Xét Xử Phúc Thẩm Có được Xem Xét Lại Những Phần Nội Dung Trong ...
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục tiếp nhận kháng cáo được quy định như thế nào?
- Tòa án nào có thẩm quyền xét xử phúc thẩm?
- Xét xử phúc thẩm có được xem xét lại những phần nội dung trong bản án không bị kháng cáo hay không?
- Trước khi xét xử phúc thẩm người kháng cáo có được thay đổi kháng cáo không?
Thủ tục tiếp nhận kháng cáo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 334 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thủ tục tiếp nhận và xử lý kháng cáo cụ thể như sau:
1. Sau khi nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định của Bộ luật này.
2. Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ thì Tòa án cấp sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 338 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
3. Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ nhưng nội dung kháng cáo chưa rõ thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ.
4. Trường hợp nội dung đơn kháng cáo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 nhưng quá thời hạn kháng cáo thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do và xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
5. Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do của việc trả lại đơn.
Việc trả lại đơn có thể bị khiếu nại trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Tòa án nào có thẩm quyền xét xử phúc thẩm?
Tại Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm như sau:
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
- Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
- Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.
- Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.
Phạm vi xét xử phúc thẩm được quy định như thế nào?
Xét xử phúc thẩm có được xem xét lại những phần nội dung trong bản án không bị kháng cáo hay không?
Theo Điều 345 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm cụ thể như sau:
“Điều 345. Phạm vi xét xử phúc thẩm
Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có thể xem xét lại những phần nội dung khác trong bản án không bị kháng cáo nếu xét thấy cần thiết.
Trước khi xét xử phúc thẩm người kháng cáo có được thay đổi kháng cáo không?
Căn cứ theo Điều 342 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị như sau:
“Điều 342. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
1. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
2. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
3. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm bạn có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.
Từ khóa » Xét Xử Lại Bản án
-
Khái Niệm Xét Lại Bản án, Quyết định Dân Sự đã Có Hiệu Lực Pháp Luật ...
-
Khái Niệm Xem Xét Lại Bản án, Quyết định Dân Sự đã Có Hiệu Lực ...
-
Phạm Vi Xét Xử Phúc Thẩm Vụ án Dân Sự Và Thực Tiễn Xét Xử Tại Tòa án
-
Xét Xử Lại Vụ án Theo Thủ Tục Sơ Thẩm Sau Khi Có Quyết định Giám đốc ...
-
Bản án đã Có Hiệu Lực Nhưng Phát Hiện Có Vi Phạm Pháp Luật Trong ...
-
Xét Xử Phúc Thẩm Trong Vụ án Dân Sự - Agribank
-
Thủ Tục Hủy Bản án Hình Sự để điều Tra, Xét Xử Lại - Luật Hoàng Sa
-
Quy định Về Giám đốc Thẩm Trong Tố Tụng Dân Sự | Hãng Luật Uy Tín
-
Thẩm Quyền Kháng Nghị Giám đốc Thẩm - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Quy định Về Thủ Tục Xét Lại Bản án, Quyết định đã Có Hiệu Lực Pháp Luật
-
Không đồng ý Với Bản án Phúc Thẩm Thì Phải Làm Thế Nào?
-
Công Nhận Và Cho Thi Hành Tại Việt Nam Bản án, Quyết định Dân Sự ...
-
Benchbook Online >> 2.9. Ra Bản án, Quyết định Phúc Thẩm
-
Xét Xử Phúc Thẩm Vụ án Hành Chính, Những điều Người Khởi Kiện ...