"Xin Cám ơn Những Ngày Gian Khổ" - Báo Yên Bái
Có thể bạn quan tâm
Lúc bấy giờ, cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở vào thời kỳ quyết liệt, máy bay giặc điên cuồng bắn phá ngày đêm. Bầu trời Yên Bái không ngày nào không có tiếng gầm rú của Thần Sấm, Con Ma cùng tiếng nổ chát chúa của đạn súng phòng không.
Sơ tán trong rừng Thanh Hùng của xã Tân Thịnh (thành phố Yên Bái), lớp học phải đắp bờ lũy xung quanh theo kiểu nhà hầm nửa chìm nửa nổi. Thế hệ những người thầy giáo đi trước như anh Phạm Duy Tính, Nguyễn Đình Lưu, Nguyễn Bảo Cử, Lê Đình Tấn, Nguyễn Đắc Tôn...; còn hầu hết là sinh viên vừa tốt nghiệp khóa I,II,III của Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc như anh Nguyễn Văn Thi, Hà Kim Thuý, chị Đặng Thị Hạnh Phúc, Trần Thị Khang...
Gian khổ và vất vả lắm, nhất là những ngày mưa dầm gió bấc, đường ngập ngụa bùn càng thương học sinh cắp sách đến trường trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Nhưng cũng chính ngày ấy, tình cảm đồng nghiệp, thầy trò sao mà đầm ấm và trong sáng!
Là giáo viên tập sự, tôi được nhà trường bố trí dạy và làm chủ nhiệm lớp đầu cấp. Tuổi đời lúc ấy còn trẻ, đôi lúc không khỏi ngại ngùng trước đám học trò. Hồn nhiên thật đấy nhưng cũng tinh nghịch đến tai quái! Có học sinh liều lĩnh chơi trò dán đuôi cho thầy cô giáo khi vô tình quay mặt về phía bảng đen, để rồi cả lớp khúc khích cười. Bây giờ ngẫm lại càng thấu hiểu câu “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” là vậy.
Được cái học thì ít khi phải chê một tiếng “lười”. Phải thế chăng mà lắm anh chị học hành giỏi giang, thành đạt trên nhiều lĩnh vực của đời sống để tô thắm thêm bảng vàng thành tích của nhà trường? Còn những người thầy giáo chúng tôi thì chỉ chuyên tâm vào dạy học.
Giữa rừng già, ngày lên lớp, tối soạn giáo án và niềm vui duy nhất là quây quần bên bếp lửa mở ra-đi-ô nghe tin chiến thắng trên các chiến trường. Tài sản cá nhân sao cũng giống nhau: tấm phản nằm, chiếc bàn làm việc và túi ba lô quần áo để có thể di chuyển bất cứ lúc nào. Sự câu thúc của nghề nghiệp khiến người nào người nấy chăm chỉ đọc sách. Văn hóa đọc đến với thầy giáo, học trò một cách tự giác, cuốn hút, say mê.
Thói quen học tập cũng tự hình thành chứ chẳng phải đại ngôn “học tập suốt đời” như một số người mà tay chưa một lần mở cuốn sách trăm trang. Nguồn sách là thư viện nhà trường, thư viện tỉnh, thậm chí thầy trò trao đổi cho nhau. Sau này gặp lại, nhiều học sinh qua các thế hệ vẫn giữ được thói quen đọc sách, đáng quý biết bao! Sách mở ra trước mắt chúng tôi một chân trời mới khi công nghệ thông tin chưa phát triển, để góp phần làm nên nhiều sáng tạo trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.
So với 50 năm xây dựng và phát triển của nhà trường thì những ngày này chỉ là gang tấc nhưng dù sao nó vẫn là mốc thời gian đáng nhớ để tất cả ai đã trải qua, chưa trải qua ghi nhận như một kỷ niệm khó quên.Riêng tôi thì nhớ như từng thuộc câu thơ của nhà thơ Dương Hương Ly: “Xin cám ơn những ngày gian khổ, Những ngày rét cho ta tìm ra lửa... Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui”.
Nguyễn Thế Quynh
Từ khóa » Xin Cảm ơn Những Ngày Gian Khổ đọc Hiểu
-
Xin Cảm ơn Những Ngày Gian Khổ Những Ngày Rét Khiến Ta Tìm Ra Lửa ...
-
Xin Cảm ơn Những Ngày Gian Khổ Những Ngày ...
-
ĐẺ THI THỬ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn Trích - Hoc24
-
Xin Cảm ơm Những Ngày Gian Khổ. Những Ngày Rét Khiến Ta Tìm Ra ...
-
ĐẺ THI THỬ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn Trích - Olm
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn Chọn Lọc Số 13 - Tài Liệu Text
-
Đọc Hiểu Bài Ngôi Nhà Của Mẹ Hay Nhất Thi THPT Quốc Gia
-
(DOC) THI THPTQG | Nam Hà
-
Đề Thi Tuyển Sinh Vào Lớp 10 Môn Văn Năm 2020 Tiền Giang
-
Đề Số 65 - Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn
-
[PDF] TUYỂN TẬP 101 ĐỀ ĐỌC HIỂU CÓ ĐÁP ÁN
-
[DOC] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Trường THPT Trần Nhân Tông
-
Theo Chân Bác - Tố Hữu - UBND Tỉnh Quảng Bình
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Văn, đề 38