Xiết ăn Răng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Xiết ăn Răng

Nha khoa Navii có tiếp nhận rất nhiều thông tin từ phía khách hàng về tình trạng xiết ăn răng. Nhiều người vẫn còn khá mơ hồ về tình trạng này và không biết nó là dạng bệnh gì, có nguy hiểm không và điều trị ra sao? Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể về vấn đề này.

I. Xiết ăn răng là gì?

xiet-an-rang-la-gi
Xiết ăn răng là gì?

Xiết ăn răng (nhiều người cũng gọi là siết ăn răng) là một cách gọi khác của tình trạng sâu răng. Tình trạng này được nhận biết thông qua 1 số dấu hiệu như:

+ Xuất hiện những chấm tròn màu trắng sữa hoặc đen trên thân răng

+ Những cơn đau nhức thường xuyên làm phiền bạn

+ Răng nhạy cảm đặc biệt là khi ăn đồ ngọt hoặc đồ chua

xiet-an-rang-2
Đốm tròn màu trắng – biểu hiện đầu tiên của sâu răng

Ngoài ra, tình trạng này xuất hiện nhiều nhất ở trẻ nhỏ, biểu hiện thường thấy nhất là tình trạng quấy khóc, chán ăn và mệt mỏi. Phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng răng miệng của trẻ để phát hiện sớm tình trạng bệnh.

2/ Nguyên nhân gây ra tình trạng xiết ăn răng

Xiết ăn răng gây ra bởi những nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

+ Vệ sinh răng miệng sai cách

Đa số người Việt Nam đều có thói quen chải răng sai cách – chải ngang thân răng với lực rất mạnh vì nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để làm sạch răng. Tuy nhiên, hành động này lặp lại thường xuyên sẽ khiến phần cổ răng bị mòn đi, lộ ngà răng và đây chính là nguyên nhân chính gây sâu răng.

xiet-an-rang-3
Chải răng quá mạnh theo chiều ngang đang khiến răng yếu đi từng ngày

Bên cạnh đó, việc lười vệ sinh răng miệng hàng ngày hay không kết hợp thêm những phương pháp vệ sinh răng miệng khác (như dùng chỉ nha khoa hay nước súc miệng chuyên dụng) cũng khiến vi khuẩn phát sinh với tốc độ chóng mặt, gây ra hậu quả nghiêm trọng.

+ Thói quen ăn nhai xấu

“Kẻ thù” đáng gờm nhất đối với răng miệng là đồ ngọt và tinh bột, nhưng không thể phủ nhận một điều là bạn không thể thiếu nhóm thực phẩm này trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Vi khuẩn vốn dĩ đã luôn có sẵn trong khoang miệng nên khi gặp mảng bám thức ăn như tinh bột hoặc đường chúng sẽ phân hủy và tạo nên acid ăn mòn men răng.

Đối với những người thường xuyên ăn đồ ngọt vào buổi tối hoặc ăn lượng đồ ngọt quá nhiều trong ngày mà không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ có nguy cơ cao bị xiết ăn răng. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ – đối tượng đặc biệt thích đồ ngọt.

xiet-an-rang-4
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị xiết ăn răng

+ Men răng yếu

Men răng là phần cứng chắc nhất trên thân răng, có nhiệm vụ bảo vệ ngà răng và tủy răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Tuy nhiên, nhiều người có tình trạng men răng yếu bẩm sinh nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công, ngay cả khi có chế độ chăm sóc răng miệng tốt và không tránh được tình trạng xiết răng, thậm chí là nhiều lần.

3/ Siết ăn răng có nguy hiểm không?

Xiết ăn răng là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, hầu như ai cũng đã từng mắc phải và có nguy cơ mắc phải. Nếu không điều trị kịp thời, siết răng sẽ khiến bạn gặp phải rất nhiều rắc rối:

+ Gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn nhai hàng ngày

+ Vi khuẩn ăn sâu vào tủy răng gây viêm tủy (hoặc chết tủy), nghiêm trọng hơn có thể lan xuống cả vùng xương hàm

xiet-an-rang-5
Xiết răng đang tấn công dần vào tủy răng bên trong

+ Vi khuẩn lan rộng ra toàn hàm, có thể gây xiết răng (sâu răng) toàn hàm

+ Nếu không được điều trị kịp thời, răng sẽ bị hoại tử, gây biến chứng áp xe răng, nang quanh chóp vô cùng nguy hiểm.

+ Mất răng vĩnh viễn có thể xảy ra nếu xiết răng ăn mòn toàn bộ thân răng, không có khả năng khôi phục.

+ Đối với những người có nền bệnh lý như tiểu đường hay tim mạch, xiết răng sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

+ Đối với phụ nữ có bầu, xiết răng có thể dẫn đến sinh non hoặc dị tật thai nhi

+ Đối với trẻ nhỏ, răng sữa bị siết ăn răng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

+ Đáng báo động nhất là trường hợp nhiễm trùng huyết và nghẽn mạch xoang ở não gây tử vong do siết răng chuyển biến nặng.

xiet-an-rang-6
Xiết răng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nếu không điều trị kịp thời

Bạn có thể dễ dàng điều trị xiết ăn răng ngay từ bệnh mới chớm hình thành thay vì trì hoãn việc điều trị và phải đối mặt với hàng loạt vấn đề liệt kê bên trên.

4/ Điều trị xiết răng như thế nào?

Bằng sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện đại, tình trạng xiết ăn răng sẽ có thể dễ dàng được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cũng như đảm bảo chi phí điều trị hợp lý, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng và mức độ xiết răng cụ thể để đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.

+ Tái khoáng men răng với trường hợp xiết răng nhẹ (mới chớm hình thành). Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng cách đưa florua lên răng dưới dạng chất lỏng, gel, bọt hoặc vecni nhằm khôi phục lại men răng bị tổn thương, chúng có thể đảo ngược tình trạng bệnh ở giai đoạn rất sớm.

+ Trám răng hoặc bọc răng sứ trong trường hợp xiết răng nặng. Xiết răng đã hình thành lỗ lớn hoặc phá hủy men răng thì việc làm sạch hoàn toàn khoang vi khuẩn trên thân răng là rất cần thiết. Sau khi làm sạch, thân răng sẽ xuất hiện một lỗ hổng và bác sĩ sẽ cần thực hiện trám bít lại để che lỗ hổng đó và ngăn vi khuẩn hình thành trở lại.

Bạn có thể thực hiện bọc răng sứ để bảo vệ toàn diện thân răng sau khi điều trị sâu răng. Phương pháp này vừa khôi phục tính thẩm mỹ, vừa có thể giúp thân răng cứng cáp và bền chắc hơn.

xiet-an-rang-7
Khách hàng trước và sau khi bọc răng sứ khắc phục xiết răng

+ Nhổ răng đối với trường hợp xiết răng nặng và không thể hồi phục. Nếu không loại bỏ hoàn toàn chiếc răng này, vi khuẩn sẽ nhanh chóng lan sâu xuống bên dưới và lan sang những răng bên cạnh. Sau khi nhổ bỏ răng bị xiết, bạn cần thực hiện trồng lại răng mới theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo ăn nhai và ngăn tình trạng tiêu xương hàm.

Để được tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị xiết ăn răng, bạn có thể liên hệ đến hotline 024.3747.8292, các bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn giải đáp mọi vấn đề trong thời gian sớm nhất!

Rate this post

Từ khóa » Siết Răng ở Trẻ