Xét Nghiệm U Tuyến Thượng Thận Giúp Chẩn đoán Bệnh Chính Xác
Có thể bạn quan tâm
1. U tuyến thượng thận là bệnh gì?
Tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết có chức năng sản xuất ra các hormone quan trọng cho quá trình điều hòa huyết áp, chống stress hay cân bằng nước - điện giải,... của cơ thể. Vị trí của tuyến thượng thận là ở ngay phía trên 2 thận.
U tuyến thượng thận là một bệnh lý hiếm gặp. Khối u phát triển trong tuyến thượng thận sẽ giải phóng ra các hormone dẫn đến tình trạng cao huyết áp nhiều lần và liên tục. Điều này có thể làm tổn thương các cơ quan khác thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
U tuyến thượng thận là một khối u hiếm
Bệnh u tuyến thượng thận có thể bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh là trong khoảng từ 20 - 50 tuổi. Xét nghiệm u tuyến thượng thận sẽ được chỉ định để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và có phương hướng can thiệp hiệu quả.
2. Triệu chứng của bệnh u tuyến thượng thận
Các triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh u tuyến thượng thận như:
- Cao huyết áp.
- Mồ hôi đổ nhiều.
- Tim đập nhanh, khó thở.
- Đau nhức đầu.
- Da mặt xanh xao.
- Run.
Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác hiếm gặp hơn như:
- Sụt cân không rõ lý do.
- Táo bón.
- Thường xuyên lo lắng, căng thẳng.
Huyết áp cao liên tục, nhiều lần là dấu hiệu của u tuyến thượng thận
3. Biến chứng có thể xảy ra của bệnh u tuyến thượng thận
U tuyến thượng thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm tổn thương đến nhiều cơ quan, nhất là các mô của hệ tim mạch, thận và não.
U tuyến thượng thận kết hợp với tình trạng huyết áp cao có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Suy thận.
- Bệnh tim.
- Đột quỵ.
- Suy hô hấp cấp tính.
- Tổn thương các dây thần kinh mắt.
4. Khi nào cần xét nghiệm u tuyến thượng thận
Ngay khi có bất kỳ một trong số các triệu chứng kể trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và làm xét nghiệm u tuyến thượng thận.
Một số trường hợp được khuyến cáo nên làm xét nghiệm này bao gồm:
- Huyết áp cao khó kiểm soát.
- Gia đình có người bị u tuyến thượng thận.
- Gia đình có người mắc các chứng rối loạn di truyền liên quan như bệnh đa u tuyến nội tiết loại II (MEN II), bệnh u cận hạch di truyền, u sợi thần kinh loại I (NF1) hoặc bệnh von Hippel-Lindau.
5. Xét nghiệm u tuyến thượng thận như thế nào?
Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm u tuyến thượng thận để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
5.1. Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm
Xét nghiệm máu: tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc nhịn ăn và thông báo về các loại thuốc mình đang sử dụng.
Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ: người bệnh sẽ được yêu cầu thu lại tất cả mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ theo chỉ định của bác sĩ.
Các xét nghiệm này được tiến hành nhằm đo mức adrenaline và noradrenaline hoặc một số chất khác có trong cơ thể người bệnh.
5.2. Chẩn đoán hình ảnh
Nếu kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy bạn có nguy cơ cao bị u tuyến thượng thận thì bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm hình ảnh để có thể xác định được vị trí của khối u, cụ thể:
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
Chỉ định xét nghiệm hình ảnh u tuyến thượng thận với bệnh nhân có nguy cơ cao
- Chụp CT Scanner.
- Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).
- Chụp M-iodobenzylguanidine (MIBG)
5.3. Xét nghiệm di truyền
Trong trường hợp muốn xác định xem u tuyến thượng thận có liên quan đến các rối loạn di truyền hay không, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh làm xét nghiệm di truyền. Điều này là quan trọng bởi:
- Rối loạn di truyền có thể dẫn đến nhiều những bất thường liên quan đến sức khỏe. Do đó, xét nghiệm di truyền có thể giúp sàng lọc nhiều vấn đề y tế khác.
- Một số rối loạn có khả năng gây ung thư ác tính hoặc tái phát gây bệnh.
- Kết quả xét nghiệm di truyền có thể cung cấp thông tin về việc có cần thiết làm xét nghiệm u tuyến thượng thận cho các thành viên khác trong gia đình hay không.
5.4. Tình cờ phát hiện
Nhiều trường hợp, trong quá trình xét nghiệm chẩn đoán các tình trạng sức khỏe khác có thể tình cờ phát hiện khối u trong tuyến thượng thận. Khi đó, bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành bổ sung các xét nghiệm để xác định bản chất của khối u.
6. Điều trị u tuyến thượng thận
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà sẽ có phương hướng điều trị khác nhau.
Đối với người có u tuyến thượng thận nhưng kích thước nhỏ (dưới 5cm) và không có triệu chứng gì thì có thể chưa cần đến các biện pháp can thiệp. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm các xét nghiệm nội tiết định kỳ để có thể theo dõi và đánh giá được kích thước của khối u.
Còn với những trường hợp có u tuyến thượng thận lớn hơn 5cm hoặc có chức năng nội tiết (sản xuất quá mức hormon thượng thận) thì sẽ phải làm phẫu thuật để cắt bỏ khối u.
Phẫu thuật cắt bỏ u tuyến thượng thận là phương pháp điều trị phổ biến
Có 2 phương pháp phẫu thuật chính bao gồm:
Mổ hở: khi khối u quá lớn và dính nhiều vào tạng xung quanh; hoặc trong các trường hợp bệnh nhân chống chỉ định mổ nội soi.
Mổ nội soi: thường được lựa chọn khi khối u là lành tính và có kích thước nhỏ (dưới 5cm).
Nếu u tuyến thượng thận đã phát triển thành ung thư hoặc ung thư di căn, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác như xạ trị, hóa trị,...
Có thể thấy, u tuyến thượng thận là một bệnh lý tương đối nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh ngay khi có bất kỳ nghi ngờ nào cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm u tuyến thượng thận sớm nhất.
Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay qua tổng đài 1900 56 56 56 hoặc trực tiếp đến các cơ sở của MEDLATEC để được tư vấn và giải đáp từ các bác sĩ nhiều năm trong nghề. Phục vụ bạn là niềm vinh dự của chúng tôi.
Từ khóa » Mri Tuyến Thượng Thận
-
Ung Thư Tuyến Thượng Thận: Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
[PDF] U Tuyến Thượng Thận - Hội Y Học TP.HCM
-
U Tuyến Thượng Thận Không Tiết - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH U TUYẾN THƯỢNG THẬN - SlideShare
-
QUẢN LÝ CÁC KHỐI U TUYẾN THƯỢNG THẬN
-
U Tuyến Thượng Thận Có Nguy Hiểm Không Và điều Trị Ra Sao?
-
Chụp Mri Tuyến Yên ở đâu? Giá Chụp Mri Tuyến Yên Như Thế Nào?
-
U Tuyến Thượng Thận Là Gì? Mức độ Nguy Hiểm Và Cách Chữa • Hello ...
-
Phẫu Thuật Nội Soi điều Trị U Tuyến Thượng Thận Cùng PGS.TS ...
-
Phẫu Thuật Cắt Bướu Tuyến Thượng Thận Có Chồi Tĩnh Mạch Chủ
-
KHI NÀO NÊN CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI)?
-
U Tuyến Thượng Thận Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị
-
Vô Cảm Cho Mổ U Tủy Thượng Thận - Bệnh Viện Quân Y 103