ các trang thiết bị máy móc hiện đại, nhập khẩu từ các nền y tế hàng đầu trên thế giới như Thụy Sỹ, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản.
Khách hàng khi đến khám chữa bệnh tại MEDLATEC sẽ được trải nghiệm công nghệ y tế hiện đại, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, hiệu quả và tiện lợi. Chi phí vô cùng hợp lý, các gói khám đa dạng được thiết kế phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Bệnh viện còn triển khai nhiều gói ưu đãi giảm giá và hỗ trợ thanh toán thẻ bảo hiểm lên tới 100% thông tuyến cho khách hàng. Qua đó nỗ lực mang lại chất lượng sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng.
Nhanh tay liên hệ đến tổng đài 1900 565656 để được hưởng các ưu đãi sớm nhất thôi nào.
Từ khóa » Nồng độ Protein Là Gì
-
Protein Máu Là Gì? Chỉ Số Bình Thường Là Bao Nhiêu? | Vinmec
-
Định Lượng Protein Toàn Phần để Làm Gì? | Vinmec
-
Triệu Chứng Protein Trong Máu Cao, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN TOÀN PHẦN - Health Việt Nam
-
Xét Nghiệm Protein Toàn Phần | BvNTP
-
Tăng Protein Máu - Hello Bacsi
-
Giúp Bạn Hiểu Rõ Về Xét Nghiệm Protein Toàn Phần | TCI Hospital
-
Xét Nghiệm Protein Toàn Phần Và Tỉ Lệ Albumin/Globulin
-
Xét Nghiệm Protein Toàn Phần Trong Huyết Thanh
-
Xét Nghiệm Protein Total - Phòng Khám Sim Med
-
Chỉ Số Protein Trong Xét Nghiệm Máu Là Gì
-
Protein Niệu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Protein Máu Là Gì? Chỉ Số Bình Thường Là Bao Nhiêu? - Mới Nhất 2022
-
Huyết Tương – Wikipedia Tiếng Việt