Xì Hơi Nhiều Và Nặng Mùi Là Bị Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Xì hơi nhiều và nặng mùi là biểu hiện cơ thể bạn có thể đang mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc các vấn đề liên quan đến rối loạn tự miễn dịch. Vậy xì hơi bao nhiêu lần một ngày là bình thường và biểu hiện khi mắc bệnh là gì? Tất cả sẽ được duavang tìm hiểu và bật mí trong bài viết sau.

Mục Lục

  • 1 Xì hơi là gì?
  • 2 Xì hơi nhiều có tốt không
    • 2.1 Giảm đầy hơi, chướng bụng
    • 2.2 Giúp cơ thể đào thải các hoá chất không lành mạnh
    • 2.3 Cảnh báo tình trạng sức khoẻ cho cơ thể
  • 3 Nguyên nhân gây xì hơi nhiều và nặng mùi
    • 3.1 Do đi máy bay
    • 3.2 Do chế độ ăn uống quá lành mạnh
    • 3.3 Cơ thể tích tụ quá nhiều không khí
    • 3.4 Đang bị bệnh
  • 4 Tại sao xì hơi có mùi khó chịu?
  • 5 Xì hơi bao nhiều lần một ngày là bình thường?
    • 5.1 Xì hơi nhiều là bệnh gì?
    • 5.2 Không xì hơi được phải làm sao?
  • 6 Làm sao để giảm việc xì hơi nhiều?
    • 6.1 Có nên nhịn xì hơi không?
    • 6.2 Cách làm giảm việc xì hơi nhiều

Xì hơi là gì?

Xì hơi (đánh rắm) hay còn gọi là trung tiên trong y học, đây là một thuật ngữ dùng để miêu tả một phản ứng tự nhiên trong cơ thể. Phản ứng này sẽ giúp thải khí từ bên trong cơ thể ra ngoài cơ thể bắt đầu từ ruột tới hậu môn. Khi xì hơi, hậu môn sẽ mở rộng và mùi hôi (thối) cùng lúc đó từ trong hậu môn sẽ thoát ra ngoài và có thể gây ra tiếng động.

xì hơi là gì

Xì hơi là gì? đánh rắm là gì (Ảnh: Internet)

Xì hơi nhiều có tốt không

Dù cho xì hơi được xem là một hành động thiếu tế nhị nơi công cộng, tuy nhiên xì hơi lại mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể, điển hình như:

Giảm đầy hơi, chướng bụng

Sau khi cơ thể bạn được nạp đủ chất khi ăn uống, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng khó tiêu, đầy hơi. Khi ấy cơ thể bạn sẽ rất bí bách, khó chịu vì các chất khí dư thừa tích tụ trong cơ thể gây nên hiện tượng chướng bụng. Và xì hơi là cách vô cùng hiệu quả để giải quyết tình trạng này.

Giúp cơ thể đào thải các hoá chất không lành mạnh

Nếu bạn chưa biết thì trong cơ thể chúng ta có rất nhiều khí thải được tạo ra, và nó chỉ có thể ra ngoài bằng hai hình thức là ợ hơi và xì hơi. Khi bạn ợ hơi hoặc xì hơi thì những khí thải không tốt cho cơ thể sẽ cùng với đó mà thoát ra ngoài. Trong trường hợp bạn nhịn xì hơi hoặc ợ hơi thì các khí này sẽ bị nội mạc ruột hấp thụ ngược lại khiến cơ thể cảm thấy tức ngực, đầy bụng.

Cảnh báo tình trạng sức khoẻ cho cơ thể

Xì hơi được xem là một hoạt động sinh lý bình thường, tuy nhiên trong một số trường hợp nó lại giúp cảnh báo về các bệnh của cơ thể. Chính vì thế, chúng ta cần chú ý đến tình trạng cơ thể để tránh bỏ qua những dấu hiệu bệnh lý để có cách khắc phục, điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây xì hơi nhiều và nặng mùi

Theo thống kê, trung bình cơ thể con người tạo ra phản ứng xì hơi từ 5 đến 15 lần một ngày, tổng lượng khí (hơi) thải ra tương đương 0,5 lít. Hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xì hơi là do hệ tiêu hóa chưa tiêu hóa hết lượng thức ăn mà bạn hấp thụ nên lượng thức ăn dư thừa sẽ di chuyển tới ruột già và được các vi khuẩn ở ruột già phân hủy tạo ra khí có mùi. Nguyên nhân thứ 2 do không khí đi vào cơ thể và được cơ thể tích tụ lại do quá trình nhai hoặc nuốt thức ăn, nói chuyện sẽ thoát ra ngoài thông qua xì hơi.

xì hơi nhiều và nặng mùi

Nguyên nhân khiến cơ thể xì hơi nhiều và nặng mùi? Thường xuyên bị đầy bụng xì hơi có sao không (Ảnh: Internet)

Đại học American College of Gastroenterology (Mỹ) đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, khi cơ thể xì hơi nhiều lần trên mức trung bình kèm mùi nặng thì có thể do các nguyên nhân khác sau:

Do đi máy bay

Khi di chuyển bằng máy bay có thể làm cho lượng khí trong cơ thể tích tụ nhiều hơn và nở ra gây hiện tượng đầy hơi kèm phản ứng xì hơi của cơ thể.

Do chế độ ăn uống quá lành mạnh

Theo nghiên cứu đã chứng minh, một chế độ ăn uống lành mạnh có hành tây, các loại cây họ cải như bông cải xanh, các loại rau mầm, bắp cải, các loại trái cây, ngũ cốc, các loại đậu chứa thành phần carbonhydrate là chất ruột non và dạ dày không tiêu hóa được (còn gọi là raffinose). Khi không được tiêu hóa hết thức ăn sẽ đẩy xuống ruột già, cơ chế phân hủy của vi khuẩn tại đây sẽ khiến khí có mùi hôi.

Cơ thể tích tụ quá nhiều không khí

Như đã nói ở trên, quá trình không khí đi vào cơ thể không thoát ra hết ở các hoạt động nhai, nuốt hoặc nói chuyện sẽ được thoát ra ngoài thông qua xì hơi. Tuy nhiên, việc xì hơi do cơ thể tích tụ không khí sẽ không bị “bốc mùi”.

  1. Thu nạp vào cơ thể nhiều đồ ăn nhanh.
  2. Uống nhiều nước ngọt có ga
  3. Nhai kẹo cao su nhiều.
  4. Đôi khi là do cơ thể gặp vấn đề liên quan tới hấp thụ một số chất dinh dưỡng

Thông thường, mỗi người sẽ có phản ứng cơ thể khác nhau với tùy từng loại thực phẩm khác nhau. Đối với người có vấn đề với việc tiêu hóa đường lactose trong sữa hoặc phải tiêu hóa những loại thực phẩm có chứa carbohydrate trong bánh mỳ, gạo, các loại ngũ cốc hay khoai tây có thể làm cho cơ thể khi xì hơi bị nặng mùi hơn người bình thường.

Đang bị bệnh

Không giống như việc cơ thể gặp vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng đã nêu ở trên. Việc cơ thể xì hơi nhiều và có mùi khó chịu cũng như tạo ra cảm giác đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy,… cũng là những dấu hiệu cơ bản biểu hiện cơ thể đang mắc phải những bệnh IBS hay Celiac.

nguyên nhân xì hơi

Nguyên nhân xì hơi nhiều, cách chữa bệnh xì hơi nhiều (Ảnh: Internet)

Tại sao xì hơi có mùi khó chịu?

Nguyên nhân xì hơi có mùi hôi thôi, khó chịu là do trong đại tràng có sự lên men của các vi khuẩn. Vì như định nghĩa xì hơi ở trên thì đây là một hiện tượng bình thường của quá trình tiêu hóa khỏe mạnh. Việc xì hơn cho thấy bạn đang có chế độ ăn uống khỏe mạnh, đủ chất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, xì hơi có mùi là dấu hiệu của các bệnh về đường tiêu hóa. Và nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh thì cần đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra, thăm khám.

Xì hơi bao nhiều lần một ngày là bình thường?

Theo bác sỹ Kyle Staller – chuyên khoa dạ dày của Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Mỹ cho biết: Thông thường một ngày mỗi người sẽ có khoảng từ 0.5 – 1.5 lít khí bị dư thừa ở trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên lượng khí khi bạn xì hơi ra mỗi ngày luôn luôn biến đổi nên không thể có được một câu trả lời chính xác cho câu hỏi xì hơi bao nhiêu lần một ngày là bình thường. Dù bạn là nam hay nữ thì cũng không ảnh hưởng đến việc xì hơi. Tuy nhiên, tần suất xì hơi tốt nhất cho cơ thể là dưới 20 lần/1 ngày.

Xì hơi nhiều là bệnh gì?

Về bản chất, việc xì hơi nhiều không phải là bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn bị xì hơi liên tục kèm nặng mùi và đau bụng, tiêu chảy, giảm cân không rõ lý do, đại tiện kèm máu hay buồn nôn, nôn thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh về đường ruột như: viêm loét đại tràng, tiêu chảy cấp, celiac đường ruột, IBS, viêm ruột, viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hội chứng kích thích ruột, rối loạn như động ruột,…

Nếu bạn bị viêm ruột già sẽ kèm thêm các triệu chứng: đau bụng, nóng, sốt, tiêu chảy,…

Hội chứng ruột bị kích thích cũng có thể gây ra xì hơi nhiều và liên tục, đi kèm với một số triệu chứng khác như: khó chịu ở bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, hoặc vừa tiêu chảy vừa táo bón.

Không xì hơi được phải làm sao?

Nếu không xì hơi được thì rất có thể bạn đang mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa như chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón,… Việc không thể xì hơi được sẽ khiến cho các khí độc tích tụ trong cơ thể không thể nào thoát ra được, về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thay đổi lại chế độ ăn uống hằng ngày một cách hợp lý.

xì hơi bao nhiêu lần một ngày là bình thường

Xì hơi bao nhiêu lần một ngày là bình thường? Táo bón xì hơi nhiều có làm sao không (Ảnh: Internet)

Làm sao để giảm việc xì hơi nhiều?

Có nên nhịn xì hơi không?

Theo những nghiên cứu của y bác sĩ, trừ khi bạn không thể xì hơi thì tuyệt đối không nên kiềm chế việc xì hơi khi cơ thể đang muốn. Có thể nói, nếu bạn cản trở điều này thì cơ thể sẽ bị tích khí lại dẫn đến cơ thể bị bất ổn định.

Hơn nữa, kể cả bạn có kiềm chế thì cơn xì hơi sẽ lại tới vào một lúc khác. Đặc biệt khi bạn kiềm chế nhiều lần thì mùi hôi và tiếng vang của xì hơi cũng sẽ nặng mùi và to hơn bình thường nhiều lần. Ngoài ra, việc giữ khí lại quá lâu trong cơ thể còn làm tăng nguy cơ bị đầy hơi làm cho dạ dày bị khó chịu.

Cách làm giảm việc xì hơi nhiều

Để giảm việc xì hơi nhiều bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:

  • Giảm lượng cacbonat tiêu thụ có trong bia rượu, đồ uống có cồn.
  • Giảm tiêu thụ tinh bột (carbohydrate) có trong khoai mì, ngũ cốc.
  • Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt vì đây là các thực phẩm dễ bị phân hủy, điều này khiến lượng khí trong cơ thể bạn tăng lên dẫn đến xì hơi nhiều hơn.
  • Xây dựng một chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin hay chất khoáng.
  • Ăn những loại trái cây như nho hay cam sẽ giúp bạn giảm tình trạng khó tiêu khá hiệu quả.
  • Uống nước chanh nóng, nước chanh có pha gừng để chống lại vi khuẩn ở trong thức ăn và giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.
  • Cân bằng chế độ nghỉ ngơi và làm việc, thư giãn đầu óc, giảm bớt stress sẽ giúp dạ dày điều tiết dịch vị, giảm axit, hỗ trợ giảm việc xì hơi nhiều.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa.

>>> Có thể bạn quan tâm: Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Cách xử lý khoai lang mọc mầm

Tạm kết

Hy vọng rằng thông qua bài viết trên các bạn đã hiểu biết thêm về một trong những trạng thái của cơ thể. Khi đã hiểu rõ được xì hơi là gì thì có thể thấy Xì hơi là một phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn xì hơi nhiều và nặng mùi cũng như gặp một số triệu chứng trên đây thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn sức khỏe nhé!

Jasmine Vu – duavang.net

5 / 5 ( 2 bình chọn )

Từ khóa » Xi Hoi Thoi La Benh Gi