Xin Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
Có thể bạn quan tâm
- info@luathungthang.com
- 19000185
- T2 - T6: 8.00 Sáng – 5.00 Chiều | T7: 8.00 Sáng - 12.00 Trưa | Chủ nhật: Đóng cửa
- Tư vấn miễn phí
- Trang chủ
- Tư Vấn Pháp Luật
- Tư vấn luật doanh nghiệp
- Xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Chủ đề liên quan
Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…
Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như thế nào?
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được coi như giấy khai sinh của Công ty/Doanh…
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
Mã số 10-MST Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế là mẫu giấy chứng nhận về đăng k…
Vốn đăng ký kinh doanh là gì?
Vốn đăng ký kinh doanh hay còn gọi là vốn điều lệ. Những lưu ý quan trọng khi đă…
Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp mới thành lập
Hiện nay để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường, nhà nước đã có nhiều…
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Hãy cùng Công ty Luật Hùng Thắng tìm hiểu các quy định của pháp luật về điều kiện và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Căn cứ theo quy định Luật an toàn thực phẩm 2010 và Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
1. Những đối tượng không thuộc diện xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định những Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
“1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.”
Các cơ sở quy định ở trên tuy không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng phải tuyệt đối phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Điều 35 Luật An toàn thực phẩm quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
“Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.”
Cụ thể:
Ngành Y tế chịu trách nhiệm
- Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.
- Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Ngành Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm
- Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối.
- Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.
- Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Ngành Công thương chịu trách nhiệm
- Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.
- Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
3. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
- Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ Chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
- Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
- Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khỏe, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
4. Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Bước 1: Nộp Hồ sơ xin Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Thẩm xét hồ sơ
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm xét hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;
- Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ, nếu cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ huỷ hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định cơ sở
Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có Quyết định thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định tại thực địa. Đối với cơ sở đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Bước 4: Trả giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.
27/01/2021 Lịch trình choTư vấn miễn phí
Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa.. Gọi ngay: 19000185 Hướng Dẫn Thành Lập Công Ty Dịch Vụ Luật Sư Hình Sự Tư vấn luật đất đai Tư vấn điều kiện để hưởng đặc xá và án treo Tư Vấn Giải Pháp Xử Lý Công Nợ Tư Vấn Luật Hôn Nhân Gia Đình Luật Kinh Doanh Thương Mại Dịch Vụ Tư Vấn Doanh Nghiệp Tư Vấn Hợp Đồng Tư Vấn Luật Lao Động Luật Sư Hành Chính Tư Vấn Đầu Tư - Dự Án Gửi tin nhắn19000185
Tìm kiếmTừ khóa » Sơ Chế Nhỏ Lẻ Là Gì
-
Xác Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Hộ Kinh Doanh - AZLAW
-
Những điểm Mới Trong Thông Tư Số 17/2018/TT-BNNPTNT Của Bộ ...
-
Cơ Sở Kinh Doanh Nhỏ Lẻ Không Cần Phải Có Giấy Chứng Nhận Vsattp
-
Cơ Sở Kinh Doanh Nhỏ Lẻ Là Gì - HTTL
-
Hộ Kinh Doanh Nhỏ Thế Nào Thì Không Phải Làm VSATTP - WIKI LUẬT
-
Hộ Kinh Doanh Là Cơ Sở Sản Xuất Thực Phẩm Thì Có Cần Xin Giấy ...
-
Cơ Sở Kinh Doanh Thực Phẩm Nhỏ Lẻ Có Cần Xin Giấy Phép VSATTP
-
Cơ Sở Sản Xuất, Kinh Doanh Thực Phẩm Không Thuộc đối Tượng Phải ...
-
10 CƠ SỞ KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ...
-
Cơ Sở Không Thuộc Diện Cấp Giấy Chứng Nhận Cơ Sở đủ điều Kiện ...
-
Cơ Sở Sản Xuất, Kinh Doanh Thực Phẩm Có Giấy Chứng Nhận đăng Ký ...
-
Bản Cam Kết An Toàn Thực Phẩm Cơ Sở Sản Xuất Kinh Doanh Nhỏ Lẻ
-
Sản Xuất Tại Nhà, Nên Thành Lập Doanh Nghiệp Hay Hộ Kinh Doanh?
-
Cơ Sở Sản Xuất, Kinh Doanh Thực Phẩm Nhỏ Lẻ Là Gì?
-
Đối Tượng Nào Phải Có Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm?
-
Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Là Gì
-
Đơn Giản Hóa Tthc Về An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
-
Những Cơ Sở Sản Xuất, Kinh Doanh Thực Phẩm “nhỏ Lẻ” Có Cần đáp ...
-
Kinh Doanh Thực Phẩm Năm 2022 - Luật Quốc Bảo