Xì Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Phải Làm Sao để Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Xì hơi thường vô hại nhưng nếu bạn xì hơi nhiều kèm theo các biểu hiện bất thường thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được điều trị. Cùng tìm hiểu chi tiết xì hơi nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào.
5/5 - (2515 bình chọn)- Không biết bụng bị sôi liên tục là bệnh gì? Xem chuyên gia giải đáp ngay!
- Đau bụng sau khi ăn sáng – Giải quyết thế nào?
- Cứ ăn xong đau bụng đi ngoài – Cẩn thận bệnh tật “ghé thăm”
- 1. Nguyên nhân xì hơi
- 2. Xì hơi nhiều có tốt không?
- 2.1. Giảm đầy hơi, chướng bụng
- 2.2. Đào thải các hóa chất không lành mạnh ra khỏi cơ thể
- 2.3. Cảnh báo tình trạng sức khỏe cho cơ thể
- 3. Xì hơi nhiều là bệnh gì?
- 3.1. Sôi bụng + Liên tục xì hơi
- 3.2. Xì hơi nhiều và nặng mùi
- 3.3. Bụng sôi xì hơi nhiều đi ngoài kèm ợ nóng
- 3.4. Đau bụng xì hơi nhiều là bệnh gì?
- 3.5. Xì hơi nhiều không mùi
- 4. Khi nào cần đến bác sĩ
- 5. Bị xì hơi nhiều phải làm sao?
- 5.1. Hạn chế hàm lượng cacbonat
- 5.2. Bỏ thói quen nhai kẹo cao su và hút thuốc
- 5.3. Giữ cho đầu óc được thư giãn
- 5.4. Uống nước chanh
1. Nguyên nhân xì hơi
Xì hơi hay trung tiện (đánh rắm) là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường được gây ra bởi 2 nguyên nhân chính:
- Thức ăn chưa tiêu hoá hết ở dạ dày, đi xuống ruột già và được các vi khuẩn tại đây phân huỷ cho ra những chất khí “bốc mùi”.
- Không khí thông qua quá trình nhai nuốt thức ăn hoặc nói chuyện đi vào cơ thể và bị tích tụ lại. Lúc này chúng cần được giải phóng để thoát ra ngoài.
Tuy nhiên, sẽ có những thời điểm chúng ta cảm thấy bản thân xì hơi nhiều hơn bình thường hoặc xì hơi nhiều và nặng mùi. Các nhà nghiên cứu lý giải cho hiện tượng này có thể do một số tác nhân như sau:
- Đi máy bay khiến lượng khí trong bụng nở ra.
- Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu.
- Thói quen ăn nhanh nuốt nhiều không khí vào bụng.
- Uống nhiều bia rượu, nước ngọt có ga.
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, mỗi ngày một người có thể xì hơi 5-15 lần tương ứng với khoảng 0,5l khí. Đây được xem là tình trạng sức khoẻ bình thường, bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên nếu trung tiện nhiều, xuất hiện liên tục và vượt giới hạn, thì rất có thể bạn đang gặp phải căn bệnh nào đó, cần được phát hiện và điều trị sớm.
2. Xì hơi nhiều có tốt không?
Mặc dù đây có thể là hành động không tốt và thiếu tế nhị nơi công cộng, tuy nhiên xì hơi nhiều cũng có thể mang đến cho “khổ chủ” một số lợi ích như sau:
2.1. Giảm đầy hơi, chướng bụng
Sau khi ăn uống no nê, cơ thể chúng ta dễ rơi vào tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Lúc này bạn sẽ cảm thấy bí bách, khó chịu vì quần áo trở nên chật chội. Nguyên nhân ở đây là do các chất khí dư thừa tích tụ trong cơ thể gây chướng bụng. Để thoát khỏi tình trạng này thì xì hơi là giải pháp hiệu quả nhất.
>> Tìm hiểu thêm: Mách bạn 5 cách chữa đầy bụng dân gian chỉ trong “một nốt nhạc”
2.2. Đào thải các hóa chất không lành mạnh ra khỏi cơ thể
Các khí thải trong cơ thể chúng ta liên tục được tạo ra và đi ra ngoài theo một trong hai hình thức là ợ hơi hoặc xì hơi. Khi bạn xì hơi, các khí độc cũng theo đó mà thoát ra ngoài. Trong trường hợp nhịn xì hơi, các khí thải có hại sẽ bị nội mạc ruột hấp thụ ngược trở lại khiến người bệnh cảm thấy đầy bụng, tức ngực.
2.3. Cảnh báo tình trạng sức khỏe cho cơ thể
Xì hơi là hoạt động sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các bệnh của cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý đến tình trạng trung tiện của bản thân để không bỏ qua những dấu hiệu bệnh của mình và có phương án điều trị kịp thời.
3. Xì hơi nhiều là bệnh gì?
Xì hơi quá nhiều có thể do cơ thể mắc phải các bệnh về tiêu hoá như viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá, hội chứng ruột kích thích,… Tuỳ vào các biểu hiện kèm theo, bạn có thể tự bắt bệnh cho mình. Cụ thể như sau:
3.1. Sôi bụng + Liên tục xì hơi
Tình trạng này có thể do bạn ăn quá nhiều khoai, đỗ hoặc thực phẩm giàu protein. Ngoài ra, bụng sôi và liên tục xì hơi cũng có thể do bạn mắc phải:
- Viêm dạ dày, đại tràng.
- Một số bệnh lý liên quan đến tuyến tụy.
3.2. Xì hơi nhiều và nặng mùi
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng tiêu hoá của bạn không tốt. Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do cơ thể hấp thụ quá nhiều thịt hoặc thực phẩm có tính axit. Một số trường hợp xì hơi nhiều và thối là do xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết ruột hoặc viêm loét đại tràng.
Nhiều người mắc các chứng viêm nhiễm như lỵ amoebic hoặc nhiễm khuẩn lỵ đường ruột cũng gây xì hơi nặng mùi. Tuy nhiên, đôi khi do chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm có mùi vị kích thích như hành, tỏi,… cũng gây nên trung tiện nhiều và nặng mùi.
3.3. Bụng sôi xì hơi nhiều đi ngoài kèm ợ nóng
Nếu bị xì hơi liên tục kèm theo các triệu chứng này có thể báo hiệu bạn bị trào ngược dịch vị hoặc do hệ tiêu hoá không dung nạp được lactose trong sữa hoặc gluten trong tinh bột. Bên cạnh các triệu chứng bụng sôi xì hơi nhiều đi ngoài và ợ nóng, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
- Buồn nôn
- Đau quặn bụng
- Cảm thấy khó chịu ở thực quản.
Người bệnh cần đi thăm khám sớm để biết xì hơi nhiều có sao không trong trường hợp này.
3.4. Đau bụng xì hơi nhiều là bệnh gì?
Có rất nhiều đáp án để trả lời cho câu hỏi đau bụng xì hơi nhiều là bệnh gì? Trong đó có thể kể đến:
- Viêm dạ dày: Người bệnh bị đau bụng, xì hơi hoặc cảm thấy đau rát ở vùng thượng vị. Bệnh có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn.
- Loét dạ dày, tá tràng: Các triệu chứng phổ biến nhất là đau dạ dày. Một số trường hợp xuất hiện đau bụng và xì hơi nhiều.
- Viêm đại tràng: Bệnh xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, trung tiện nhiều,…
- Các bệnh khác: viêm tuỵ, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hoá,…
Ngoài ra, đau bụng xì hơi nhiều cũng có thể là dấu hiệu mang thai, do lúc này nội tiết tố thay đổi, làm chậm hoạt động của hệ thống tiêu hoá. Chính vì vậy, rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng xì hơi nhiều khi mới mang thai.
3.5. Xì hơi nhiều không mùi
Tình trạng xì hơi nhiều không mùi thường do cơ thể ăn quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi như mì ống, khoai tây, tỏi, gừng,… Những loại thực phẩm này tạo ra một lượng lớn khí như hydro, carbon dioxide,… Sau khi ăn, lượng khí thải sẽ tăng lên và sinh ra tình trạng xì hơi liên tục.
Ngoài ra việc uống nhiều nước có ga, hoặc hút thuốc cũng làm tăng tần suất xì hơi nhưng không có mùi.
4. Khi nào cần đến bác sĩ
Xì hơi nhiều có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế uy tín khi xuất hiện một số dấu hiệu như:
- Tiêu chảy
- Bụng đau dữ dội, kéo dài dai dẳng.
- Trong phân có máu.
- Sụt cân mất kiểm soát.
- Cảm thấy khó chịu hoặc đau tức ngực.
- Cảm thấy chán ăn, chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ đã no.
5. Bị xì hơi nhiều phải làm sao?
Tuỳ theo những nguyên nhân và bệnh lý khác nhau dẫn đến tình trạng xì hơi hay đánh rắm nhiều mà sẽ có những các xử trí nhất định. Người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách xử lý tại nhà như sau:
5.1. Hạn chế hàm lượng cacbonat
Cacbonat trong các đồ uống có ga như nước ngọt, bia có thể sinh ra hiện tượng đầy bụng, chướng hơi dẫn đến xì hơi nhiều. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần giảm bớt hoặc bỏ hẳn cacbonat trong chế độ ăn uống hàng ngày.
5.2. Bỏ thói quen nhai kẹo cao su và hút thuốc
Việc nhai kẹo cao su sẽ khiến bạn nuốt rất nhiều không khí vào trong bụng gây nên tình trạng xì hơi, hút thuốc cũng vậy. Do đó, nếu bạn đang có những thói quen như vậy thì cần loại bỏ ngay để khắc phục việc trung tiện nhiều.
5.3. Giữ cho đầu óc được thư giãn
Cân bằng chế độ nghỉ ngơi và làm việc, giữ cho đầu óc được thư giãn, giảm căng thẳng stress. Điều này sẽ hạn chế dạ dày tiết axit dịch vị, giúp hỗ trợ đẩy lùi xì hơi.
5.4. Uống nước chanh
Bạn có thể pha một cốc nước chanh nóng, thêm một thìa mật ong và vài lát gừng uống sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hoá, ngăn chặn tình trạng đầy hơi, chướng bụng gây xì hơi.
Ngoài ra, bạn nên thực hiện nguyên tắc ăn chậm, nhai kỹ, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khoẻ, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tật.
Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng xì hơi liên tục vẫn không được cải thiện thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và bệnh lý cụ thể. Từ đó có phương án điều trị thích hợp.
XEM THÊM:
- 6 nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi khó tiêu
- Đau bụng đi ngoài: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Táo bón – nguyên nhân, triệu chứng và uống gì khỏi bệnh
Từ khóa » Xi Hoi Thoi La Benh Gi
-
Xì Hơi Nhiều Và Nặng Mùi Là Bệnh Gì? Cách điều Trị Và Phòng Ngừa ...
-
Vì Sao Bạn Xì Hơi Nhiều Và Nặng Mùi? | Vinmec
-
Nguyên Nhân Gây Xì Hơi Nhiều Và Nặng Mùi Là Gì? Xì Hơi Bao Nhiêu ...
-
3 Dấu Hiệu Bất Thường Của 'xì Hơi' Cảnh Báo Sức Khỏe Có Vấn đề
-
Ợ Hơi Và Xì Hơi Nhiều: Cảnh Báo Các Bệnh Về đường Tiêu Hóa
-
Ngày “xì Hơi” Hàng Chục Lần Có Phải Là Bệnh? - Hànộimới
-
Xì Hơi Nhiều: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Bệnh Lý, Hướng Dẫn Chăm ...
-
Xì Hơi Nhiều Liên Tục Và Nặng Mùi Không Kiểm Soát Có Tốt Không?
-
Ợ Hơi, Chướng Bụng Và Xì Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Đau Bụng Quặn, Thường Xuyên Xì Hơi Là Bệnh Gì? - Tràng Phục Linh
-
Cháu Bị Xì Hơi Nhiều Và đi Ngoài Ra Máu Là Bị Bệnh Gì ạ?
-
Xì Hơi Nhiều Và Nặng Mùi Là Bị Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Triệu Chứng Liên Quan đến Hơi - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Cách Trị Xì Hơi Vùng Kín Hiệu Quả Cho “cô Bé” | Medlatec