Xiết ăn Răng Là Gì? 3 Cách Trị Xiết ăn Răng Tại Nhà Tốt & Hiệu Quả Nhất
Xiết ăn răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh gây cảm giác đau nhức, khó khăn trong ăn uống và gây hôi miệng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Bài viết sau của Nha khoa Paris sẽ giải đáp về nguyên nhân và cách khắc phục xiết ăn răng hiệu quả.
- 1. Xiết ăn răng là gì?
- 1.1. Nguyên nhân do đâu?
- 1.2. Triệu chứng bị xiết ăn răng sẽ như thế nào?
- 2. Bé 1 tuổi bị xiết răng có ảnh hưởng gì không
- 3. Hậu quả của xiết ăn răng
- 4. Cách chữa trị xiết ăn răng tại nhà cho người lớn và trẻ em
- 4.1. Chữa xiết răng với gừng và tỏi
- 4.2. Trị xiết ăn răng bằng tinh dầu oliu và dầu đinh hương
- 4.3. Điều trị bệnh xiết răng bằng hạt tiêu đen với húng quế
- 4.4. Điều trị bệnh xiết răng bằng bột nghệ
- 4.5. Điều trị xiết răng bằng lá trà xanh
- 5. Gợi ý những cách trị xiết ăn răng tốt nhất tại nha khoa
- 5.1. Tái khoáng mô răng bị xiết
- 5.2. Hàn trám răng
- 5.3. Nhổ răng
- 6. Trẻ bị xiết răng phải làm sao
- 7. Hướng dẫn phòng ngừa răng bị xiết cho trẻ
1. Xiết ăn răng là gì?
Xiết ăn răng là tình trạng răng bị tổn thương do vi khuẩn tấn công, xuất hiện những lỗ trên bề mặt răng. Vi khuẩn ban đầu tấn công men răng, sau đó sẽ xâm nhập vào ngà răng và cuối cùng là tủy răng (1).
Trẻ em trong giai đoạn từ 6 – 12 tuổi dễ bị xiết ăn răng vì thói quen ăn uống không lành mạnh và vệ sinh răng miệng sai cách. Nếu không điều trị kịp thời, xiết ăn răng sẽ lan ra các răng lân cận và để lại biến chứng nguy hiểm cho khoang miệng.
1.1. Nguyên nhân do đâu?
Tình trạng xiết ăn răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: vệ sinh răng miệng sai cách, thói quen ăn uống không tốt, thiếu hụt dinh dưỡng, men răng yếu và các thói quen xấu (2).
– Vệ sinh răng miệng sai cách: Lười vệ sinh răng miệng, không loại bỏ mảng bám và vi khuẩn triệt để. Chúng sẽ ăn mòn men răng và tấn công răng, gây xiết ăn răng.
– Thói quen ăn uống không tốt: Ăn uống nhiều đồ ngọt, đồ uống có gas, sẽ biến đổi thành axit bào mòn men răng, gây sâu răng tiến triển chậm.
– Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu các vitamin và khoáng chất, nhất là Flour và Canxi sẽ khiến răng yếu đi, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công răng gây sâu răng.
– Men răng yếu: Người có tình trạng thiếu men răng do bẩm sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công dễ dàng và gây sâu răng nhanh chóng.
– Các thói quen xấu: Trẻ nhỏ có thói quen ngậm cơm hay cơm không kỹ khiến mảng bám thức ăn dễ bám vào răng, gây xiết ăn răng.
Ngoài ra các thói quen như nghiến răng khi ngủ, mút tay, nhai cắn đồ vật cứng,… cũng khiến răng bị mài mòn, dẫn đến xiết ăn răng.
1.2. Triệu chứng bị xiết ăn răng sẽ như thế nào?
Triệu chứng bị xiết răng ở mỗi giai đoạn sẽ có sự khác nhau. Một số người sẽ cảm thấy rất đau nhức, cực kỳ khó chịu nhưng có những người lại không hề có triệu chứng đó.
Giai đoạn 1 – Xiết răng nhẹ: Đây là giai đoạn bệnh lý mới khởi phát nên chưa có nhiều triệu chứng rõ rệt.
– Quan sát kỹ trên bề mặt men răng sẽ thấy những đốm trắng hoặc ngả vàng
– Chưa có cảm giác khó chịu, nên vẫn ăn uống và sinh hoạt như bình thường
Giai đoạn 2 – Xiết răng tiến triển: Vi khuẩn đã tấn công mạnh hơn và cấu trúc răng và tình trạng bệnh đang có xu hướng chuyển sang thể nặng.
– Hình thành các lỗ sâu màu đen trên bề mặt răng
– Xuất hiện các cơn đau gây khó chịu, nhất là khi ăn uống và vệ sinh răng miệng
– Đối với trẻ em còn có triệu chứng chán ăn, quấy khóc và sốt
– Hôi miệng
Giai đoạn 3 – Xiết răng nặng: Vi khuẩn đã phá hủy xuống các tổ chức phía dưới.
– Răng gần như bị phá hủy toàn bộ, chỉ còn lại phần chân răng
– Cơn đau xuất hiện liên tục, mức độ có xu hướng ngày càng gia tăng
– Mô nướu xung quanh bị sưng đỏ, thậm chí có mủ
– Có thể bị đau nhức thái dương và thân nhiệt tăng cao
– Mùi hôi miệng khó chịu
2. Bé 1 tuổi bị xiết răng có ảnh hưởng gì không
Trẻ bị xiết ăn răng khiến cơ thể khó chịu, thường xuyên quấy khóc làm giãn đoạn giấc ngủ. Đau răng làm trẻ biếng ăn, thiếu chất dinh dưỡng và suy giảm sức đề kháng. Vi khuẩn từ sâu răng cũng có thể lây lan rộng, gây viêm nhiễm trong khoang miệng và các cơ quan khác trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
3. Hậu quả của xiết ăn răng
Xiết ăn răng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều hệ lụy như: Bệnh lý răng miệng, nguy cơ mất răng và ảnh hưởng sức khỏe tổng thể (4).
– Phát triển bệnh lý răng miệng: Vi khuẩn, dẫn đến viêm nướu, chảy máu chân răng và áp xe răng.
– Nguy cơ mất răng: Vi khuẩn ăn sâu vào đáy chân răng, hình thành các ổ viêm nhiễm. Chân răng bị tổn thương cần được loại bỏ để ngăn ngừa lây lan bệnh.
– Ảnh hưởng sức khỏe tổng thể: Răng bị tổn thương sẽ khiến việc ăn nhai khó khăn hơn, cơ thể mệt mỏi, thiếu dưỡng chất. Thức ăn không được nghiền nhỏ đúng cách còn gây bệnh lý về đường tiêu hóa.
4. Cách chữa trị xiết ăn răng tại nhà cho người lớn và trẻ em
Người lớn và trẻ em đều có thể chữa xiết răng ở nhà bằng những nguyên liệu hết sức đơn giản, giá rẻ như gừng, tỏi, bột nghệ, tinh dầu, trà xanh,…
4.1. Chữa xiết răng với gừng và tỏi
Trong gừng chứa các chất như tecpen, men zingibain, oleoresin có công dụng kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Khi tỏi kết hợp với gừng sẽ tăng hiệu quả trị đau răng, ngăn ngừa và giảm tình trạng xiết ăn răng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Giã nát gừng và vài tép tỏi.
Bước 2: Dùng gừng và tỏi đã giã nát đắp lên vùng răng bị sâu.
Bước 3: Để khoảng 5 phút thì súc miệng lại sạch bằng nước.
4.2. Trị xiết ăn răng bằng tinh dầu oliu và dầu đinh hương
Thành phần phytochemicals trong dầu oliu có khả năng kháng viêm, giảm đau nhanh chóng. Hoạt chất Oleocanthal trong dầu oliu còn sở hữu công dụng hoạt động như ibuprofen và thuốc chống viêm giúp chữa bệnh xiết răng hiệu quả.
Trong đinh hương chứa rất nhiều eugenol, là chất gây tê tự nhiên rất mạnh, vừa có tác dụng gây tê dây thần kinh vừa giảm đau hiệu quả. Eugenol còn có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm tốt giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
Khi kết hợp dầu oliu và tinh dầu đinh hương sẽ có ngay giải pháp trị xiết răng tại nhà hiệu quả.
Cách thực hiện:
Bước 1: Trộn dầu oliu và tinh dầu tinh hương với tỷ lệ 1:2.
Bước 2: Dùng tăm bông chấm hỗn hợp trên lên vùng răng bị xiết.
Bước 3: Giữ nguyên khoảng 5 phút sau đó súc miệng sạch với nước ấm.
4.3. Điều trị bệnh xiết răng bằng hạt tiêu đen với húng quế
Hạt tiêu đen có khả năng chống sưng viêm, còn lá húng quế sẽ hạn chế sự tăng sinh của các vi khuẩn gây hại có trong khoang miệng. Kết hợp hai nguyên liệu trên lại với nhau sẽ giúp giảm các cơn đau, đồng thời còn loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.
Cách thực hiện:
Bước 1: Lấy vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát với vài hạt tiêu đen.
Bước 2: Nghiền nguyên liệu đến khi thu được hỗn hợp có dạng sền sệt.
Bước 3: Dùng hỗn hợp trên đắp trực tiếp lên vùng răng đang bị xiết và giữ trong 5 phút.
Bước 4: Súc miệng với nước ấm để làm sạch miệng.
4.4. Điều trị bệnh xiết răng bằng bột nghệ
Curcuminoid có trong nghệ giúp làm giảm sưng tấy và đau nhức ở chân răng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Sử dụng nghệ để chữa sâu răng có thể mang lại hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
Cách thực hiện:
Bước 1: Dùng bột nghệ nguyên chất hòa với một ít nước lọc thành hỗn hợp đặc sệt.
Bước 2: Dùng hỗn hợp trên đắp lên vùng răng đang bị sâu.
Bước 3: Để hỗn hợp trên răng cho tới khi cơn đau nhức thuyên giảm thì súc miệng sạch với nước.
4.5. Điều trị xiết răng bằng lá trà xanh
Trà xanh chứa hợp chất polyphenol antioxidant có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus mutans – nguyên nhân chính gây ra sự hình thành mảng bám trên răng và lưỡi.
Ngoài ra, trà xanh cũng có tác dụng làm giảm mức độ vi khuẩn và axit trong khoang miệng, từ đó giúp ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và vi khuẩn gây sâu răng.
Chỉ cần uống trà xanh hoặc súc miệng bằng nước trà xanh hàng ngày sẽ giúp giảm những cơn đau răng và ngăn ngừa bệnh lý chuyển biến nhanh hơn, nặng hơn.
5. Gợi ý những cách trị xiết ăn răng tốt nhất tại nha khoa
Các cách trị xiết ăn răng triệt để tại nha khoa là: tái khoáng mô răng bị xiết, hàn trám răng và nhổ răng.
5.1. Tái khoáng mô răng bị xiết
Bị xiết răng trong giai đoạn bệnh lý mới khởi phát thì có thể áp dụng tái khoáng mô răng để điều trị.
Bác sĩ sẽ dùng các dung dịch tái khoáng chứa canxi và flour đặt vào vị trí mô răng bị ăn mòn. Từ đó giúp ngăn chặn sự tăng sinh nhanh chóng của vi khuẩn, đồng thời tái tạo phần men răng bị tổn thương.
5.2. Hàn trám răng
Trám răng được chỉ định khi xiết răng ở mức độ tiến triển, răng bị ăn mòn khoảng không nhiều.
Bác sĩ sẽ sử dụng những loại vật liệu nha khoa chuyên dụng như Composite, Amalgam,… để đắp một phần hoặc toàn phần ở vùng răng bị sâu răng. Miếng hàn sẽ lấy lại vẻ thẩm mỹ bên ngoài cho răng và ngăn ngừa được tình trạng bệnh lý tiến triển nặng hơn.
5.3. Nhổ răng
Khi răng đã bị xiết rất nặng, gần như vi khuẩn đã ăn mòn toàn bộ phần thân răng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng.
Nhổ răng bị sâu sẽ ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây hại sang các vùng xung quanh. Với trường hợp răng sâu là răng vĩnh viễn thì cần phải tiến hành phục hình răng giả lại để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về lâu dài.
6. Trẻ bị xiết răng phải làm sao
Trẻ bị xiết răng sẽ cần trám răng và bọc răng sứ để khắc phục trong trường hợp nhẹ. Với trường hợp răng bị sâu răng nặng, cần nhổ bỏ răng để hạn chế nhiễm trùng các mô nướu xung quanh, đồng thời không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn trong tương lai.
7. Hướng dẫn phòng ngừa răng bị xiết cho trẻ
Tình trạng răng bị xiết thường xảy ra rất nhiều ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2 – 7 tuổi. Để phòng ngừa tình trạng cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:
– Tạo cho bé thói quen đánh răng ít nhất là hai lần hàng ngày, đánh răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm. Lưu ý là hướng dẫn bé cách đánh răng theo chiều dọc hoặc với chuyển động xoay tròn
– Dùng kem đánh răng và nước súc miệng dành riêng cho trẻ theo từng độ tuổi
– Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường như khoai tây chiên, bánh kẹo, nước ngọt,…
– Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D cho trẻ trong thực đơn hàng ngày như trứng, cá, sữa,… giúp răng luôn chắc khỏe
– Cho trẻ thăm khám răng miệng định kỳ tại nha khoa uy tín 6 tháng/lần để chăm sóc và phòng ngừa sâu răng
Với những thông tin được Nha khoa Paris chia sẻ, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng xiết ăn răng. Tuy là bệnh lý quen thuộc, nhưng không được chủ quan trong việc phòng ngừa và điều trị xiết răng. Phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm.
Từ khóa » Siết Răng ở Trẻ
-
Cách điều Trị Xiết ăn Răng ở Trẻ Em An Toàn, Hiệu Quả Cao | Vinmec
-
Xiết ăn Răng ở Trẻ Em: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Xiết ăn Răng Là Gì? Bé Bị Xiết ăn Răng Phải Làm Sao? - Nha Khoa Trẻ
-
Xiết ăn Răng ở Trẻ Em Là Gì? Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Xiết ăn Răng Là Gì? Cách Trị Xiết Răng Tại Nhà ở Trẻ Em, Người Lớn
-
Hướng Dẫn Cách Xử Lý Xiết ăn Răng ở Trẻ - Nha Khoa Platinum
-
Cách điều Trị Xiết ăn Răng ở Trẻ Em An Toàn, Hiệu Quả Cao
-
Cách điều Trị Xiết ăn Răng ở Trẻ Em An Toàn, Hiệu Quả Cao - Bệnh Viện ...
-
Xiết Ăn Răng Ở Trẻ Em Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An ...
-
Bé Mới Mọc được 6 Cái Răng Thì đã Bị “xiết ăn” Cả, Giờ Tôi Phải Làm Sao?
-
Xiết ăn Răng Là Gì? - AloBacsi
-
Xiết ăn Răng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Xiết ăn Răng
-
Từ A-Z Thông Tin Về Xiết ăn Răng ở Trẻ Em Phụ Huynh Cần Biết